Quốc gia có thể trở thành thách thức kinh tế với châu Âu trong năm 2025
Trong năm 2025, dự báo Trung Quốc sẽ là một thách thức kinh tế lớn đối với châu Âu, khi nước này nhắm tới thị trường Liên minh châu Âu (EU) do gặp vấn đề về dư thừa năng suất và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô năng lượng mới tại An Huy, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Nhận định trên được các chuyên gia kinh tế đưa ra tại một sự kiện của tổ chức tư vấn Đức vào ngày 15/1.
Tại hội nghị Dự báo Trung Quốc lần thứ 6 do Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics) tổ chức, các chuyên gia nhận định rằng những khó khăn trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể tạo áp lực, khiến các nhà sản xuất Trung Quốc phải xuất khẩu lượng hàng tồn kho sang châu Âu với mức giá rẻ.
Tuy nhiên, các thành viên tham dự hội nghị trực tuyến vẫn tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục là đồng minh của châu Âu, bất chấp mọi ẩn số xung quanh chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Diễn giả hội nghị Julia Friedlander, Tổng giám đốc của Atlantik-Brucke, một tổ chức vận động cho quan hệ Đức – Mỹ, cho rằng Trung Quốc đang đặt ra thách thức cạnh tranh lâu dài và chiến lược, với tham vọng vượt qua châu Âu. Theo bà, Trung Quốc đang nỗ lực mạnh mẽ để trở nên vượt trội hơn châu Âu trong các ngành công nghiệp chủ chốt, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện và công nghệ cao.
Bà Elena Suarez Sanchez, cố vấn cấp cao của BusinessEurope, cảnh báo Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dư thừa năng suất trong năm nay, dẫn đến việc một số hàng xuất khẩu của nước này có thể bị đổ dồn sang EU, nơi khó có thể tiêu thụ hết.
Theo số liệu hải quan từ cả hai phía, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và EU năm ngoái đạt 762 tỷ USD vào năm ngoái, chỉ tăng 1,6% so với năm 2023.
Cả Trung Quốc và châu Âu đều là những nhà sản xuất và tiêu thụ xe điện lớn. Việc Trung Quốc ồ ạt xuất khẩu xe điện sang châu Âu đã khiến EU tiến hành điều tra chống trợ cấp và vào tháng 10/2024, áp thuế lên tới 35,3% đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Video đang HOT
Phản ứng trước động thái này, Bắc Kinh gọi đây là động thái “cạnh tranh không lành mạnh” và đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời áp thuế đối với rượu mạnh nhập khẩu từ châu Âu. Bắc Kinh cũng đang xem xét việc tăng thuế đối với các loại xe động cơ lớn của châu Âu.
EU hiện cũng đang tiến hành các cuộc điều tra riêng đối với pin mặt trời và tàu hỏa từ Trung Quốc.
Cảng hàng hóa tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Matt Turpin, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Hoover ở Mỹ, đề xuất rằng Trung Quốc nên thúc đẩy tiêu dùng nội địa bằng cách “trao quyền kiểm soát” kinh tế cho người dân. Ông cho rằng nếu không có thay đổi này, nền kinh tế toàn cầu có thể gặp rủi ro, và mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc sẽ càng trở nên căng thẳng.
Bà Suarez tại BusinessEurope nhận định rằng Mỹ sẽ tiếp tục là một trong những đồng minh quan trọng của EU. Bà cũng cảnh báo rằng cả hai phía đều đối mặt với thách thức lớn từ Trung Quốc.
Bà Suarez cũng cho biết nhiệm kỳ thứ hai của ôngTrump đi kèm với nhiều ẩn số, đặc biệt là trong việc định hình chính sách đối ngoại của ông.
Kết quả khảo sát do Merics công bố cho thấy 2/3 trong số 843 chuyên gia từ 58 quốc gia dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2025 sẽ dưới 5%. Hơn 40% số người tham gia khảo sát cho rằng các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản nội địa là rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc đang đối mặt.
Trước những thách thức tiềm ẩn này, chuyên gia Friedlander khuyến nghị 27 quốc gia thành viên EU nên hợp tác chặt chẽ hơn với Brussels.
Trong khi đó, 70% số người trả lời khảo sát tin rằng Trung Quốc sẽ hướng chính sách đối ngoại năm 2025 của mình vào việc tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài phương Tây, và sẽ tìm cách phát triển quan hệ gần gũi hơn với Hungary, một thành viên EU có thái độ thân thiện với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.
EU phác thảo lộ trình đàm phán kết nạp Ukraine
Quan chức EU nêu ra các bước mà liên minh này có thể tiến hành đàm phán với Ukraine trong năm 2025 liên quan tới việc kết nạp Kiev vào khối.
Bà Marta Kos (Ảnh: AFP).
Marta Kos, Ủy viên châu Âu phụ trách mở rộng, tin rằng chương đầu tiên và chương 31 trong quá trình đàm phán về việc Ukraine gia nhập EU có thể được mở ra vào năm 2025.
Bà Kos đưa ra phát biểu trên hôm 14/1 tại Brussels, Bỉ trong cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại Nghị viện châu Âu.
Theo quan chức EU, khi bà trò chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông đã đề nghị mở tất cả các chương của quá trình đàm phán trong năm nay, nhấn mạnh rằng Kiev "muốn điều đó và sẽ làm được".
"Khi tôi nghe điều này lần thứ hai, tôi đã nói rằng không chỉ đơn thuần là mở các chương, mà quan trọng hơn là đóng chúng lại. Ukraine đang có tiến bộ với hoạt động cải cách, nhưng họ cần cải cách bền vững. Chúng tôi ủng hộ họ", bà giải thích.
Theo bà, có khả năng trong năm nay, EU sẽ mở chương 1 và chương 31 liên quan tới chính sách đối ngoại.
"Điều này có thể xảy ra nếu họ thực hiện những gì đã hứa và nếu chúng ta có quy trình thành công trong Hội đồng châu Âu", bà cho biết.
Bà giải thích rằng "quy trình thành công trong Hội đồng" có nghĩa là sự ủng hộ nhất trí của các quốc gia thành viên đối với từng quyết định cần thiết trong quá trình đàm phán.
Bà Kos nhấn mạnh rằng quá trình gia nhập không chỉ là công việc của riêng bà hoặc của Ủy ban châu Âu, mà phần lớn còn phụ thuộc vào lựa chọn và quyết định của các quốc gia thành viên.
Trong quá trình đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU), "chương" (chapters) là các lĩnh vực cụ thể của luật pháp, chính sách và quy định mà một quốc gia ứng cử viên phải điều chỉnh và tuân thủ để phù hợp với các tiêu chuẩn của EU.
EU chia quá trình đàm phán thành 35 chương, mỗi chương đại diện cho một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông người lao động, luật cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, chính sách thương mại quốc tế, thuế quan, chính sách đối ngoại, an ninh quốc phòng...
Để mở một chương, quốc gia ứng cử viên phải đạt đủ các điều kiện cơ bản để bắt đầu đàm phán về một lĩnh vực cụ thể. EU xem xét sự tiến bộ trong cải cách, chính sách và luật pháp trước khi chấp thuận.
Sau khi đàm phán hoàn tất và quốc gia ứng cử viên đáp ứng tất cả tiêu chuẩn của EU trong lĩnh vực đó, chương này sẽ được "đóng lại".
Các chương này đóng vai trò như lộ trình để quốc gia ứng cử viên thực hiện cải cách, bảo đảm hội nhập một cách bền vững và tuân thủ các giá trị cốt lõi của EU. Mỗi chương phải được các quốc gia thành viên EU nhất trí thông qua để tiến tới bước tiếp theo.
Ngày 17/12/2024, Tổng thống Zelenskyy cho biết Ukraine đặt mục tiêu mở ít nhất 2 chương trong các cuộc đàm phán gia nhập EU vào năm 2025.
Olha Stefanishyna, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu, cho biết Ukraine, Ba Lan và Đan Mạch đã xây dựng một kế hoạch để mở các cuộc đàm phán gia nhập.
Ukraine nộp đơn xin vào EU hồi tháng 2/2022 và được cấp tư cách ứng cử viên vào tháng 6 cùng năm.
Ukraine trong nhiều năm qua đã bày tỏ mong muốn được kết nạp vào EU và NATO, thậm chí đưa mục tiêu này vào hiến pháp. Hành trình trở thành thành viên liên minh rất khó khăn đối với các quốc gia ứng cử viên, vì họ phải cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về nhiều vấn đề, từ chống tham nhũng thông qua quản lý nông nghiệp đến hài hòa các quy định hải quan.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tiết lộ vai trò của quân đội nước ngoài tại Ukraine Các cuộc thảo luận về sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Ukraine như một đảm bảo an ninh sau thỏa thuận ngừng bắ.n đã trở nên sôi động hơn sau cuộc họp tại Paris giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu...