Quốc gia có dân số ít hơn TQ 118 lần, nhưng số người tử vong vì Covid-19 nhiều hơn
Trong một tòa nhà được trang trí một cách đầy nghệ thuật nằm ở trung tâm thủ đô, các nhà khoa học hàng đầu của quốc gia này mỗi ngày đều tập trung lại để thống kê và đánh giá về số người tử vong do Covid-19. Với họ, điều này thật nghiệt ngã.
Mặc dù chỉ có dân số 11 triệu người, Bỉ lại ghi nhận số người tử vong do Covid-19 cao hơn Trung Quốc – quốc gia với 1,3 tỷ dân (gấp khoảng 118 lần so với Bỉ).
Với 57 trường hợp tử vong do Covid-19 trên 100.000 dân, Bỉ là quốc gia có tỷ lệ tử vong trong dịch bệnh tính theo đầu người cao nhất thế giới, thậm chí là gấp gần 4 lần so với Mỹ.
Theo giới chức y tế Bỉ, lý do cho con số khủng khiếp nói trên không phải vì hệ thống y tế bị áp đảo mà là do sự “nghiêm khắc” trong cách tính số liệu của đất nước. Trên thực tế, 43% giường điều trị đặc biệt tại Bỉ vẫn được bỏ trống ngay cả khi dịch bệnh đang ở thời điểm lập đỉnh.
Không giống như những quốc gia khác, Bỉ tính cả những người tử vong tại các viện dưỡng lão trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát vào số nạn nhân Covid-19. Kể cả trường hợp chưa từng được làm xét nghiệm Covid-19.
Một nhân viên y tế đang mặc đồ bảo hộ tại Bỉ (ảnh: Bloomberg)
“Chúng tôi thường nhận được rất nhiều lời chỉ trích kiểu: Chà, các người đang làm cho nước Bỉ trông tồi tệ thêm. Nếu tính số người tử vong do Covid-19 theo cách của những quốc gia khác, về cơ bản, chúng tôi đã có thể giảm tổng số xuống một nửa”, Steven Van Gucht – trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Viện y tế công cộng Sciensano (Bỉ), cho biết.
Khoảng 95% số người tử vong tại các viện dưỡng lão chưa được xét nghiệm Covid-19, tuy nhiên, Bỉ vẫn quyết định tính cả những người này vào danh sách nạn nhân. Mục tiêu của Bỉ là có thể làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch bệnh.
Đến ngày 25.4, Bỉ ghi nhận tổng cộng 45.325 ca nhiễm Covid-19 với 6.917 trường hợp tử vong.
Năm trước, có khoảng 300 người tử vong mỗi ngày tại Bỉ nhưng năm nay, con số đó đã là gần 600.
“Tôi nghĩ rằng thế giới không cần quá tập trung vào Bỉ vì ít nhất thì chúng tôi đã nắm được quy mô của dịch bệnh. Khi bạn có một hệ thống giám sát tốt, bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp nhiễm và tử vong do virus. Vì thế bạn nên dành sự lo lắng cho các quốc gia báo cáo số lượng thấp hơn”, ông Steven Van Gucht nhận xét.
Video đang HOT
Người dân Bỉ ra đường mua sắm trong dịch Covid-19 (ảnh: Euronews)
Không phải quốc gia châu Âu nào cũng có cách tính số người tử vong do Covid-19 giống nhau. Theo các chuyên gia, số người tử vong vì dịch bệnh tại châu Âu trên thực tế có thể nhiều hơn hàng nghìn trường hợp so với con số chính thức là hơn 110.000 nạn nhân.
Tại Pháp, số người tử vong trong các viện dưỡng lão có thể gấp đôi so với tại bệnh viện. Tuy nhiên, nếu chưa được làm xét nghiệm và kết luận là dương tính với virus, những người qua đời trong viện dưỡng lão không được tính là nạn nhân.
Tại Tây Ban Nha, một đài truyền hình địa phương cho biết, trong tuần này đã có hơn 6.800 người cao tuổi biểu hiện triệu chứng nhiễm Covid-19 tử vong ở các viện dưỡng lão nhưng không được đưa vào thống kê.
Tỷ lệ tử vong thấp bất thường của Đức cũng được “hỗ trợ” một phần từ việc nước này chỉ thống kê những người qua đời do Covid-19 đã được làm xét nghiệm.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bỉ (ảnh: Bloomberg)
Theo các chuyên gia, việc thống kê và theo dõi đầy đủ tình hình dịch bệnh có thể khiến châu Âu ứng phó với Covid-19 tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa vì trong thời gian tới, châu Âu sẽ dần nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa, đồng nghĩa với việc các quốc gia có nhiều nguy cơ đối mặt với làn sóng lây nhiễm lần hai.
“Chúng tôi đang có một vấn đề tại Liên minh châu Âu (EU). Chúng tôi không thống kê số ca nhiễm và số người tử vong do dịch bệnh theo cùng một cách giống nhau. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, những cách nhận thức khác nhau về mối nguy dịch bệnh”, ông Pascal Canfin – Chủ tịch Ủy ban Y tế và Môi trường Nghị viện châu Âu, cho biết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Covid-19: Đến tử thi cũng phải đeo khẩu trang
Không thể chiến thắng dịch bệnh Covid-19, cuộc sống kéo dài 83 năm của ông Alfredo Visioli chấm hết bằng một buổi lễ tưởng niệm ngắn gần Cremona, miền Bắc nước Ý.
Tình cảnh của ông Visioli cũng giống như nhiều bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại Ý, quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng nhất bên ngoài Trung Quốc với 53.578 ca nhiễm và 4.825 ca tử vong tính đến hôm 21-3 (giờ địa phương).
Theo lời kể của cháu gái ông Visioli, Marta Manfredi, không có đám tang, không có người thân và chỉ có duy nhất một linh mục đọc lời cầu nguyện, tiễn ông Visioli về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang gần Cremona. Thời điểm đó, bà Manfredi phải ở nhà vì lệnh kiểm dịch. Người phụ nữ ngậm ngùi chia sẻ với Reuters: "Khi tất cả chuyện này kết thúc, chúng tôi sẽ cho ông ấy một đám tang đúng nghĩa".
Không chỉ Ý mới phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới Covid-19, tại Ireland, nhà chức trách y tế khuyến cáo nhân viên nhà xác đeo khẩu trang cho các thi thể để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Tại Hàn Quốc, số lượng người "khóc mướn" trong đám tang giảm mạnh khiến các đơn vị tổ chức tang lễ đau đầu. Thậm chí một công ty tang lễ tại Ý cho phép các gia đình bị cách ly xem linh mục ban phước cho người quá cố thông qua cuộc gọi video.
Nhân viên công ty tang lễ đeo khẩu trang khi vận chuyển quan tài ở Ý. Ảnh: Reuters
Thi thể tràn ngập
Ở Iran cũng như ở miền Bắc nước Ý, các nhân viên bệnh viện và công ty tang lễ phải chứng kiến một lượng lớn thi thể mỗi ngày. Quản lý nghĩa trang Behesht-e Zahra, thủ đô Tehran, cho biết: "Chính quyền thuê người mới đào mộ. Chúng tôi làm việc cả ngày lẫn đêm. Tôi chưa bao giờ thấy tình cảnh đau lòng như vậy. Không có đám tang nào diễn ra. Hầu hết thi thể được chở đến bằng xe tải, sau đó chôn cất mà không có nghi thức đạo Hồi đi kèm".
Theo Reuters, một số người dân Iran nghi ngờ việc chính quyền vội vàng chôn cất bệnh nhân Covid-19 là để "che giấu số ca tử vong" hơn là ngăn chặn sự lây lan của virus.
"Các quan chức nói dối về số người chết. Tôi đã thấy hàng chục thi thể trong vài ngày qua nhưng họ bảo chúng tôi đừng nói về nó" - một nhân viên bệnh viện ở TP Kashan - Iran tiết lộ. Hai y tá tại bệnh viện ở Iran cũng nói với Reuters rằng họ nghĩ số người chết cao hơn so với số liệu chính thức.
Tại Hàn Quốc, nhà chức trách nước này kêu gọi gia đình nạn nhân hỏa táng người thân của họ trước và tổ chức tang lễ sau.
Tổng Thư ký Hiệp hội Tang lễ Hàn Quốc Choi Min-ho cho hay kể từ khi dịch bệnh bùng phát, số người chịu tang tại các đám tang đã giảm tới 90% bất kể người quá cố nhiễm virus hay không. Một số người tham dự đám tang trong thời gian ngắn rồi đi, không ở lại ăn uống như mọi khi. Còn tiền phúng viếng, theo truyền thống được trao bằng tiền mặt, hiện được gửi bằng cách chuyển khoản ngân hàng.
Tổ chức tang lễ: Nguồn lây nhiễm tiềm tàng
Chính quyền TP Vũ Hán - tâm điểm dịch bệnh Covid-19 - lưu ý hoạt động tổ chức tang lễ là một nguồn lây nhiễm virus tiềm tàng. Hồi cuối tháng 1, địa phương này áp dụng quy định tất cả đám tang của bệnh nhân Covid-19 sẽ tổ chức tại nhà tang lễ duy nhất ở quận Hankou.
Mặc dù số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc nói chung và Vũ Hán nói riêng giảm mạnh trong những tuần gần đây, nhiều gia đình vẫn không được phép nhìn mặt thi thể người thân yêu của họ lần cuối. Tro cốt sau khi hỏa táng cũng không được chuyển về nhà trong năm nay.
Tại Tây Ban Nha, một loạt trường hợp nhiễm virus được cho là bắt nguồn từ một đám tang ở thị trấn Vitoria hồi cuối tháng 2. Ít nhất 60 người tham dự tang lễ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Còn tại Ireland, mặc dù nhà chức trách cho phép tới 100 khách mời tham dự nhưng hầu hết các gia đình đang lựa chọn cách tổ chức đám tang nhỏ lẻ, đồng thời khuyến khích mọi người bày tỏ lời chia buồn trực tuyến thông qua các trang web như RIP.ie.
Các quan chức y tế công cộng cho biết nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 từ thi thể bệnh nhân Covid-19 là rất nhỏ nhưng một số quốc gia đang khuyến nghị các biện pháp bổ sung. Bộ Y tế Israel yêu cầu bọc bệnh nhân Covid-19 tử vong trong 2 lớp nhựa không thấm nước rồi chôn cất. Thông thường, người Israel qua đời được yên nghỉ trong một chiếc áo vải và tấm vải liệm. Còn Ireland khuyên các nhân viên tại công ty tang lễ nên đeo khẩu trang cho thi thể trước khi vận chuyển.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Số ca nhiễm virus trên toàn cầu vượt mốc 300.000 Số ca nhiễm virus corona trên toàn thế giới lên đến 303.001 người, với số bệnh nhân Covid-19 tử vong lên đến 12.944. Italy tăng vọt thêm gần 800 ca tử vong chỉ trong 1 ngày. Trong khi Trung Quốc dần khống chế được dịch bệnh trong nước, số ca tử vong tại Italy câp nhật ngày 21/3 tăng đến 793 người, nâng...