Quốc gia châu Phi vật vã với tuyến đường sắt “có đầu không đuôi” do TQ xây
Một quốc gia châu Phi loay hoay tìm cách xây nốt phần còn lại sau khi Trung Quốc đã ngừng cấp vốn cho dự án đường sắt đầy tham vọng kết nối đến một nước khác.
Tuyến đường sắt Trunng Quốc xây ở Kenya kết thúc tại một điểm “đồng không mông quạnh”.
Theo Bloomberg, dự án đã dừng lại tại một ngôi làng ở cách thủ đô Nairobi, Kenya khoảng 120km về phía tây từ hồi đầu năm nay. Dự án ban đầu được kỳ vọng kết nối thành phố cảng Mombasa với biên giới Uganda, và xa hơn là kết nối cả 6 quốc gia Đông Phi, thúc đẩy thương mại quốc tế. Nhưng dự án cho đến nay chỉ hoàn thành được một nửa quãng đường.
Kết quả là Kenya đã phải đưa vào sử dụng tuyến đường sắt Nairobi đến thị trấn gần nhất là Naivasha, nơi sẽ hình thành khu công nghiệp mới. Quốc gia châu Phi này cũng đang tìm cách huy động nguồn lực để cải tạo tuyến đường sắt cũ từ thời thuộc địa, liên kết vào hệ thống mới do Trung Quốc xây dựng để tạo được mạng lưới đường sắt nối với biên giới Uganda.
Kenya mới khai trương tuyến đường sắt trên nối đến thị trấn Naivasha.
Video đang HOT
Trung Quốc hồi tháng 7 đã tuyên bố tạm ngưng rót khoản vốn đầu tư còn lại lên đến 4,9 tỉ USD. Đây là số tiền Kenya cần phải vay để hoàn thành giai đoạn 3 của dự án dẫn đến biên giới Uganda.
Năm 2017, giai đoạn 1 của tuyến đường sắt nối từ thành phố cảng Mombasa đến thủ đô Nairobi đã đi vào hoạt động. Cả hai tuyến đường sắt từ Mombasa đến Nairobi và từ Nairobi đến Naivash đều nằm trong Sáng kiến Vành đai Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra. Tuy nhiên, lượng hàng hóa lưu thông hiện vẫn thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng ban đầu. Dự án không sinh lời và khiến Trung Quốc suy nghĩ lại về việc có hoàn thiện nốt giai đoạn 3 hay không.
Dự án vấp phải nhiều chỉ trích của truyền thông và người dân địa phương khi điểm cuối cùng lại nằm giữa “đồng không mông quạnh”. Việc tuyến đường sắt chưa thể sử dụng cho vận tải hàng hóa khiến cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án thua lỗ.
Theo danviet
Nga xoay trục về châu Phi, Putin tìm thêm đồng minh chống phương Tây
Tổng thống Vladimir Putin sẽ tiếp đón hàng chục nhà lãnh đạo châu Phi vào tuần tới khi Nga tìm cách tái khẳng định ảnh hưởng của nước này tại lục địa đen.
Tổng thống Nga Putin đang xoay trục về phía châu Phi
Theo Digitaljournal, nguyên thủ của khoảng 35 quốc gia châu Phi dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Nga đầu tiên tại khu nghỉ mát Biển Đen ở thành phố Sochi (Nga) vào tuần tới.
Đối với Tổng thống Nga Putin, hội nghị thượng đỉnh này là cơ hội để vực dậy các mối quan hệ thời Liên Xô với châu Phi và xây dựng các liên minh mới, củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Moscow trước cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng với phương Tây.
"Nga luôn có mặt ở châu Phi, đây là một lục địa rất quan trọng. Nga có nhiều thứ để cung cấp cho các nước châu Phi trên cơ sở hợp tác cùng có lợi", phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov tuyên bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh.
Mặc dù chưa từng là một cường quốc thực dân ở châu Phi, song Moscow đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận ở lục địa đen trong thời kỳ Liên Xô vì ủng hộ các phong trào độc lập tại nhiều nước châu Phi và giúp đào tạo một thế hệ các nhà lãnh đạo châu Phi nổi tiếng.
Xoay trục về châu Phi
"Diễn đàn này báo hiệu sự xoay trục của Nga về phía châu Phi", Yevgeny Korendyasov, cựu đại sứ Nga tại Burkina Faso và Mali nay là một chuyên gia tại Viện nghiên cứu châu Phi của Moscow bình luận.
Mối quan hệ của Nga với châu Phi đã suy giảm sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 và trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc nước ngoài đóng quan trọng bậc nhất tại lục địa đen.
Nhưng chính quyền Putin - với động lực là sự hiện diện ngày càng tăng của Nga ở Trung Đông và sự thành công của chiến dịch quân sự tại Syria - đang cố gắng cạnh tranh với Bắc Kinh trong việc gây dựng ảnh hưởng ở châu Phi.
Các công ty Nga đã đầu tư vào dầu khí ở Ai Cập, Nigeria và các mỏ kim cương ở Angola hay kim loại ở Guinea và Nam Phi.
Moscow cũng xuất khẩu vũ khí, cố vấn an ninh và hỗ trợ chính quyền địa phương để tăng cường sự hiện diện chính trị và kinh tế của Nga trong khu vực.
Cộng hòa Trung Phi là ví dụ điển hình nhất khi Nga vừa bán vũ khí vừa cử chuyên gia huấn luyện binh sĩ ở nước thuộc địa cũ của Pháp. Moscow đã thành công trong việc tăng hiện diện ở Cộng hòa Trung Phi, với các nhà thầu quân sự Nga tuần tra trên đường phố thủ đô Bangui và một cố vấn an ninh cho Tổng thống Faustin-Archange Touadera tên là Valery Zakharov là người Nga.
Moscow đã ký một loạt thỏa thuận quân sự với các nước châu Phi khác. Đặc biệt, tại Libya, các nhà thầu quân sự Nga được cho là đang chiến đấu cho phe Chỉ huy lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Tướng Khalifa Haftar và tại Mozambique, họ đã giúp chính phủ chống lại các chiến binh thánh chiến. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Nga đã được phát hiện ở Sudan và Madagascar.
Theo danviet
Lính bắn tỉa Hàn Quốc diệt lợn bệnh ở biên giới liên Triều Hàn Quốc sẽ triển khai lính bắn tỉa và thợ săn đến biên giới phía bắc để loại bỏ lợn mang mầm bệnh từ Triều Tiên. Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc hôm 13/10 cho biết chính phủ cũng sẽ sử dụng máy bay không người lái trang bị camera ảnh nhiệt để phát hiện những con lợn nghi nhiễm virus tả lợn châu...