Quốc gia châu Âu nào có thể tái áp đặt biện pháp chống COVID-19 cứng rắn như Áo?
Theo sau Áo, Đức và Hà Lan đang đứng trước nguy cơ tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, như phong toả và tiêm chủng bắt buộc, trong bối cảnh số ca COVID-19 tăng mạnh.
Người dân Đức đi bộ trên một con phố. Ảnh: EPA-EFE
Theo tờ Straitstimes, làn sóng lây nhiễm thứ 4 hiện đang diễn biến hết sức phức tạp ở châu Âu. Trên khắp châu lục, tỷ lệ lây nhiễm đã tăng hơn 55% trong tuần qua. Trước tình hình này, một số quốc gia đang cân nhắc học theo chính sách của Áo, bao gồm việc áp đặt hạn chế di chuyển nghiêm ngặt đối với những người từ chối tiêm vaccine COVID-19 và có kế hoạch bắt buộc tiêm chủng.
Áo và Hà Lan hiện là hai quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất châu Âu. Tại Đức, số ca mắc cũng đang tăng mạnh. Trong khi đó, tại Anh, quốc gia tháng trước thuộc hàng tồi tệ nhất ở châu Âu, tỉ lệ lây nhiễm giờ chỉ bằng một nửa so với ở Áo.
Đức
Dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Đức, với số ca mắc mới liên tục tăng, số bệnh nhân nặng nhập viện tại một số bang đã lên mức báo động.
Theo số liệu thống kê của Viện Robert Kock (RKI), ngày 18/11, Đức ghi nhận trên 65.000 ca COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ đầu dịch và là ngày thứ 9 liên tiếp nước này lập “kỷ lục buồn” về số ca mắc theo ngày. Giám đốc RKI Lothar Wieler cho biết con số thực tế có thể cao hơn gấp hai hoặc ba lần do nhiều người nhiễm virus không triệu chứng hoặc không đi xét nghiệm. Hôm 20/9, nước này ghi nhận trên 59.200 trường hợp mắc COVID-19 mới.
Đức đã ra lệnh đóng cửa chợ Nuremberg, một trong những địa điểm tổ chức Giáng sinh nổi tiếng nhất nước này. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng xấu đi, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuần trước đã quyết định ban hành lệnh cấm những người chưa tiêm phòng đến các nhà hàng, quán bar và các sự kiện công cộng. Trong khi đó, Tiến sĩ Wieler cảnh báo Đức sẽ bước vào một mùa Giáng sinh vô cùng “tồi tệ” nếu chính quyền không áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình.
“Đây là tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Chúng ta cần phải siết chặt phòng dịch ngay lập tức”, ông nói và cho rằng ngay cả khi các biện pháp được thực hiện, Đức vẫn phải đối mặt với “những ngày vô cùng ảm đạm” khi có hàng trăm người mắc bệnh có thể tử vong mỗi ngày. Ngoài việc khuyến nghị đóng cửa các địa điểm đông người trong nhà như quán bar và hộp đêm, ông thúc giục chính phủ tăng tỷ lệ tiêm chủng, bao gồm cả việc tiêm liều nhắc lại, cấm tụ tập đông người, giảm tiếp xúc xã hội.
Một trong những sự kiện truyền thống và phổ biến nhất tại Đức vào thời điểm này trong năm – Chợ Giáng sinh – đã trở thành nạn nhân của đại dịch COVID-19. Ông Markus Soeder, Thủ hiến bang Bavaria, một trong những bang lớn nhất và giàu có nhất của Đức, đã ra lệnh đóng cửa chợ Nuremberg, một trong những địa điểm tổ chức Giáng sinh xa hoa và nổi tiếng nhất của đất nước. Ông Soeder cũng ủng hộ việc tái áp đặt các biện pháp tiêm chủng bắt buộc tại Đức giống như Áo.
“Tôi tin rằng chúng ta sẽ không thể tránh được nhiệm vụ tiêm vaccine cho tất cả người dân. Nếu không, chúng ta sẽ vướng vào các đợt lây nhiễm lặp đi lặp lại”, ông nói.
Hà Lan
Một bệnh nhân COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Maastricht UMC ở Maastricht, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Hà Lan đang nỗ lực kiểm soát làn sóng COVID-19 mới khi ghi nhận kỷ lục 23.000 trường hợp COVID-19 mới vào hôm 18/11, tăng gần gấp đôi so với mức khoảng 13.000 ca/ngày hồi tháng 12/2020, theo Viện Y tế Quốc gia (RIVM). Ngày 20/11, nước này ghi nhận trên 21.000 ca mắc mới.
Hồi đầu tháng 11, Chính phủ Hà Lan đã khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi đến các cửa hàng. Cuối tuần trước, nước này đã tái áp đặt lệnh phong toả một phần, bao gồm việc đóng cửa các quán bar và nhà hàng sau 8 giờ tối. Giới chức cũng đang cân nhắc cấm những người chưa tiêm phòng đến các quán bar và nhà hàng.
Hôm 19/11, cơ quan y tế Hà Lan cho biết họ phải trì hoãn điều trị cho nột số bệnh nhân ung thư và mắc bệnh tim để có không gian điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt. Do số giường trống tại ICU vào ngày 18/11 chỉ còn chưa đầy 200 giường nên các bệnh viện đã nỗ lực để tăng số giường điều trị.
Tại Hà Lan, 85% dân số trong độ tuổi trưởng thành đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những biện pháp này vẫn chưa thể ngăn chặn số ca nhiễm tăng theo ngày. Trong khi đó, Quốc hội Hà Lan vẫn đang chia rẽ về kế hoạch do chính quyền của Thủ tướng Mark Rutte đề xuất, trong đó hạn chế người dân đã có “chứng nhận COVID-19″ đến các địa điểm công cộng trong nhà.
Các trường học ở Hà Lan vẫn mở cửa. Giới chuyên gia đề xuất rằng nên kéo dài kỳ nghỉ lễ Giáng sinh để làm chậm tình trạng lây nhiễm, vốn đang tăng nhanh nhất ở trẻ em.
Thành phố Graz, thủ phủ của bang Steiermar, Áo. Ảnh: AFP
Áo là quốc gia châu Âu đầu tiên thực hiện tiêm chủng bắt buộc và cũng là nước đưa ra biện pháp phòng dịch cứng rắn nhất trong khu vực. Động thái đầu tiên là tuyên bố phong toả những người chưa tiêm chủng. Theo đó, những người chưa tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ đều bị cấm đến các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và nhiều địa điểm công cộng khác.
Tuy nhiên, cho rằng các biện pháp này là chưa đủ, Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg hôm 19/11 đã tuyên bố sẽ phong toả toàn bộ đất nước bắt đầu từ ngày 22/11.
“Trước tình hình nghiêm trọng, không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt những hạn chế này”, ông Schallenberg nói. “Lệnh phong toả sẽ được áp dụng cho tất cả người dân trong tối đa 20 ngày”.
Học sinh Áo sẽ phải quay lại học trực tuyến. Các nhà hàng và hầu hết các cửa hàng sẽ phải đóng cửa, các sự kiện văn hóa sẽ bị hủy bỏ. Đặc biệt, Chính phủ Áo sẽ bắt buộc tất cả người dân phải tiêm chủng từ ngày 1/2/2022. Như vậy, Áo sẽ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới thực hiện tiêm chủng bắt buộc – sau Indonesia, Micronesia và Turkmenistan.
WHO quan ngại diễn biến dịch COVID-19 tại châu Âu
Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 gia tăng tại châu Âu trong 2 tuần qua trong khi tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại một số nước ở châu lục này là điều "rất đáng lo ngại".
Đây là nhận định do Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đưa ra trong cuộc họp báo ngày 30/8.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 18/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kluge cho biết có tới 33 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc mới tăng hơn 10% trong 14 ngày qua và đây là mức cao rất đáng lo ngại. Theo ông, yếu tố dẫn tới số ca mắc và tử vong tăng cao là do nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch và hoạt động đi lại của người dân gia tăng. Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đã khiến hệ thống y tế của một số quốc gia châu Âu bắt đầu quá tải, dẫn đến số ca tử vong tăng. Trong khi đó, tiến độ tiêm chủng tại châu Âu có phần chững lại trong 6 tuần qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đồng thời đảm bảo công bằng trong tiêm chủng.
Liên quan việc tiêm mũi vaccine tăng cường, ông Kluge nhấn mạnh mũi tiêm này là để giúp những đối tượng dễ bị tổn thương nhất an toàn trước dịch COVID-19, chứ không phải là mũi tiêm "xa xỉ" lấy của những người vẫn đang chờ mũi tiêm đầu tiên.
Ông cũng lưu ý cần thận trọng khi thực hiện tiêm mũi tăng cường vì tới nay chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng mũi tiêm tăng cường sẽ giúp đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhất và đã có nhiều nước triển khai chính sách này.
Quan chức WHO này đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu đang thừa vaccine chia sẻ chế phẩm này cho các quốc gia khác, trong đó có một số nước Đông Âu và châu Phi.
WHO cảnh báo thêm 236.000 người chết vì Covid-19 ở châu Âu WHO lo ngại có thêm hàng trăm nghìn người chết vì Covid-19 tại châu Âu trong ba tháng tới, trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine chững lại. "Tuần trước, tỷ lệ người chết trong khu vực tăng 11%. Theo một dự báo đáng tin cậy, châu Âu có thể ghi nhận khoảng 236.000 ca tử vong từ nay đến ngày 1/12", giám...