Quốc gia châu Âu đầu tiên thử nghiệm chứng nhận vaccine COVID-19
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu thử nghiệm hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 dạng kỹ thuật số.
Ứng dụng TousAntiCovid của Pháp. Ảnh: AFP
Theo RT, ứng dụng TousAntiCovid sẽ ra mắt vào 29/4, một năm sau khi ý tưởng này hình thành ở châu Âu. Ban đầu, ứng dụng chỉ là chương trình truy vết tiếp xúc và là hộ chiếu miễn dịch ở Pháp. Tiếp đó, ứng dụng sẽ được mở rộng để chứa cả dữ liệu về tiêm vaccine. Thông tin liên quan được lưu trên điện thoại người dùng.
Trong đợt thử nghiệm này, người dân sẽ được đăng ký khi họ đi các chuyến bay tới Corsica và các khu vực hải ngoại của Pháp. Pháp hy vọng ứng dụng sẽ không chỉ xác nhận tình trạng xét nghiệm âm tính hay dương tính của người dùng, mà còn theo dõi tình trạng tiêm vaccine COVID-19 của họ.
Bắt đầu từ ngày 29/4, hệ thống thử nghiệm có thể được dùng để xác nhận xem người dùng đã được tiêm vaccine hay chưa. Hệ thống sẽ là một phần trong hệ thống toàn châu Âu.
Ủy viên Tư pháp châu Âu Didier Reynders coi hệ thống là chứng nhận xanh kỹ thuật số và cho biết ứng dụng sẽ hoạt động đầy đủ vào ngày 21/6. Ông cho rằng cần triển khai ứng dụng càng sớm càng tốt khi mà nền kinh tế ở khu vực điểm nóng du lịch miền nam gần như đóng băng do đại dịch.
Người dùng sẽ nhận được tin nhắn sau khi xét nghiệm COVID-19 hoặc sau khi tiêm vaccine và có thể in hoặc lưu trong ứng dụng để dễ dàng trình ra khi bay vào khu vực nào đó. Thông tin này có thể được kiểm tra chéo với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Các quan chức Pháp cố ý tránh gọi ứng dụng là “ hộ chiếu vaccine” vì sợ sẽ phân biệt đối xử với người chưa tiêm vaccine.
Video đang HOT
TousAntiCovid tương tự hộ chiếu vaccine Excelsior Pass đang thí điểm ở New York đầu tháng này. Tuy nhiên, Mỹ đã có một vài bang đề xuất cấm chứng nhận tiêm chủng điện tử hoặc cấm luôn bằng sắc lệnh hành pháp, khiến khó thực hiện trên quy mô toàn quốc.
Trước đó, Pháp đã sử dụng TousAntiCovid để kiểm soát ra vào các quán bar, nhà hàng.
Đan Mạch cũng đang xây dựng hệ thống tương tự và hy vọng triển khai vào mùa hè tới cho dù hàng nghìn người biểu tình phản đối.
Hộ chiếu vaccine đang gây chia rẽ sâu sắc khắp châu Âu khi một nửa dân số châu lục này cho rằng đây là biện pháp để mở cửa trở lại xã hội an toàn, còn nửa kia phản đối kịch liệt.
'Hộ chiếu vaccine là giải pháp nối lại đứt gãy thời gian qua'
Đề cập đến hộ chiếu vaccine, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Chủ tịch Công ty Le Bros) cho rằng, đây có thể xem là một giải pháp để mở cửa dần dần, một cách thận trọng, nối lại những 'đứt gãy' trong suốt hơn một năm qua.
Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh nhận định, hộ chiếu vaccine được xem như một giải pháp để mở cửa dần dần, nối lại những 'đứt gãy' trong suốt hơn một năm qua.
Nhiều ý kiến băn khoăn việc nước ta nên hay chưa áp dụng hộ chiếu vaccine lúc này. Theo ông, hộ chiếu vaccine có phải là cơ hội sau một thời gian "cửa đóng then cài"?
Dịch Covid-19 vẫn đang có diễn biến xấu trên toàn cầu, khi tình trạng kinh tế của nhiều quốc gia đang trong tình trạng suy thoái khá nghiêm trọng. Nếu như trong thời gian trước mắt, các nước vẫn phải tiếp tục "đóng băng" các hoạt động kết nối trực tiếp, các hoạt động kinh doanh, đầu tư, giao thương, du lịch sẽ thiệt hại nghiêm trọng đến mức báo động.
Ở Việt Nam, tôi tin rằng đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt các ngành liên quan đến du lịch "ngấm đòn" vì đóng cửa đường bay. Do đó, hộ chiếu vaccine có thể là một giải pháp để mở cửa dần dần, một cách thận trọng, cho các đối tượng có cơ hội kiểm soát tốt hơn bắt đầu được bay thương mại, nối lại những "đứt gãy" trong suốt hơn một năm qua.
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo áp dụng hộ chiếu vaccine tại thời điểm này. Vậy đẩy nhanh áp dụng tại Việt Nam sẽ ra sao khi không ít băn khoăn liên quan đến việc kiểm soát hộ chiếu vaccine như thời gian miễn dịch, chất lượng vaccine, nhất là đối với vaccine "vô danh"?
Không thể nói giải pháp nào là an toàn tuyệt đối khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát và các biến thể virus vẫn được phát hiện. Hơn nữa, các chuyên gia cũng cho biết tỷ lệ hiệu quả của các loại vaccine hiện nay vẫn chưa đạt tuyệt đối. Điều đó cho thấy những người được tiêm chủng vaccine Covid-19 mới chỉ miễn nhiễm ở một mức độ nào đó và vẫn có tỷ lệ khả năng nhiễm virus dù tỷ lệ rất thấp.
Có nghĩa, nếu áp dụng hộ chiếu vaccine vẫn đồng thời phải áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn như cách ly ngắn ngày, xét nghiệm RT-PCR, theo dõi chặt chẽ người nhập cảnh. Đặc biệt, vẫn nên áp dụng biện pháp 5K đến khi kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.
Mục tiêu của hộ chiếu vaccine là mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên, áp dụng quy định cho người tiêm vaccine Covid-19 được nhập cảnh vào Việt Nam sẽ kéo theo những thách thức, rủi ro gì?
Việc áp dụng hộ chiếu vaccine cần có sự thống nhất toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể đơn phương sử dụng giải pháp này. Hệ thống kiểm soát minh bạch liên thông người được tiêm vaccine, chủng loại vaccine, kết quả xét nghiệm RT-PCR... là những điều bắt buộc phải làm. Hơn nữa, phải đạt được một tỷ lệ tiêm phòng nhất định ở mỗi quốc gia áp dụng hộ chiếu vaccine.
Một mặt, tôi ủng hộ tìm kiếm các giải pháp mở cửa đường bay sớm, nhưng vẫn dự liệu có những rủi ro nhất định nếu không thực sự đảm bảo những người có hộ chiếu vaccine đã được tiêm đủ liều vaccine và có xét nghiệm âm tính với virus corona. Đã có một số phát hiện có người làm giả chứng nhận tiêm vaccine Covid-19. Đấy là một loại rủi ro có tính chất tội phạm.
Để áp dụng hộ chiếu vaccine an toàn, Việt Nam cần một chiến lược ra sao, theo ông?
Như trên đã nói, hộ chiếu vaccine cần có hệ thống kiểm soát chung toàn cầu. Bên cạnh việc mở cửa một cách thận trọng và có kiểm soát đối với từng quốc gia, minh bạch, đáng tin cậy về hệ thống phòng dịch, vẫn phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với người nhập cảnh. Đồng thời, phải cách ly theo khuyến cáo của ngành y tế, cũng như tổ chức tốt hệ thống y tế ở các cấp để đề phòng diễn biến xấu.
Nhu cầu hành động để phát triển kinh tế cần có các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt để mở cửa từ từ, phù hợp với tình hình thực tế, nhưng phải kiểm soát tốt mức độ tin cậy của dữ liệu người tiêm vaccine.
Điều nữa, công tác giáo dục và truyền thông cho người dân hiểu đúng vai mức trò và hiệu quả của vaccine, cũng như các khuyến cáo chuyên môn khi áp dụng.
Thực tế cần có sự liên kết hệ thống ra sao cũng như công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thế nào để hộ chiếu vaccine có thể ứng dụng khi hành khách đi lại qua biên giới?
Vấn đề không phải chỉ là sự công nhận hộ chiếu vaccine, mà còn cần các giải pháp công nghệ có khả năng kết nối giữa các quốc gia để truy xuất được dữ liệu tiêm vaccine của người nhập cảnh.
Đây là một vấn đề khó. Không khó về công nghệ, phần mềm, mà khó về sự công nhận và áp dụng của các quốc gia. Một vấn đề khác, thuộc phạm trù đạo đức, đó là mức độ nhận thức về quyền riêng tư, bảo mật thông tin của các quốc gia khá khác nhau, dễ gây ra những bất đồng và tranh cãi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ nhờ lực đẩy từ dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc Giá dầu Brent tăng gần 0,5% trong phiên ngày 13/4 sau khi thị trường đón nhận dữ liệu cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc tăng kỷ lục. Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ trong phiên ngày 13/4. Ảnh: Reuters Thị trường năng lượng tiếp tục khởi sắc trong phiên ngày 13/4 sau khi leo dốc ở phiên đầu tuần. Tuy nhiên, đà...