Quốc gia châu Âu chứng kiến tỷ lệ người chết vì Covid-19 tăng vọt
Chậm trễ triển khai tiêm chủng vaccine là nguyên nhân chính khiến Romania hiện phải đối mặt với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng, số ca nhiễm và tử vong đồng loạt tăng mạnh.
Bên trong một phòng hồi sức cấp cứu ở thành phố Bucharest, Romania (Ảnh: Reuters).
Romania quay cuồng với dịch bệnh: 600 ca tử vong một ngày
Theo số liệu của cơ quan y tế Romania, trong ngày 21/10, nước này ghi nhận hơn 16.000 ca Covid-19 mới và gần 600 ca tử vong. Kể từ đầu dịch đến nay, quốc gia châu Âu với hơn 19 triệu dân này đã ghi nhận tổng cộng hơn 1,5 triệu ca mắc và hơn 43.000 ca tử vong do Covid-19.
Theo số liệu của Reuters , riêng trong tháng 10 này, ở Romania, cứ 5 phút lại có một người chết vì Covid-19, chủ yếu là người chưa tiêm vaccine. Với con số này, Romania hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới. Các nhà tang lễ ở Romania phải tăng khoảng 50% công suất trong bối cảnh số người chết gia tăng.
Trong khi đó, các bệnh viện cũng rơi vào tình trạng quá tải. Trên khắp Romania, các bệnh viện gần như không còn giường trống. Thậm chí, tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân nằm la liệt ở hành lang hay thở ô xy trên những chiếc ghế chật ních người.
Video đang HOT
“Không có đủ giường cho tất cả người bệnh. Nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt 70-80% thì có lẽ giờ đây số ca tử vong do Covid-19 sẽ thấp hơn 10 lần”, Claudiu Rusu, một bác sĩ hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Phổi Marius Nasta ở thủ đô Bucharest, Romania, cho biết.
Đến nay, Romania mới chỉ tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 35% dân số trưởng thành, thấp hơn nhiều so với trung bình 74% ở Liên minh châu Âu (EU). Tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Romania còn thấp là do tâm lý của người dân bị tác động bởi những chiến dịch lan truyền thông tin lệch lạc về vaccine cũng như do hạ tầng y tế ở các vùng nông thôn còn hạn chế.
Chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần này đã tới Romania trong chuyến công tác kéo dài 2 tháng nhằm hỗ trợ, đưa ra những đề xuất giúp Romania tăng tốc chương trình tiêm chủng.
Châu Âu là khu vực duy nhất có số ca Covid-19 tăng cao
Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở châu Âu (Ảnh: Getty).
Theo báo cáo của WHO, trong tuần từ ngày 11-17/10, thế giới ghi nhận khoảng 2,7 triệu ca Covid-19 mới và hơn 46.000 ca tử vong.
Xét theo khu vực, châu Âu là vùng duy nhất trên thế giới mà dịch vẫn lây lan mạnh. Đây là tuần thứ ba liên tiếp, các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng vọt ở châu Âu. Hơn một nửa số quốc gia trong khu vực ghi nhận số ca nhiễm tăng, trong đó phần lớn tập trung ở Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cơ quan của WHO phụ trách châu Âu cho biết, khoảng một tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm ở khu vực này. WHO cho rằng, việc phân bổ vaccine không đồng đều là “kẻ thù lớn nhất” trong cuộc chiến chống Covid-19 của châu Âu.
Quốc gia châu Âu đầu tiên tái phong tỏa
Châu Âu vốn được xem là khu vực triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh chóng, cho phép nhiều nước trong khu vực sớm nới lỏng các hạn chế, mở cửa trở lại.
Latvia tái phong tỏa vì Covid-19
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bùng phát mạnh trở lại, một số nước bắt đầu tính chuyện tái áp đặt các hạn chế phòng dịch. Latvia trong tuần này đã trở thành nước đầu tiên ở châu Âu thông báo sẽ áp đặt lại lệnh phong tỏa do Covid-19 từ ngày 21/10 đến 15/11. Theo đó, lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Các trường học, cửa hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa.
Quyết định được đưa ra sau khi số ca Covid-19 ở Latvia tăng mạnh trở lại sau nhiều tháng được kiểm soát. Thủ tướng Krisjanis Karins nhận định, nguyên nhân khiến số ca nhập viện ở Latvia tăng vọt là tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tính đến nay, khoảng 57% trong số 1,9 triệu dân ở Latvia đã tiêm chủng đầy đủ.
EC công bố số liệu về việc áp dụng chứng nhận kỹ thuật số
Tại châu Âu, tỷ lệ mắc COVID-19 đang cho thấy xu hướng giảm rõ rệt, song song với tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa căn bệnh này đang ngày một gia tăng.
Trên cơ sở ấy, nhiều quốc gia tại "Lục địa Già" đang dỡ bỏ dần các hạn chế đi lại, mang tới cuộc sống "dễ thở" hơn cho người dân cũng như triển vọng phục hồi mạnh mẽ cho ngành du lịch khi kỳ nghỉ hè tới gần.
Người dân xếp hàng chờ kiểm tra thân nhiệt tại nhà ga tàu hỏa ở Athens, Hy Lạp. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông báo ngày 8/6 của Ủy ban châu Âu (EC), trên 1 triệu người ở châu lục này đã nhận được "Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU" - một công cụ được đề xuất với mục tiêu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân Liên minh châu Âu (EU).
Số liệu trên được Ủy viên phụ trách tư pháp của EU - ông Didier Reynders đưa ra trước Nghị viện châu Âu (EP), trong bối cảnh cơ quan này chuẩn bị tiến hành bỏ phiếu để thông qua chứng nhận kỹ thuật số về sức khỏe cho người dân tại lục địa.
Kết quả bỏ phiếu tại EP dự kiến sẽ được công bố sáng 9/6. "Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU" dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới sau khi được EP thông qua. Công cụ này đang được kỳ vọng sẽ trở thành "chìa khóa" để mở cửa nền kinh tế cho châu Âu, đặc biệt là ngành du lịch vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mùa Hè 2020.
"Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU" là một mã QR hiển thị trên các thiết bị di động thông minh hoặc có thể in ra giấy để tiện mang theo khi người dùng di chuyển liên quốc gia. Mã QR này sẽ cho phép cơ quan chức năng theo dõi dữ liệu dịch tễ liên quan COVID-19 của khách du lịch, như họ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay chưa, có được xét nghiệm trong thời gian gần đây hay không, hoặc đã có kháng thể do từng mắc căn bệnh này. Người sở hữu chứng nhận có thể được sử dụng để đi lại trong EU mà không cần phải trải qua thời gian cách ly hoặc tiến hành thêm xét nghiệm.
Tính đến ngày 8/6, đã có 9 quốc gia EU phát hành chứng nhận này, trong đó bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Đức, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Litva và Ba Lan.
Cháy rừng khắp nơi, chiến lược chống hỏa hoạn của châu Âu lộ điểm yếu Khi các cánh rừng rộng lớn ở Địa Trung Hải bị thiêu rụi, Liên hợp quốc và các chuyên gia đã kêu gọi cải tổ khẩn cấp công tác cứu hỏa để đối phó với nạn cháy rừng cực nghiêm trọng. Người dân và tình nguyện viên đối phó với đám cháy rừng gần làng Kamatriades ở Evia, Hy Lạp hôm 10/8. Ảnh:...