Quốc gia cách ly phụ nữ với đàn ông để chống dịch Covid-19
Trong khi Covid-19 lây lan, nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng những cách khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tại một quốc gia Nam Mỹ, đàn ông và phụ nữ được cách ly để hạn chế tiếp xúc với nhau khi ra khỏi nhà.
Theo quy định của Colombia, đàn ông chỉ được ra đường vào những ngày lẻ và ngược lại, phụ nữ sẽ được ra khỏi nhà vào những ngày chẵn.
Đây là biện pháp phòng chống Covid-19 theo giới tính của Colombia. Vào những ngày lẻ tại Colombia, ra đường sẽ chỉ toàn nhìn thấy đàn ông. Đàn ông ở tiệm bánh, đàn ông đạp xe ngoài đường, đàn ông đi dạo trong công viên và đàn ông ở các cửa hàng bán nhu yếu phẩm.
Một số quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh đang phải đối mặt với sự bùng phát của Covid-19, điển hình là Ecuador – nơi hàng trăm người đã tử vong trong những ngày gần đây.
Đàn ông ra đường vào ngày lẻ tại Colombia (ảnh: NY Times)
Trong tổng số hơn 60.000 ca nhiễm Covid-19 tại khu vực Mỹ Latinh, Colombia đã chiếm hơn 3.000 trường hợp. Những ca nhiễm virus tại Colombia chủ yếu tập trung tại thủ đô Bogota – trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.
Trong khi một số nước khác cùng khu vực thực hiện hiện lệnh hạn chế tiếp xúc xã hội hoặc giới nghiêm thì Colombia lại thực hiện một biện pháp tương đối mới mẻ gọi là “cách ly giới”.
Quy định ra đường theo ngày chẵn lẻ tại Colombia không được áp dụng với những người đang làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu như cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
Video đang HOT
Những người vi phạm lệnh “cách ly giới” sẽ phải đối mặt với án phạt lên giới 240 USD (khoảng 5 triệu VNĐ), tương đương một tháng lương theo mức tối thiểu của Colombia.
Một binh sĩ đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)
Trước đây, Colombia từng muốn giảm tắc đường và ô nhiễm bằng cách quy định xe nào có thể ra đường trong ngày dựa theo biển số.
Thị trưởng của Bogota cho biết, những người đồng tính có thể ra đường theo giới tính mà họ đã xác định và cảnh sát phải tôn trọng điều đó. Trong 2 ngày đầu tiên khi biện pháp “cách ly giới” được thực hiện, cảnh sát Bogota đã xử phạt 104 phụ nữ và 610 người đàn ông vi phạm.
Peru cũng ban hành biện pháp tương tự như Colombia, tuy nhiên sau đó đã phải hủy bỏ vì lo ngại sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Panama phong tỏa chống dịch theo giới tính
Panama đang có một biện pháp mới, rất khác biệt, để chống lại đại dịch virus corona. Thứ hai, tư, sáu là ngày phụ nữ được ra ngoài, trong khi đàn ông chỉ ra ngoài thứ ba, năm, bảy.
Bắt đầu từ ngày 1/4, chỉ phụ nữ mới có thể rời khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu.
Nam giới chỉ được phép ra ngoài vào thứ ba, thứ năm và thứ bảy.
Mọi người sẽ phải ở nhà vào chủ nhật. Các hạn chế này sẽ kéo dài ít nhất 15 ngày, theo các quan chức chính phủ.
Các biện pháp mới này, thêm vào lệnh phong tỏa toàn quốc, về lý thuyết nhằm giúp cảnh sát dễ dàng hơn trong việc hạn chế số người ra ngoài nơi công cộng.
"Số lượng lớn người đi lại ở ngoài, bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc bắt buộc, khiến chính phủ phải thực hiện các biện pháp nghiêm khắc hơn", Tổng thống Panama Laurentino "Nito" Cortizo nói trên Twitter.
Thứ hai, tư, sáu là ngày phụ nữ được ra ngoài, trong khi đàn ông chỉ ra ngoài thứ ba, năm, bảy. Ảnh: AFP.
Trước đó, các quan chức Panama đã ra lệnh tất cả công dân ở nhà trừ trường hợp khẩn cấp và mua thức ăn. Nhưng lo ngại số lượng người vẫn đi ra ngoài, quốc gia Trung Mỹ này đã quyết định chia các ngày trong tuần theo giới tính để hạn chế hơn số người ra ngoài cùng một lúc, theo CNN.
Ngay cả vào những ngày mà họ được ra ngoài, cả nam và nữ sẽ chỉ có hai giờ để mua sắm, theo thông cáo của chính phủ Panama.
Panama có 1.075 trường hợp xác nhận nhiễm virus và 27 ca tử vong, theo các quan chức y tế. Nước này có các biện pháp cứng rắn nhất trong khu vực để chống dịch.
Hơn 2.000 người đã bị bắt giữ vào tuần trước vì không tuân theo lệnh phong tỏa, theo AFP.
Đất nước này đã cấm mọi hoạt động đi lại trong nước và quốc tế, đóng cửa các sân bay. Thậm chí, sau hạn chót ngày 22/3, ngay cả công dân Panama cũng không thể về nước.
Đã có một lệnh giới nghiêm ban đêm cấm người Panama rời khỏi nhà từ 21h đến 5h sáng hôm sau. Lệnh này cũng vừa được thắt chặt, và bây giờ, giới nghiêm sẽ bắt đầu lúc 17h.
Tuổi tác có phải là nguy cơ duy nhất gây ra tình trạng bệnh COVID-19 nặng? Người già dường như là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất khi virus corona mới tiếp tục hoành hành. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm duy nhất có khả năng gặp nguy hiểm do bệnh COVID-19 Một trong những điều chưa được lý giải đó là đàn ông dường như có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn nhiều so...