Quốc gia bị tố nã loạt tên lửa oanh tạc căn cứ quân sự Syria
Hai chiến đấu cơ không rõ danh tính áp sát không phận Syria và nã loạt tên lửa nhằm vào căn cứ không quân T-4 ở tỉnh Homs.
Một chiến đấu cơ F-15 của không quân Israel.
Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc hai chiến đấu cơ Israel tấn công căn cứ T-4 của Syria ở tỉnh Homs vào sáng sớm ngày 9.4.
“Vào ngày 9.4, hai chiếc F-15 của không quân Israel xuất hiện trên bầu trời Liban, tấn công căn cứ Syria bằng tên lửa dẫn đường mà không trực tiếp xâm phạm không phận nước này”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
5 trong số 8 quả tên lửa được chiến đấu cơ F-15 phóng đi đã bị hệ thống phòng không Syria đánh chặn thành công.
“3 quả tên lửa khác đánh trúng khu vực phía tây của căn cứ không quân, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng”
Chính quyền Israel hiện chưa lên tiếng bình luận về vụ việc. Đại sứ quán Israel ở Mỹ cũng không lên tiếng xác nhận hay bác bỏ.
Phát ngôn viên quân đội Israel, Jonathan Conricus nói trên Sputnik: “Chúng tôi không bình luận về thông tin này”.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga đã yêu cầu Israel giải thích về việc tấn công căn cứ quân sự Syria, nghị sĩ Nga Vladimir Jabarov cho biết.
Israel từng tấn công căn cứ quân sự T-4 của Syria hồi tháng 2.
Kênh truyền hình Ả Rập Al-Mayadeen nói một máy bay do thám Israel đã ghi lại hình ảnh của căn cứ T-4, vài giờ trước khi đợt không kích diễn ra.
Trước đó, hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, căn cứ T-4 hứng chịu đợt tấn công bằng tên lửa hành trình, rất có thể do Mỹ đứng sau.
Lầu Năm Góc ngay lập tức bác bỏ thông tin này và khẳng định không tiến hành bất kỳ đợt không kích nào ở Syria trong thời điểm đó.
Sau vụ tấn công, kênh truyền hình Al Mayadeen đưa tin, phiến quân Hồi giáo IS đã mở đợt phản công tại một số khu vực thuộc tỉnh Homs.
Theo Danviet
4 người Triều Tiên quan trọng đến nỗi Kim Jong-un cũng phải kiêng dè
Bước nhảy vọt trong công nghệ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đánh dấu sự thăng tiến của 4 nhân vật quan trọng, đến Kim Jong-un cũng phải đối xử cực kì trọng thị.
Nhà khoa học Jon Il-ho hút thuốc cùng lãnh đạo tối cao Kim Jong-un.
Theo Daily Star, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã công khai chiến lược đưa Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân trong những năm qua.
Triều Tiên phóng tên lửa nhiều hơn bao giờ hết trong năm 2017, nhằm cụ thể hóa kế hoạch phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn vươn đến Mỹ.
Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có sự hỗ trợ đắc lực từ một nhóm các nhà khoa học tài ba, những người đóng vai trò không nhỏ trong việc mở rộng kho vũ khí Triều Tiên.
Người đàn ông bí ẩn trèo lên lưng ông Kim hồi đầu năm nay được cho là có vai trò quan trọng trong một vụ thử tên lửa. Bức ảnh cho thấy ông Kim trọng thị người có đóng góp cho chương trình tên lửa như thế nào.
Kim Jong-sik, Ri Pyong-chol, Jon Il-ho và Jang Chang-ha chính là những bộ não siêu việt giúp ông Kim sở hữu tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. 4 nhà khoa học này còn được biết đến với tên gọi "bộ tứ tên lửa".
Hai thành viên đầu tiên trong "bộ tứ tên lửa" Triều Tiên là Giám đốc Học viện Khoa học Quốc phòng Jang Chang-ha, 53 tuổi và Jon Il-ho, 61 tuổi, người thường được truyền thông nhà nước Triều Tiên mô tả là "quan chức trong lĩnh vực nghiên cứu quốc phòng".
Trong khi đó, Ri Pyong-chol được đánh giá là thành viên cấp cao nhất trong "bộ tứ tên lửa". Ông Ri từng là cựu tư lệnh không quân hiện là Phó Giám đốc Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng thuộc đảng Lao động Triều Tiên.
Thành viên cuối cùng trong "bộ tứ tên lửa" sát cánh cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un là Kim Jong-sik, 49 tuổi. Ông Kim Jong-sik bắt đầu xuất hiện bên cạnh ông Kim Jong-un từ tháng 2.2016. Sự thăng tiến của ông gắn liền với giai đoạn Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa.
"Bộ tứ tên lửa" luôn tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim được cho là đã thanh trừng 340 người, bao gồm nhiều quan chức cấp cao và cả người chú Jang Song-thaek. Mới đây nhất, nhân vật quyền lực số 2 Triều Tiên Hwang Pyong So cũng biến mất bí ẩn, dấy lên tin đồn rằng ông này đã bị xử tử.
Nhưng bất chấp những điều đó, "bộ tứ tên lửa" Triều Tiên được coi là những người bất khả xâm phạm. Chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên Choi Kyun-kyo nhận định: "Họ là những người Kim Jong-un không bao giờ muốn động đến. Ông Kim hiểu rõ giá trị của các nhà khoa học và sự thất bại là điều bình thường trong nghiên cứu".
Các nhà khoa học hàng đầu luôn tháp tùng ông Kim trong những đợt phóng thử tên lửa.
Hồi đầu năm nay, giới phân tích phương Tây đặc biệt chú ý đến nhân vật nằm trong nhóm phát triển tên lửa chiến lược của Triều Tiên. Người này trèo lên lưng nhà lãnh đạo Kim Jong-un ăn mừng mà không sợ ông Kim nổi giận.
4 nhân vật trong "bộ tứ tên lửa" Triều Tiên được tín nhiệm đến mức họ có thể cùng hút thuốc với ông Kim, điều vốn được coi là không phù hợp trong văn hóa Triều Tiên. Giới chuyên gia coi đây là sự đối đãi đặc biệt hiếm có của nhà lãnh đạo Kim Jong-un với các nhà khoa học hàng đầu.
Theo Danviet
Mỹ điều F-15 chặn phi cơ bay gần nơi Trump nghỉ dưỡng Mỹ điều hai chiến đấu cơ F-15 chặn một máy bay vi phạm hạn chế không phận ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago khi Tổng thống Donald Trump đang nghỉ tại đây. Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ. Ảnh: Reuters. Vụ việc xảy ra tối 17/2. Một phi cơ vi phạm hạn chế không phận ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Palm Beach, bang Florida,...