Quốc gia Baltic đề nghị mua hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ
Latvia đã đề nghị mua hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao ( HIMARS) do Mỹ sản xuất, một phát ngôn viên quân sự nói với Defense News.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) phóng đạn trong quá trình huấn luyện chiến đấu tại Trung tâm Huấn luyện Yakima ở bang Washington. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), phát ngôn viên này cho biết Bộ Quốc phòng Latvia đã gửi một lá thư yêu cầu tới Mỹ để tham khảo về tình trạng sẵn có và giá cả của HIMARS. Đồng thời, nguồn tin cũng hé lộ mong muốn mua lại HIMARS là một dự án chung của các quốc gia Baltic và giới chức rất mong đợi nhận được sự đồng tài trợ của Mỹ cho loại vũ khí này.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi các quốc gia Baltic khác – gồm Estonia và Litva – ngỏ ý muốn mua HIMARS. Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anusauskas nhấn mạnh cùng với các đồng minh Latvia và Estonia, đất nước của ông đang xem xét phát triển khả năng của hệ thống tên lửa pháo binh HIMARS. Ông bày tỏ hy vọng sẽ đạt được hợp đồng mua loại vũ khí này trong năm nay. Đến ngày 15/7, Lầu Năm Góc xác nhận họ đã chấp thuận bán 6 hệ thống HIMARS cho Estonia.
Video đang HOT
Trước đó, Ba Lan cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự đối với loại vũ khí tầm xa gần đây đã được chuyển đến chiến trường Ukraine. Vào tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak tuyên bố Warsaw muốn sở hữu hàng trăm bệ phóng HIMARS từ Mỹ. Tuy nhiên cho đến nay, vị quan chức này đã không nhận được phản hồi công khai.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2, mối quan tâm đến hệ thống tên lửa HIMARS từ các quốc gia Đông Âu dường như đã tăng vọt. Điều này cũng khiến Washington và hàng loạt các đồng minh chi hàng tỉ USD vũ khí để hỗ trợ Kiev ngăn đà tiến công của Moskva.
Mặc dù trước đó, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép gửi nhiều loại vũ khí hạng nặng đến hỗ trợ Ukraine, nhưng chỉ đến cuối tháng 6, Lầu Năm Góc mới đồng ý gửi HIMARS có tầm bắn 80 km cho Ukraine. Washington lo ngại Kiev sẽ sử dụng hệ thống có tầm bắn xa hơn để thực hiện các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga và khiến leo thang căng thẳng trực tiếp với Moskva.
Cho đến nay, các lực lượng Ukraine đã nhận được ít nhất 12 bệ phóng tên lửa HIMARS. Lầu Năm Góc gần đây đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Kiev thêm 4 hệ thống nữa. Quân đội Ukraine cho rằng HIMARS có thể là loại vũ khí thay thế phù hợp cho vũ khí tầm xa nhất hiện có trong kho vũ khí của nước này – tổ hợp tên lửa Tochka-U.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post hôm 24/7, một quan chức tình báo quân sự cấp cao của Ukraine tiết lộ lực lượng của họ chỉ còn rất ít hệ thống Tochka có thể hoạt động sau nhiều tháng chiến đấu. Kiev cũng kêu gọi Mỹ gửi thêm cho họ các loại đạn HIMARS có tầm bắn xa hơn có thể tấn công các mục tiêu cách đó khoảng 300 km.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov trước đó tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ cần tới 100 hệ thống HIMARS để thực hiện “một cuộc phản công hiệu quả” – số lượng lớn hơn nhiều so với 16 chiếc mà Mỹ dự kiến cung cấp.
Trong khi đó, đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy kho dự trữ bệ phóng HIMARS. Hôm 25/2, Nga cho biết họ đã tấn công các loại đạn HIMARS và các vũ khí khác do Mỹ cung cấp ở miền tây Ukraine. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine đã phủ nhận thông tin trước đó. Một nhân vật tình báo quân sự nói: “Chúng tôi không mất một chiếc HIMARS nào”.
Quốc gia Baltic thông qua luật cấm khí đốt Nga
Truyền thông địa phương đưa tin quốc gia Baltic Latvia sẽ cấm nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ năm 2023.
90% khí đốt lượng khí đốt nhập khẩu của Latvia đến từ Nga. Ảnh minh họa - Latvian Public Broadcasting)
Theo kênh truyền hình RT, Quốc hội Latvia ngày 13/7 đã thông qua các sửa đổi trong Luật năng lượng của nước này, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga từ ngày 1/1/2023.
Trong tuyên bố được đăng trên cổng thông tin Delfi, các nhà lập pháp Latvia cũng đã thông qua một điều luật nhằm điều chỉnh các thỏa thuận đối với những quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khác về cách thức thực thi lệnh cấm khí đốt của Nga.
Các thành viên EU vùng Baltic là Latvia, Estonia và Litva đã tuyên bố ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Moskva. Ba quốc gia trên cũng đã từ chối thực hiện yêu cầu thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng rúp.
Tháng trước, Thủ tướng Latvia Arturs Krisjanis Karins trả lời phỏng vấn báo El Pais rằng nước này sẽ dừng nhập khẩu khí đốt của Nga, bất chấp mọi khó khăn phía trước. Ông nêu rõ rằng 90% khí đốt lượng khí đốt nhập khẩu của Latvia đến từ Nga.
Trong khi đó, thuế khí đốt ở Latvia đã tăng vọt. Tùy thuộc vào mức tiêu thụ, hóa đơn khí đốt của các hộ gia đình đã tăng 65,6 - 89,9% kể từ đầu tháng 7.
Nga cảnh báo nguy cơ xung đột trực tiếp với Mỹ Mỹ đang trên đà rơi vào vòng xoáy xung đột với Nga sau khi gửi hàng loạt bệ phóng tên lửa cho Ukraine. Máy bay chở các bệ phóng HIMARS của Mỹ hạ cánh tại căn cứ Kunsan, Hàn Quốc, để tham gia tập trận chung. Ảnh: Getty Images Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nhận xét động thái trang bị vũ...