Quốc đảo thất thủ sau gần hai năm sạch bóng Covid-19
Palau ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên, đánh mất danh hiệu một trong số ít quốc gia sạch bóng Covid-19 sau gần hai năm đại dịch bùng phát.
Hai người tới từ đảo Guam của Mỹ ngày 21/8 nhận kết quả dương tính với nCoV tại Palau và được giới chức quốc đảo đưa đi cách ly cùng những người tiếp xúc gần. Bộ Y tế Palau kêu gọi dân chúng nước này bình tĩnh sau khi bác đề xuất áp lệnh phong tỏa.
Với 80% trong số 18.000 người Palau đã hoàn thành liệu trình tiêm vacicne, Tổng thống Surangel Whipps cho biết quốc đảo “từng là nơi không có Covid-19, giờ là nơi an toàn giữa Covid-19″.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Palau là một trong 14 quốc gia chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm nào. Bộ Y tế Palau chưa cho biết bao nhiêu người tiếp xúc gần với hai ca nhiễm phải đi cách ly. Một phát ngôn viên Bộ Y tế Palau cho biết cơ quan này tin rằng chưa có ca cộng đồng nào tại quốc đảo.
Koror, thành phố lớn nhất của Palau nhìn từ trên cao. Ảnh: Guardian .
Video đang HOT
Hai người nói trên nhận kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV 72 giờ trước khi khởi hành tới Palau. Tuy nhiên, khi làm xét nghiệm bắt buộc sau đó 5 ngày theo quy định của Palau, hai người này có kết quả dương tính.
Palau không thể xác định được chủng nCoV của hai ca nhiễm mới và đã gửi một mẫu tới Mỹ để phân tích. Palau quy định người tới nước này trong 5 ngày đầu tiên phải đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người. Palau mở cửa trở lại hồi tuần trước, những người chưa tiêm vaccine Covid-19 sẽ được tiêm khi đến nơi.
Nằm cách Philippines khoảng 1.000 km về phía đông, Palau là một trong số ít quốc gia ngăn được Covid-19 xâm nhập sau khi đóng biên sớm lúc đại dịch bùng phát đầu năm 2020, bất chấp tổn hại lớn đối với nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch. Các quốc gia còn lại chưa ghi nhận ca nhiễm gồm một số quốc đảo tại Thái Bình Dương cùng Triều Tiên và Turkmenistan.
Trong nỗ lực khôi phục ngành du lịch của mình, Palau hồi tháng 4 áp dụng cơ chế “bong bóng” đi lại mà không cần cách ly với đảo Đài Loan. Tuy nhiên, giới chức Palau từ bỏ mô hình này một tháng sau đó, khi đảo Đài Loan ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến.
F-22 Mỹ có thể diễn tập chống oanh tạc cơ Trung Quốc
Số tiêm kích F-22 lớn bất thường Mỹ triển khai diễn tập ở Guam có thể nhằm luyện tập đối phó oanh tạc cơ thế hệ mới của Trung Quốc.
Không quân Mỹ triển khai 25 tiêm kích tàng hình F-22, tương đương 1/5 lực lượng chiến đấu, đến đảo Guam cho cuộc diễn tập Pacific Iron 2021. Đây là số lượng tiêm kích F-22 "nhiều chưa từng thấy" được Mỹ điều động đến khu vực.
Hoạt động này của không quân Mỹ nhằm huấn luyện lực lượng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở nên "thiện chiến, dễ thích nghi và kiên cường hơn", Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết.
Tiêm kích F-22 của Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam ngày 18/7. Ảnh: USAF .
Leung Kwok-leung, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nhận định cuộc diễn tập với lượng lớn tiêm kích tàng hình tiên tiến của Mỹ có thể nhằm đối phó oanh tạc cơ chiến lược của Trung Quốc.
"Nhiệm vụ chính của F-22 khi được triển khai tới Tây Thái Bình Dương là ngăn oanh tạc cơ chiến lược tiên tiến, bao gồm máy bay thế hệ mới của Trung Quốc, thực hiện các chiến dịch tấn công nước Mỹ", Leung Kwok-leung nói.
Trung Quốc được đồn đoán đang phát triển oanh tạc cơ thế hệ mới Xian H-20 có khả năng tấn công các mục tiêu trong "chuỗi đảo thứ hai", thậm chí đủ sức xuyên qua khu vực này và tập kích đảo Hawaii. H-20 được cho là có thể mang tên lửa hạt nhân và thông thường, bay ở tốc độ cận âm và phóng được 4 tên lửa siêu vượt âm.
Zhou Bo, cựu đại tá Trung Quốc và chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, cho biết việc Mỹ triển khai lượng lớn tiêm kích tiên tiến tham gia diễn tập gần Trung Quốc làm "gia tăng căng thẳng trong khu vực".
"Nhiều cuộc diễn tập của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc. Việc điều lượng lớn tiêm kích cùng lúc như vậy được coi là thông điệp gửi tới Trung Quốc", Zhou Bo nói. "Dù chắc chắn cuộc diễn tập không dẫn đến bất cứ sự cố mới nào, hoạt động này không thể xoa dịu căng thẳng trong khu vực".
F-22 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm và được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới. F-22 được tích hợp hệ thống kết nối cảm biến trên máy bay với nguồn cấp dữ liệu bên ngoài, cho phép phi công có cái nhìn chi tiết hơn về không gian chiến đấu. F-22 có thể đạt tốc độ tối đa 2.414 km/h, tầm hoạt động 3.000 km và bán kính chiến đấu 850 km.
Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới vận hành tiêm kích F-22, chiếc đầu tiên được biên chế năm 2005. Tổng cộng 195 tiêm kích F-22 đã được sản xuất, bao gồm 8 máy bay thử nghiệm.
Mỹ điều F-22 nhiều chưa từng thấy đến Thái Bình Dương Ba tiêm kích F-22 xuất kích vì sự cố bí ẩn Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ mài mũi xuống đường băng 14 UAV trợ chiến bay cùng tiêm kích tàng hình F-22, F-35 Kỹ sư Trung Quốc nêu điểm yếu tiêm kích tàng hình F-22 76
Trung sĩ Mỹ ôm bom cháy cứu máy bay năm 1945 Trung sĩ Henry Erwin ôm quả bom phốt pho đang cháy, chấp nhận da thịt bị bong ra, để cứu oanh tạc cơ chở 11 đồng đội trong Thế chiến II. Henry Eugene Erwin Sr. sinh ngày 8/5/1921 tại Adamsville, bang Alabama, Mỹ, trong một gia đình đông con. Do nhà nghèo, Erwin phải bỏ học để đi làm toàn thời gian tại...