Quốc đảo Caribe như bãi chiến trường khi núi lửa phun trào
Đảo quốc Saint Vincent ở Caribe bị tro bụi phủ trắng, không khí ngập mùi lưu huỳnh hôi thối sau khi núi lửa La Soufriere phun trào.
Sau gần 42 năm yên lặng, núi lửa La Soufriere tại Saint Vincent tiếp tục phun trào hôm 9/4, khiến 16.000 người sống trong khu vực bị ảnh hưởng phải sơ tán. Tổ chức Quản lý Khẩn cấp Quốc gia (NEMO) ghi nhận một đợt phun trào khác vào sáng sớm 11/4, khiến phần lớn đảo quốc mất điện và chìm trong tro bụi.
“Ngày thứ 3 núi lửa phun trào, mọi thứ giống như trên chiến trường”, NEMO thông báo trên Twitter.
Một tình nguyện viên của UWI ở Chateaubelair, Saint Vincent, bị tro bụi bao phủ sau vụ phun trào hôm 9/4. Ảnh: UWI
Theo Trung tâm Nghiên cứu Địa chấn thuốc Đại học Tây Ấn (UWI), giai đoạn phun trào của núi lửa dự kiến kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Các vụ phun trào làm phát tán tro bụi đi xa 6 km. Đường phố, nhà cửa ở Saint Vincent bị tro bụi phủ trắng sau vụ phun trào mạnh hôm 9/4 và kéo dài suốt đêm.
“Sáng 10/4, hòn đảo hơn 110.000 dân sinh sống này trông giống như xứ sở thần tiên mùa đông, nhưng lớp bao phủ không phải là tuyết, mà là tro bụi”, cổng thông tin news784 viết.
Video đang HOT
Tầm nhìn ở một số khu vực rất hạn chế. Núi lửa nằm ở phía bắc hòn đảo, nhưng thủ đô Kingstown nằm ở mũi phía nam cũng chịu ảnh hưởng. Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Thảm họa Caribe khuyến cáo người dân trong khu vực nên ở trong nhà, hạn chế di chuyển ngoài trời.
Núi lửa La Soufriere phun trào phát tán tro bụi xuống một con đường trên đảo quốc Saint Vincent hôm 9/4.
Thủ tướng Ralph Gonsalves hôm 10/4 cho hay đa số các khu vực đã bị cắt nước, không phận đóng cửa vì tro bụi, khoảng 3.000 người đã qua đêm trong nơi trú ẩn.
“Chúng ta đang đối mặt với một đợt phun trào lớn”, Gonsalves nói, thông báo chính phủ đã liên hệ với những quốc gia khác đề nghị viện trợ. Guyana và Venezuela đang điều tàu tiếp tế đến hỗ trợ đảo quốc này.
Nhà cửa ở Chateaubelair, Sain Vincent, bị tro núi lửa bao phủ hôm 9/4. Ảnh: UWI
Núi lửa La Soufriere cao 1.235 mét, theo tiếng Pháp nghĩa là “mỏ lưu huỳnh”, đã không phun trào kể từ năm 1979. Vụ phun trào lớn nhất xảy ra vào năm 1902 đã giết chết hơn 1.000 người.
“Chúng tôi đang cố gắng bình tâm, dù trong lòng rất lo lắng”, Vynette Frederick, 44 tuổi, một luật sư ở Kingstown, nói.
Núi lửa phun trào rung chuyển quốc đảo Caribe Núi lửa Indonesia phun cột khói bụi 5.000 mét Núi lửa Indonesia phun dung nham đỏ rực
Hơn 16.000 người phải sơ tán do tro bụi từ núi lửa La Soufriere
Tro bụi từ núi lửa La Soufriere đã phủ kín quốc đảo Saint Vincent ở vùng Caribe trong ngày 10/4.
Núi lửa La Soufriere tại quốc đảo Saint Vincent phun tro bụi ngày 9/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với lượng khói dày đặc, mùi hôi khó chịu của lưu huỳnh bốc ra sau hàng loạt đợt phun trào càng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt. Để đảm bảo an toàn, hơn 16.000 người sống trong các khu vực xung quanh núi lửa đã được lệnh sơ tán.
Theo Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp Caribe, núi lửa La Soufriere hoạt động trở lại ngày 9/4 đã phun những cột tro bụi và khói cao tới 6.000 mét lên không trung và tro bụi từ ngọn núi lửa ở phía Bắc phát tán đến tận sân bay quốc tế Argyle ở phía Nam quốc đảo. Lượng bụi dày đặc từ ngọn núi lửa đã từng ngủ yên trong nhiều thập niên này đang tiếp tục di chuyển về hướng Đông với quãng đường 175 km và bắt đầu ảnh hưởng tới hòn đảo láng giềng Barbado.
Sau một vài vụ nổ lớn phát ra từ núi lửa La Soufriere đêm 9/4, một lớp bột trắng đã phủ kín nhiều con đường, nhà cửa, thậm chí những tòa nhà lớn ở Saint Vincent trong sáng 10/4. Cổng thông tin news784.com đưa tin lớp tro bụi trắng phủ kín khiến quốc đảo Saint Vincent, với trên 110.000 cư dân sinh sống "như một xứ sở thần tiên mùa Đông.
Trong khi đó, tại thủ đô Kingstown ở miền Nam, làn tro bụi dày đặc cũng khiến tầm nhìn ở một số khu vực bị hạn chế.
Thủ tướng Ralph Gonsalves cho biết nước sinh hoạt đã bị cắt tại hầu hết các khu vực và không phận quốc gia buộc phải đóng cửa do tình trạng tro bụi dày đặc. Ít nhất 3.000 người đã phải ngủ đêm trong lều trại tạm. Hiện những người dân trên đảo Saint Vincent đang phải sống chung với lượng tro bụi cực kỳ nguy hiểm và hít thở mùi lưu huỳnh nồng nặc.
Phát biểu với hãng tin NBC News, Thủ tướng Gonsalves nói: "Chúng tôi đang phải đối mặt với tình trạng hết sức khó khăn". Hiện Chính phủ Saint Vincent đã phải liên hệ với nhiều quốc gia trong khu vực để kêu gọi cung cấp viện trợ. Guyana và Venezuela đang gửi tàu tiếp tế đến cứu hộ.
Theo Trung tâm nghiên cứu địa chấn tại Caribe, trước đó, sáng 9/4, vụ nổ đầu tiên từ La Soufriere, đỉnh cao nhất ở Saint Vincent và Grenadines, đã cho thấy những cột tro nóng và khói ở độ cao 6.000 mét. Vụ phun trào thứ hai, nhỏ hơn diễn ra chiều 9/4, tạo ra một đám mây tro bụi cao 4.000 mét.
Ngọn núi La Soufriere cao 1.235 mét - tên tiếng Pháp có nghĩa là "mỏ lưu huỳnh" - đã ngủ yên từ năm 1979 và vụ nổ lớn nhất xảy ra cách đây hơn một thế kỷ - năm 1902, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Núi lửa La Soufriere tại Saint Vincent 'thức giấc' Ngày 9/4, núi lửa La Soufriere tại quốc đảo Saint Vincent và Grenadines ở vùng Caribe đã bất ngờ phun trào mạnh, phát tán tro bụi ra những ngôi làng xung quanh và buộc hàng nghìn người phải sơ tán. Đây là lần đầu tiên núi lửa này phun trào trong 40 năm qua. Khói phun ra từ núi lửa La Soufriere ở...