Quốc đảo 22.000 dân mời Mỹ xây dựng căn cứ quân sự đối phó ‘tác nhân gây bất ổn’
Quốc đảo ở Thái Bình Dương Palau mời gọi quân đội Mỹ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình trong bối cảnh Trung Quốc cấm dân tới đây tham quan du lịch.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tới thăm đảo quốc này và cáo buộc Bắc Kinh có “các hoạt động gây bất ổn đang diễn ra” ở khu vực Thái Bình Dương.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Palau Tommy Remengesau tiết lộ người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã hoan nghênh việc mời gọi, xây dựng các cơ sở quân đội ở Palau – quần đảo cách Philippines khoảng 1.500 về phía Đông.
“Yêu cầu của Palau đối với quân đội Mỹ vẫn rất đơn giản – xây dựng các cơ sở sử dụng chung, sau đó đến và sử dụng chúng thường xuyên”, ông Tommy Remengesau cho biết trong bức thư gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, được Văn phòng Tổng thống bố trong tuần này.
Quốc đảo ở Thái Bình Dương Palau mời gọi, thúc giục quân đội Mỹ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình. (Ảnh: Yahoo)
Trong bước thư, Tổng thống Tommy Remengesau nhấn mạnh đến việc quốc gia 22.000 người này sẵn sàng cung cấp các căn cứ đất liền, cơ sở cảng và sân bay cho quân đội Mỹ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Remengesau cũng đề xuất sự hiện diện của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ ở Palau để giúp tuần tra khu bảo tồn biển rộng lớn của quốc đảo này, nơi có diện tích đại dương bằng Tây Ban Nha. Với diện tích đó, rất khó để quốc gia nhỏ bé này giám sát toàn bộ các biến động trên các vùng thuộc chủ quyền của mình.
Palau là một quốc gia độc lập, không có quân đội và Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ theo một thỏa thuận với Washington được gọi là Hiệp ước Tự do. Theo thỏa thuận, quân đội Mỹ có quyền tiếp cận các hòn đảo ở Palau, tuy nhiên, hiện Mỹ không có quân thường trực ở đó.
“Chúng ta nên sử dụng các cơ chế của Hiệp ước để thiết lập sự hiện diện quân sự thường xuyên của Mỹ ở Palau. Quân đội Mỹ đã không sử dụng hết quyền trong việc thiết lập các địa điểm phòng thủ ở Cộng hòa Palau theo Hiệp ước”, ông Remengesau nhấn mạnh.
Ông Remengesau cho biết, các căn cứ ở Palau sẽ không chỉ tăng cường khả năng tác chiến cho quân đội Mỹ mà còn giúp nền kinh tế địa phương, vốn đang gặp khó khăn khi đại dịch COVID-19, khiến du lịch – ngành công nghiệp chính của nước này ngừng hoạt động.
Palau là hiện trường của các cuộc giao tranh đẫm máu giữa quân đội Mỹ và Nhật Bản trong Thế chiến II. Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh, Washington tập trung vào các căn cứ ở Philippines và Guam. Một cơ sở radar quân sự của Mỹ đã được lên kế hoạch xây dựng ở Palau nhưng bị đình chỉ vì đại dịch COVID-19.
Palau lo sợ ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực ngày càng gia tăng. (Ảnh: Rappler)
Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đã cố gắng lôi kéo các đồng minh của Đài Bắc ở Thái Bình Dương, thuyết phục quần đảo Solomon và Kiribati đổi bên vào năm ngoái. Trước đó, Palau đã từ chối lời kêu gọi của Bắc Kinh, khiến Trung Quốc ra lệnh cấm khách du lịch đến thăm đất nước này vào năm 2018.
Không nêu tên Trung Quốc, song Tổng thống Remengesau nói với Bộ trưởng Quốc phòng Esper rằng “các tác nhân gây bất ổn đã đi lên phía trước để tận dụng” các cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến dịch bệnh mà các quốc đảo nhỏ đang phải vật lộn để chống chọi.
Video đang HOT
“Thưa Bộ trưởng, thật nhẹ nhõm khi nghe ông và các quan chức hàng đầu khác của Mỹ nhận ra thực tế phức tạp của an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – nơi đang bị đe dọa bởi kinh tế học cũng như xâm lược quân sự”, Tổng thống Remengesau viết trong thư.
Trong chuyến thăm của Esper vào tuần trước tới Palau, kéo dài chưa đầy 3 giờ, ông Remengesau cho biết, Trung Quốc đang cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các quốc đảo để giành lấy lòng trung thành của họ.
Quốc gia hiếm hoi chưa có dấu chân virus corona
Đảo quốc Vanuatu ở Thái Bình Dương là một trong số ít những nơi chưa phát hiện ca nhiễm Covid-19 nào. Nhưng những nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lại vướng phải các thảm họa tự nhiên.
Sáng 5/4, 62 vị khách chuẩn bị ra khỏi một khu nghỉ mát ở thủ đô Port Vila của quốc đảo Vanuatu.
Thay vì lên taxi đến sân bay, họ được nhiều gương mặt quen thuộc hồi hộp chờ bên ngoài khu nghỉ mát.
62 vị khách này chủ yếu là cư dân Port Vila bị cách ly trong 14 ngày dưới sự giám sát của Bộ Y tế. Họ là những người cuối cùng nhập cảnh ngay trước khi đảo quốc nam Thái Bình Dương này đóng biên giới để phòng Covid-19.
Mặc dù chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào, Vanuatu đã đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn Covid-19 vào quốc đào này. Ảnh: Guardian.
Vanuatu là quốc gia có dân số dưới 300.000. Quốc gia này gồm 80 hòn đảo cách Australia 1.800 km về phía đông. Đây là một trong số ít các quốc gia trên thế giới chưa xác nhận ca nhiễm virus corona nào. Phần lớn các quốc gia này nằm ở Thái Bình Dương như Palau, quần đảo Solomon, Tonga và Samoa.
Khoảng cách địa lý đã bảo vệ họ khỏi Covid-19. Tuy nhiên, thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu khiến các quốc gia này rất dễ bị ảnh hưởng nếu Covid-19 lây đến đây.
Các biện pháp nghiêm ngặt
"Thật là nhẹ nhõm khi con tôi có thể trở về mặc dù chúng bị cách ly", cô Ariitaimai Salmon, người có hai con bị cách ly sau khi trở về từ Sydney, nói với Guardian. "Chúng rất vui khi được về nhà".
Salmon là người điều hành và quản lý Au Bon Marche, chuỗi siêu thị lớn nhất tại quốc đảo. Cô đã dành vài tuần qua để trấn an công dân Vanuatu đất nước vẫn có đủ thực phẩm mặc dù đóng biên giới.
Au Bon Marche là một trong số ít các công ty vẫn sống sót dưới ảnh hưởng của đại dịch.
Còn những người làm trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ngành chiếm 40% GDP của Vanuatu, nhiều người trong số họ tự hỏi làm thế nào họ phục hồi khi không có khách du lịch đến đây.
Những nơi công cộng ở Vanuatu phải đặt bồn rửa tay để ngăn Covid-19. Ảnh: Guardian.
Các tàu du lịch ngưng chạy và Air Vanuatu, hãng hàng không quốc gia, cũng dừng các chuyến bay trong và ngoài nước vô thời hạn. Nhiều nhà hàng và khách sạn đã tự nguyện đóng cửa trong khi những nơi khác cố gắng hoạt động trong giới hạn của chính phủ.
Dọc theo con phố chính của Port Vila, các trạm rửa tay đã được lắp đặt bên ngoài cửa hàng, ngân hàng và nhà hàng. Hầu hết chúng được làm từ các hộp nhựa lớn và một vòi nước di động. Tất cả doanh nghiệp đã được yêu cầu phải tự lắp nơi rửa tay để giữ vệ sinh.
Những quán bar kava truyền thống cũng phải thay đổi vì các vấn đề vệ sinh. Tại các quán bar kava, nơi món bia truyền thống được phục vụ, mọi người dùng chung bát kava và uống chất lỏng màu nâu đục suốt đêm. Họ cũng có thói quen khạc nhổ để bớt đi vị đắng sau khi uống bia.
Do Covid-19, tất cả quán bar kava chỉ bán thức uống mang đi và phải đóng cửa lúc 19h30 thay vì bán suốt đêm như trước.
Một quán bar kava rót bia vào chai để bán cho khách mang về. Vanuatu đã đưa ra lệnh giới nghiêm từ 21h tới 4h sáng hôm sau. Ảnh: Guardian.
Các doanh nghiệp khác phải đóng cửa hoàn toàn. Ông Christoph Tahumpir, một doanh nhân địa phương xuất khẩu gỗ đàn hương sang Trung Quốc, phải ngưng hoạt động do đóng cửa cảng và ông lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, ông đồng ý rằng phải đóng kín biên giới.
"Tôi nghĩ về việc Covid-19 ảnh hưởng đến người lớn tuổi trong gia đình và tôi không thể đến thăm họ trong bệnh viện nếu virus xuất hiện ở đây. Điều này rất buồn", ông Tahumpir chia sẻ với Guardian.
Ông Kalfau Moli, cựu thành viên của quốc hội Vanuatu, đã kịp lên chuyến bay cuối cùng từ đảo Malo tới Port Vila trước khi việc di chuyển giữa các đảo bị cấm.
"Là một người cha và một công dân của đất nước này, tôi rất lo lắng. Chúng tôi không có cơ sở vật chất để điều trị Covid-19", ông Moli nói. "Chúng tôi còn không có nước để rửa tay. Hãy chỉ cho tôi chỗ có nước ở đông đảo Malo hay Whitesands ở Tanna?".
Ông Russel Tamata, phát ngôn viên chính của nhóm cố vấn chống Covid-19 của chính phủ Vanuatu, cho rằng những hành động quyết liệt của chính phủ Vanuatu là cần thiết.
"Chúng tôi biết virus lây lan như thế nào. Văn hóa và cách sống của chúng tôi tạo điều kiện để virus này lây lan. Nếu nó đến Vanuatu, đây sẽ là một thảm họa. Tại thời điểm này, chúng tôi quản lý chặt biên giới. Chúng tôi sợ nếu virus vào Vanuatu, nó sẽ lây lan rất nhanh. Chúng tôi là không có tài nguyên và cơ sở vật chất để kiểm soát bệnh. Chỉ một lỗi nhỏ cũng ảnh hưởng rất nặng nề", ông Tamata nói.
Thiếu cơ sở vật chất, liên tục gặp thảm họa thiên nhiên
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết cung cấp thiết bị và vật liệu vào cuối tháng 4 để Vanuatu xây dựng một phòng vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Port Vila. Họ cũng cung cấp các máy thở đảo quốc này cần.
Hiện tại, bệnh viện chính của Vanuatu, bệnh viện trung tâm Vila, đang chuyển đổi phòng bệnh lao thành một phòng cách ly. Tuy nhiên, toàn bộ bệnh viện vẫn chỉ có 20 giường bệnh.
Vanuatu đã đưa ra các quy tắc giữ vệ sinh ở chợ như phải rửa tay. Ảnh: Guardian.
"Nếu tình trạng bệnh nhân trở nên phức tạp, chúng tôi chỉ có hai máy thở trên cả nước", ông Tamata nói thêm.
"Nếu phải phẫu thuật, hầu hết bác sĩ sẽ vào phòng mổ và không còn nhiều bác sĩ ở ngoài. Chúng tôi có khoảng 60 bác sĩ, nhưng phần lớn họ mới tốt nghiệp và gần đây chúng tôi vừa đón đợt y tá thứ ba từ quần đảo Solomon để phục vụ trên sáu tỉnh của chúng tôi do thiếu nguồn nhân lực", ông Tamata nói với Guardian.
Do thiếu y tá, Vanuatu đã thuê y tá từ quần đảo Solomon từ giữa năm 2019.
Tamata nói rằng một trong những thách thức lớn nhất là kiểm soát thông tin. Khi Vanuatu tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong hai tuần vào ngày 26/3, một trong những lệnh được đưa ra là các phương tiện truyền thông không được xuất bản bất kỳ bài viết nào về Covid-19 trừ khi được ủy quyền từ Văn phòng Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMO).
Có rất nhiều từ chuyên môn không thể dịch sang tiếng Bislama (ngôn ngữ chính của Vanuatu) và nó có thể dễ dàng bị hiểu sai. Việc quản lý hiểu biết của người dân trong giai đoạn này rất quan trọng vì nỗi sợ hãi có thể cản trở chúng tôi thực hiện công việc của mình", ông Tamata cho biết.
Trong khi đảo quốc này đang chuẩn bị cho Covid-19, một tai họa khác ập đến làm lộ ra nhiều lỗ hổng. Bão nhiệt đới Harold đã đổ bộ vào Vanuatu vào ngày 6/4. Cơn bão cấp 5 này xé toạc các hòn đảo phía bắc Vanuatu.
Bão nhiệt đới cấp 5 Harold tàn phá Luganville, thành phố lớn thứ hai ở Vanuatu. Ảnh: Guardian.
Tổng thiệt hại vẫn chưa rõ, nhưng hình ảnh từ Espiritu Santo và quần đảo Malo cho thấy nhiều ngôi làng bị tàn phá bởi cơn bão.
Các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt được đưa ra để đối phó với Covid-19 đột nhiên mất hiệu lực trong thảm họa. Quy tắc cấm hơn năm người tụ tập phải được nới lỏng khi mọi người trú ẩn trong các khu sơ tán.
Vanuatu đã quen với các thảm họa . Quốc gia này được xếp hạng là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa tự nhiên nhất trên thế giới. Chỉ trong tuần qua, NDMO đã phải đối phó với lũ lụt và tro bụi núi lửa. Covid-19 và thảm họa thiên nhiên xảy ra cùng một lúc là quá nhiều với quốc đảo nhỏ bé này.
Tuy nhiên, ông Tamata vẫn lạc quan về cơ hội kiểm soát Covid-19 của Vanuatu bất chấp những thách thức khác mà quốc đảo này phải đối mặt.
"Chúng tôi xem Covid-19 là một mối đe dọa, nhưng nó cũng là một điều lành", ông Tamata nói. "Các bước giữ vệ sinh cơ bản là thứ mà chúng tôi đã cố gắng tuyên truyền trong nhiều năm qua. Bây giờ mọi người mới nhận thấy tầm quan trọng của chúng. Chúng tôi cũng nhận ra những lỗ hổng trong luật pháp của mình, đặc biệt là giữa đạo luật về sức khỏe cộng đồng và nhập cư. Chúng tôi cũng học cách đưa ra quyết định".
"Covid-19 vẫn sẽ là mối đe dọa đối với Vanuatu, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng", ông nói.
Như Trần
Mỹ, Nhật phản đối nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông Nhật Bản và Mỹ phản đối bất cứ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng của các tuyến đường thủy quan trọng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. "Chúng tôi nhất trí rằng cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng kiên quyết trước bất cứ sự thay đổi đơn phương nào đối với thực trạng ở Biển Đông và...