Qui tắc ‘nhập môn’ cho mẹ có con tập ăn dặm
Muốn tránh cảnh khổ sở vì con biếng ăn, ăn rong, khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ PHẢI tuân thủ những nguyên tắc này.
Nhà tôi có 4 chị em gái, chỉ có chị cả là làm chuyên gia dinh dưỡng, còn tôi và hai chị nữa đều theo ngành ngân hàng của bố mẹ. Thành thử ra, mọi chuyện liên quan đến nuôi con ba chị em tôi chẳng cần đi đâu xa, cứ “cơm nắm muối vừng” sang nhà chị học hỏi. Tôi vẫn nhớ mãi đợt bé Kem nhà tôi cai sữa, chuyển sang ăn dặm, không có chị đúng là tôi chẳng biết xoay xở thế nào.
Hồi ấy, mua đủ thứ từ ghế ngồi ăn, bát thìa đến yếm ăn, tôi hí hửng bắt đầu “chiến dịch”. Ba ngày đầu “ra quân” tôi thất bại hoàn toàn, con hất cháo tung tóe ra sàn, khóc to hơn tiếng mẹ quát, ăn chẳng được miếng nào, rồi thì chồng, mẹ chồng không thông cảm lại còn nói “Có mỗi việc cho con ăn cũng không làm được”.
Căng quá, tôi quyết định xin nghỉ hẳn 3 ngày, bế con sang nhà chị cả, nhờ chị làm mẫu, tôi thì vừa quan sát, vừa ghi chép. 3 ngày “học cho con ăn” của tôi cũng không phải là phí, sau khi từ nhà bác về, Kem ăn ngon lành. Tất cả là nhờ mấy chiêu tôi học được của chị.
1. Ăn vui như chơi
Trẻ con như tờ giấy trắng, do đó, bất kể là chuyện ăn uống hay học hành, ấn tượng đầu tiên sẽ hình thành nên chuyện yêu – ghét của trẻ. Mẹ phải có kế sách tạo niềm vui cho con ngay từ bữa đầu tiên thì sau này con mới không thấy chuyện ăn uống là cực hình, đeo yếm ăn giống đeo “gông” vào cổ.
Để thu hút sự chú ý của Kem, chị tôi nấu những món có nhiều màu sắc bắt mắt, có hôm chị còn “thiết kế” một đĩa cháo có hình mặt cười. Chị còn kể mỗi khi cho Bống nhà chị ăn rau súp lơ, chị cho con tưởng tượng mình là một chú hươu cao cổ to lớn đang “ngốn” từng cụm lá cây. Tôi tự nhủ sẽ áp dụng cách này khi Kem lớn hơn.
Những hình ảnh, màu sắc bắt mắt sẽ giúp thu hút bé trong bữa ăn (Ảnh minh họa)
2. Ăn cùng cả nhà
Sau này khi Kem biết ăn ngồi, tôi tính đến chuyện cho con ăn cùng cả nhà như lời chị khuyên nhưng tôi nghĩ con thì mới bé tí, ngồi ăn cùng mọi người đâu tiện, chỉ nguyên cho con ăn tôi cũng đã mệt phờ rồi, lấy đâu ra thời gian ăn nữa. Thế nhưng, chỉ sau bữa ăn đầu tiên tôi đã nghĩ khác.
Thấy đông người, con khá thích thú. Rồi lúc ăn, mỗi người chêm vào một câu khen, thế là con cứ nuốt tằng tằng, chẳng mấy mà hết vèo đĩa bột. Giờ tôi mới thấy cho con ăn cùng cả nhà vừa đỡ mệt, lại vừa tiết kiệm thời gian.
Video đang HOT
3. Thử vài lần trước khi bỏ
Cho con ăn dặm thời gian đầu mới cai sữa là khó khăn nhất bởi con đang chỉ quen bú sữa mẹ bỗng được đút một thứ đồ ăn có mùi vị lạ vào miệng, bé không có phản xạ nuốt vào mà thường nhè ngay ra. Nhiều mẹ khi ấy cứ nghĩ con không hợp và liên tục đổi hết từ món này sang món khác.
Thực ra, ngay sau khi cai sữa thì món nào với bé cũng lạ như nhau. Do đó, trước khi bỏ, mẹ cần kiên trì cho con ăn thử vài bữa, có thể là thử thay đổi công thức nấu, cách nêm nếm, nếu con nhất quyết không chịu thì mới chuyển sang món khác.
4. Con tự cho mình ăn
Chị dạy tôi rằng đối với chuyện ăn uống, để con ở thế chủ động, con sẽ cảm thấy phấn khích và ăn được nhiều hơn. Ví dụ, khi con còn nhỏ, mẹ chọn thìa bát theo màu sặc sỡ vì đó thường là màu con yêu thích, khi con lớn hơn, mẹ để con tự xúc bằng thìa nếu con muốn, thậm chí khi nấu đồ cho con, mẹ hãy để con cùng tham gia hỗ trợ những việc nhỏ nhặt.
Cảm giác tự mình làm hoặc mình có giúp sức sẽ khiến con thấy vui và ăn được nhiều hơn. Không kể đâu xa, ngay cả người lớn, lần nào tự nấu cũng có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc ăn hết.
Mẹ để con tự xúc cơ! (Ảnh minh họa)
5. Cẩn thận con sặc
Sặc, mắc hóc là những điều mẹ nào cũng lo khi cai sữa và chuyển cho con sang ăn dặm. Do đó, các mẹ cần có những đề phòng và chuẩn bị nhất định cho những trường hợp không may này. Mặc dù để con tự chủ động xúc cơm ăn nhưng mẹ tuyệt đối không được để con ngồi ăn một mình.
Thêm nữa, khi cho con ăn mẹ nên hạn chế những loại thức ăn có nguy cơ gây hóc như bỏng, lạc, các loại hạt… Và điều quan trọng cuối cùng là các mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ các bước sơ cứu khi trẻ bị hóc.
Với 5 độc chiêu được truyền dạy như trên mà tôi đã vượt qua được biết bao khó khăn khi cho Kem ăn dặm. Hi vọng các mẹ thấy hữu ích và áp dụng thành công.
Theo Khám Phá
Cảnh báo 6 chứng bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa hè thu
Giao mùa là thời điểm số lượng trẻ mắc bệnh và nhập viện gia tăng do thời tiết thay đổi đột ngột và tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hết sức lưu ý và đề phòng 6 chứng bệnh trẻ thường mắc dưới đây.
Cảm cúm
Khi giao mùa hè sang thu, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống điều hòa cơ thể và khả năng miễn dịch vẫn còn non yếu. Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, đờm của người bệnh.
Các triệu chứng kèm theo bệnh bao gồm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sưng họng và mệt mỏi.
Ngoài cảm cúm thông thường, trẻ còn dễ mắc các loại virus cảm cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch bệnh. Nếu mắc dạng cúm B, ngoài những triệu chứng điển hình kể trên còn hiện tượng giống viêm ruột thừa, nhiễm trùng. Trong trường hợp biến chứng còn có thể gây viêm xoang và viêm tai giữa.
Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh của trẻ khi thời tiết giao mùa để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh có tính chất truyền nhiễm.
Viêm ruột, tiêu chảy
Thời tiết thay đổi đột ngột và chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, từ đó dễ dẫn đến viêm ruột. Nếu mắc chứng viêm ruột cấp tính, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, lờ đờ, mệt mỏi.
Khi tiêu chảy liên tục, trẻ sẽ bị mất nước. Cha mẹ cần bổ sung lượng nước kịp thời. Cần phải xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Nếu tình trạng kéo dài và không rõ nguyên nhân, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời, tránh để tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Viêm amiđan
Sức miễn dịch của trẻ thường thấp, amiđan rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Biểu hiện của viêm amiđan là: sốt cao, đau đầu, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, khó chịu, đối với trẻ dưới 2 tuổi thường bị nôn ói.
Khi trẻ mắc chứng bệnh này, cha mẹ cần thay đổi thực đơn cho con với những thức ăn mềm, loãng để trẻ dễ nuốt hơn. Đồng thời, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị bệnh.
Viêm phế quản
Thông thường khi trẻ mắc cảm cúm lâu dễ biến chứng thành viêm phế quản. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phế quản thường tăng đột biến trong thời điểm giao mùa. Biểu hiện của bệnh bao gồm: khó thở, thởi khò khè, ho nhiều về đêm và sáng sớm, ho có đờm, mệt mỏi.
Bệnh này rất dễ tái phát nên các bậc phụ huynh hết sức lưu ý trong việc cho trẻ uống thuốc trị dứt điểm và chế độ dinh dưỡng, trang phục của trẻ. Trẻ cần được giữ ấm về đêm và sáng sớm, mặc quần áo thoáng mát, không quá dày tránh tình trạng mồ hôi tra nhiều khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao và các đặc trưng thường thấy của chứng cảm cúm nên rất dễ bị nhầm với bệnh cảm cúm.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm, tránh để bệnh biến chứng thành mãn tính không những khó chữa, nếu nặng còn phải tiến hành phẫu thuật mới trị dứt điểm được.
Hen và dị ứng
Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều dị nguyên mới trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, nấm mốc...Do cơ thể trẻ còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại này và mắc chứng viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Triệu chứng thường thấy của những chứng bệnh này là khó thở, thờ khò khè, nổi mẩn đỏ...
Nếu trẻ bị dị ứng với nấm mốc, bụi bẩn hoặc phấn hoa, cha mẹ cần chủ động vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế các yếu tố gây dị ứng cho trẻ. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sỹ để được tư vấn về cách phòng chống và điều trị những loại bệnh này.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Sai lầm của mẹ đối với trẻ biếng ăn Thấy con biếng ăn, các bà mẹ sốt sắng, lo lắng... thái quá cho con, nhưng cũng có thể là hại với con. Ảnh minh họa: Internet Tại các phòng khám nhi, phòng khám dinh dưỡng, số lượng trẻ đến khám vì biếng ăn ngày càng gia tăng, trong khi đời sống ngày càng nâng cao. Vì sao có nghịch lý này? Theo...