Quét não phát hiện bệnh mất trí trước 10 năm
Các giáo sư thuộc Đại học Melbourne, Úc và Đại học Texas ở Mỹ vừa mới hoàn thiện phương pháp quét não PET có thể tiên lượng được bệnh mất trí Alzheimer 10 năm trước khi những triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở bệnh nhân.
Bước tiến y học đột phá này sẽ giúp những người có nguy cơ mắc Alzheimer có thời gian chuẩn bị và tham gia điều trị, chữa lành bệnh ở giai đoạn sớm nhất.
Trong vài năm trở lại đây, nhiều nhóm nghiên cứu y học toàn cầu đã độc lập phát triển phương pháp quét não nhằm tìm cách kiểm soát được căn bệnh chưa có thuốc điều trị trên. Các giáo sư Đại học Melbourne, Úc và Đại học Texas ở Mỹ là những người đầu tiên công bố hoàn thiện phương pháp đó.
Video đang HOT
Quét não giúp kiểm tra sự tích lũy của protein Amyloid-beta, nguyên nhân dẫn đến chứng mất trí và suy giảm nhận thức.
Phương pháp PET được sử dụng để kiểm tra sự tích lũy của protein Amyloid bê-ta. Từ lâu y học đã chứng minh, protein Amyloid beta làm rối loạn và gây tắc nghẽn não bộ, ngăn cản các quá trình tư duy thông thường của con người, chính là nguyên nhân gây nên chứng mất trí và suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trong nhiều năm với 100 tình nguyện viên, bao gồm cả người có tình trạng sức khỏe tốt và người bị suy kém nhận thức. Họ thực hiện hàng loạt đợt kiểm tra sức khỏe thần kinh và tâm lý đối với các tình nguyện viên. Mỗi đợt kiểm tra bao gồm quét não và khảo sát khả năng ghi nhớ và nhận thức của họ.
Kết quả chỉ ra những người nào có nguy cơ tích lũy protein amyloid cao sẽ dễ gặp các vấn đề trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer hơn.
Giáo sư David Brooks, thuộc Đại học Hoàng gia Luân đôn, người đang thực hiện một công trình tương tự khẳng định rằng quét não như vậy có thể tiên lượng được Alzheimer trước 10 năm.
Tiến sĩ Simon Ridley, người đứng đầu Dự án nghiên cứu Alzheimer Anh quốc cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ phương pháp quét não PET và tin tưởng phương pháp tiến bộ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát hiện Alzheimer ở giai đoạn sớm nhất. Quét não không chỉ giúp nhận diện Alzheimer mà còn cung cấp hình ảnh điều gì đang diễn tiến trong não khi mắc bệnh”.
Nghiên cứu được các nhà khoa học trình bày tại Hội nghị y tế hạt nhân xã hội thường niên San Antonio, bang Texas, Hoa Kỳ. Trong 12 tháng tới, PET sẽ được đưa vào áp dụng ở các cơ sở điều trị Alzheimer.
Theo VNN
Để rượu thuốc đích thực là thuốc quý
Không thể phủ nhận vai trò của rượu thuốc trong việc giúp cải thiện sức khỏe con người. Nhưng các bác sĩ cũng cảnh báo tình trạng "mê" rượu thuốc đến mức xem nó như "thần dược" giúp người ta "trẻ mãi không già" thì tuyệt đại đa số sẽ gặp phải tìng trạng "tiền mất tật mang"!
Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) từ xa xưa, rượu có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người cũng như trong y học. Trong y học cổ truyền, rượu dùng để dẫn thuốc chữa bệnh. Rượu cung cấp cho cơ thể năng lượng, góp phần lưu thông huyết mạch. Nếu những người bị bệnh tim mạch dùng một ly nhỏ trước khi đi ngủ, tăng chuyển hoá cho cơ thể thì có thể mang lại hiệu quả tốt. Các loại thuốc có tính hàn khi gặp rượu trở nên ôn hơn vì vậy rượu được dùng rất nhiều trong điều trị bệnh.
Tuy nhiên, vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: Đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh, trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế rượu thuốc cho phù hợp. "Cùng là bệnh liệt dương, nhưng với những người thuộc thể bệnh âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh dương hư... Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất... Chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp và có chất lượng. Ngược lại, nếu chẩn bệnh sai thì khi dùng sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại", Lương y Vũ QuốcTrung phân tích.
Ngay cả rượu rắn thường được dân gian ca tụng là loại thuốc bổ rất nhiều tác dụng thì không phải ai cũng dùng được. Theo BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, lâu nay người dân hay đồn thổi uống rượu rắn giúp bổ dương nhưng đây là quan niệm sai lầm. Rượu rắn chủ yếu chữa chứng phong, không bổ gì và không điều trị được thấp. Việc ngâm rượu rắn phải được sự chỉ định của thầy thuốc, nếu người dùng tự ngâm thì không ít trường hợp sẽ lợi bất cập hại. Ngay cả chuyện ngâm bìm bịp cả con còn nguyên lông, cá ngựa, tay gấu, bào thai hươu... cũng chỉ mang thêm bệnh vào người. Một số vị thuốc tốt nhưng phải biết kết hợp với bài thuốc nào để tốt hơn. Với các con vật cũng cần phải lưu ý không ngâm động vật có nọc độc vào trong rượu để uống bởi chúng sẽ dẫn đến suy hô hấp, tím tái thân thể, ngưng thở và tử vong. "Đó là chưa kể việc người dân không tuân thủ đúng quy trình bào chế động vật để ngâm rượu. Tay gấu, tay hổ, bìm bìp... khi ngâm rượu để cả lông sẽ rất mất vệ sinh, người uống có thể bị tiêu chảy. Người uống rượu ngâm nhung hươu không được cạo sạch lông có nguy cơ bị viêm ruột. Việc sử dụng thịt, bộ phận sống của các động vật quý hiếm ngâm rượu sẽ không có gì bảo đảm là tốt cho sức khỏe bởi thịt sống sẽ bị phân hủy vào trong rượu, uống rất mất vệ sinh. Vì vậy việc ngâm tất cả các loại cây, loại con vật quý bổ cần có bài bản và hướng dẫn của thầy thuốc"- bác sĩ Hướng cảnh báo.
Các bác sĩ cho biết thêm có rất nhiều người sử dụng rượu thuốc ngâm các loài động vật quý hiếm để chiêu đãi bạn bè và họ thả sức uống. Nhưng với những loại rượu thuốc thường chỉ được uống với liều lượng rất ít, nếu uống tràn lan cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Theo bác sĩ Hướng, mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu ngâm tối đa là 20 ml, uống vào buổi tối là tốt nhất. Không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng vì lúc này, đàn ông thường trong thể trạng dương khí vượng,uống vào sẽ khiến dương khí bị tản, lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người chóng già, sinh bệnh. Ngoài ra, những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... không được uống rượu ngâm, kể cả rượu ngâm các loài động vật quý hiếm.
Theo Dân Trí
Ngải cứu có thể gây trúng độc Dùng ngải cứu có bị tác dụng phụ? Người có cơ địa thế nào không nên dùng ngải cứu? Ngải cứu có thể gây trúng độc Hỏi: Tôi đọc trên một tờ báo thấy nói, lá ngải cứu có tác dụng phòng ngừa cảm cúm do nhiễm lạnh rất tốt. Mùa đông vừa qua, có lần tôi đã ra vườn hái một nắm...