Quét laser, hàng trăm “bóng ma” Maya 1.800 tuổi hiện ra giữa rừng
Kỹ thuật LiDAR đã hé lộ một cụm cấu trúc vĩ đại bao gồm kim tự tháp cao đến 25 m giữa rừng rậm Mexico, thuộc về thành phố Maya đã mất tích 1.000 năm nay.
Cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia (INAH) của Mexico đã tiết lộ một thành phố Maya chưa từng được người hiện đại mất tích, lẩn khuất dưới tán cây dày đặc của Khu bảo tồn sinh thái Balamkú ở bang Campeche.
Hàng trăm cấu trúc lớn nhỏ của thành phố cổ hiện ra dưới hình ảnh LiDAR – Ảnh: INAH
Theo Heritage Daily, thành phố được các nhà khoa học gọi là “Ocomtún”, có nghĩa là “cột đá”, bởi có nhiều cột đá hình trụ được phát hiện trong khắp khu vực nội thành.
Video đang HOT
Trước đó, INAH đã sử dụng LiDAR, một kỹ thuật viễn thám sử dụng tia laser có thể xuyên qua các tán cây dày và một số vật cản tự nhiên khác, để tìm kiếm các vết tích bị ẩn giấu. Tuy nhiên, việc phát hiện ra một thành đô vĩ đại như thế là điều họ không dám tưởng tượng trước đó.
Tàn tích của một cấu trúc với bậc thang đá được tìm thấy trong cuộc khảo sát trực tiếp – Ảnh: INAH
Ocomtún bao gồm nhiều kim tự tháp Maya đặc trưng với độ cao trung bình 15 m, cái cao nhất lên tới 25 m; một quảng trường rộng lớn với các cấu trúc phụ trợ được sắp xếp theo các vòng tròn đồng tâm; một con đường đắp nổi lớn ở phía Đông Nam, khu dân cư được quy hoạch ngay ngắn…
Các cấu trúc của Ocomtún cho thấy nó được xây dựng từ những năm 250 sau Công Nguyên và được sử dụng cho đến năm 1000 sau Công Nguyên.
Trong những năm 800-1000, một loạt các hoạt động xây dựng quy mô lớn đã được tiến hành, cải thiện cảnh quan thành phố với những đền thờ, quảng trường nghi lễ tráng lệ cùng nhiều thửa ruộng bậc thang được phát triển quanh khu vực đô thị.
Thành đô cổ đại này là minh chứng
mới nhất cho trình độ xây dựng, quy hoạch đô thị, khoa học kỹ thuật tiến bộ trước thời đại của người Maya.
Đến thế kỷ thứ X, dân số suy giảm và thành đô này bị bỏ hoang, chung số phận với nhiều thành đô Maya cùng thời khác, kết thúc một đế chế hùng mạnh thống trị Trung Mỹ nhiều thế kỷ.
Phát hiện thành phố cổ đại trong rừng rậm Mexico
Viện nhân chủng học Mexico mới đây thông báo một thành phố cổ đại thuộc nền văn minh Maya đã được phát hiện trong khu rừng rậm ở miền Nam nước này.
Các nhà chức trách Mexico cho biết di tích mới được phát hiện bao gồm các tòa nhà lớn giống như kim tự tháp, các cột đá, 3 quảng trường với "các tòa nhà hùng vĩ" và các cấu trúc khác được sắp xếp theo các vòng tròn gần như đồng tâm.
Thành phố cổ đại này đã được đặt tên là Ocomtun - nghĩa là "cột đá" trong ngôn ngữ Yucatec Maya. Các nhà nghiên cứu cho rằng nơi đây từng là một trung tâm quan trọng tại vùng đất trung tâm của Bán đảo Yucatan từ năm 250 đến năm 1000 sau Công nguyên.
Ocomtun nằm trong khu bảo tồn sinh thái Balamku trên Bán đảo Yucatan và được phát hiện trong quá trình tìm kiếm một khu rừng rộng lớn. Cuộc tìm kiếm diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 bằng công nghệ lập bản đồ laser trên không (LiDAR).
Nền văn minh Maya trải dài ở phía đông nam Mexico và một phần của Trung Mỹ. Sự sụp đổ của các nhà nước Maya trên diện rộng đã dẫn đến sự suy tàn của nền văn mình này trong nhiều thế kỷ trước khi những Tây Ban Nha đầu tiên xuất hiện tại Tân Thế giới.
Nhà khảo cổ học Ivan Sprajc cho biết di tích Ocomtun có một khu vực cốt lõi, nằm trên vùng đất cao được bao quanh bởi vùng đất ngập nước rộng lớn, bao gồm một số cấu trúc giống như kim tự tháp cao tới 15 m và cả một sân bóng.
Ông Sprajc cho biết nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy các bàn thờ ở khu vực gần sông La Riguena, nơi có thể được thiết kế cho các nghi lễ cộng đồng. Theo nhóm nghiên cứu, thành phố Ocomtun có thể đã suy tàn vào khoảng năm 800 đến 1000 sau Công nguyên dựa trên các vật liệu khai thác từ các tòa nhà, đồng thời cho biết thêm điều này có thể phản ánh "những thay đổi về ý thức hệ và dân số" dẫn đến sự sụp đổ của các xã hội Maya tại Bán đảo Yucatan vào thế kỷ thứ 10.
Khám phá bí ẩn 'vua rắn' trong cổ mộ của người Maya Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ khám phá những bí mật về triều đại "vua rắn". Các nhà khảo cổ học ở Guatemala đã khai quật được hai ngôi mộ của người Maya cổ đại cùng với chiếc răm khảm ngọc bích, bộ xương ống chân người và mặt dây chuyền biểu tượng thần mặt trời dưới...