Quét không xuể ấn phẩm mê tín dị đoan
Năm hết, Tết đến mặt hàng như sách tử vi, xem tướng số… lại bắt đầu “khởi sắc”. Hoạt động mua bán các loại ấn phẩm mê tín này rất công khai và nhộn nhịp khắp phố.
Từ cổng chùa đến cuối ngõ
Ở trước cổng các chùa trên địa bàn TP Hà Nội như chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ, chùa Phổ Linh, chùa Phúc Khánh… không chỉ còn bán đồ lễ, quần áo lam mà đã xuất hiện những người buôn bán các loại sách mê tín như: căn duyên tiền định, bói toán toàn thư, chỉ tay và số mệnh cuộc đời, tử vi lý học… với giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng.
Nhan nhản các sạp bán sách ở cổng chùa…
Mặc dù các loại sách này không in tên nhà xuất bản, nhiều cuốn chỉ là những bản photo nhòe chữ nhưng vẫn được người dân “háo hức” chọn mua.
Tại khu vực bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình… hàng ngày cũng có khá nhiều người bán dạo sách bói toán với những tựa đề rất hấp dẫn và họ chào bán với đủ hình thức.
Ngồi đợi xe về quê, chị Phạm Thị Hồng (quê Yên Bái) đã mua cuốn sách có nhan đề “Tử vi 12 con giáp” từ người bán dạo với giá 25.000 đồng.
“Sắp đến tết rồi nên tôi mua cuốn sách này về xem để biết tuổi và vận hạn của những người trong gia đình mình như thế nào. Biết trước để mà đi giải hạn đầu năm, tránh những điều không may mắn” – chị Hồng nói.
Video đang HOT
Là một người bán sách dạo cùng các loại tạp hóa khác ở bến xe khách Mỹ Đình, chị Mai cho hay: “Sách này tôi lấy buôn về bán lại kiếm lời, còn xuất xứ ở đâu và do nhà xuất bản nào ấn hành thì tôi không biết. Những ngày cuối năm loại sách này bán chạy lắm, có ngày tôi bán được vài chục cuốn”.
Một số sạp báo cũng vô tư bày bán những loại sách này, dù biết rằng đây là những ấn phẩm mê tín dị đoan, sách không có giấy phép xuất bản… Nhưng họ giải thích khá đơn giản “vì thấy có nhiều người hỏi mua nên lấy về bán…”
Không chỉ bán ở các cổng chùa, bến xe, những người chuyên bán các loại ấn phẩm mê tín dị đoan còn đi bán lẻ ở các khu vực như Hồ Gươm, công viên, khu đông dân cư… phục vụ “tận tay” người dân.
Cơ quan chức năng vẫn đang truy quét
Thượng tá Trần Văn Thuận – Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP Hà Nội cho biết, tình trạng buôn bán các loại sách mê tín dị đoan ở Hà Nội xảy ra thường xuyên từ nhiều năm nay nhưng trong các dịp lễ hội và đặc biệt là Tết Nguyên đán thì bùng phát dữ dội.
… bán các loại sách này
Những loại sách được bầy bán ở trước các cổng chùa, ngoài bến xe… phần lớn nội dung không có cơ sở khoa học, chủ yếu là biến tướng của các sách bói toán nhằm lừa những người nhẹ dạ cả tin.
Nắm bắt được tình hình này, ngay từ trước Tết Dương lịch, phòng An ninh chính trị nội bộ đã phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông và công an các quận, huyện tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành truy quét, tịch thu những loại sách mê tín được bán tràn lan. Sau mỗi đợt ra quân toàn bộ số sách bị tịch thu đều được tiêu hủy ngay tại chỗ.Tuy nhiên những mặt hàng này mặc dù được bán công khai nhưng công tác kiểm tra của các lực lượng chức năng chưa phát huy hết hiệu quả vì các đối tượng buôn bán liên tục thay đổi địa điểm nên khó có thể kiểm tra, xử lý triệt để.
“Trong thời gian sắp tới, nhất là trước và sau Tết Nguyên đán, lực lượng công an sẽ tiếp tục mở thêm nhiều đợt truy quét nữa để hạn chế tối đa tình trạng này” – Thượng tá Thuận nhấn mạnh.
Theo Bee.net.vn
Sẽ "quét" sạch các điểm bán mũ bảo hiểm vỉa hè
Mặc dù có tới 80% các vụ chấn thương sọ não đều do người tham gia giao thông dùng mũ bảo hiểm kém chất lượng, song các sản phẩm này vẫn được bày bán tràn lan và đắt khách. Trong năm nay, tình trạng này sẽ được rà soát và dẹp bỏ.
Người tiêu dùng cố tình dùng hàng "rởm", cơ quan chức năng cũng...chịu!
Hiện tại trên thị trường, mũ bảo hiểm có chất lượng "mắc" hơn rất nhiều so với những loại mũ thời trang bày bán la liệt dọc các tuyến phố. Một chiếc mũ bình thường đảm bảo chấn lượng rơi vào khoảng trên 100.000 đồng. Những loại mũ có thương hiệu hơn thì giá có thể đến tiền triệu.
Kể từ khi ban hành luật yêu cầu người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm thì hàng loạt những điểm bày bán mũ, nón bảo hiểm thời trang cũng mọc lên như nấm sau mưa. Giá các sản phẩm này chỉ độ 20.000 - 40.000 đồng/chiếc với đủ kiểu dáng và màu sắc, đặc biệt là được thiết kế tiện dụng với chất liệu "siêu nhẹ".
Cùng với đó là vô số các điểm sửa quai, chốt cho các loại mũ chất lượng tốt với giá sửa từ 15.000-20.000 đồng, mức giá gần bằng một chiếc mũ "rởm".
Tuy nhiên, kể cả khi ý thức được việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng sẽ nguy hiểm tới tính mạng khi tham gia giao thông, người tiêu dùng vẫn lựa chọn sản phẩm vỉa hè, một phần vì rẻ, đẹp, thời trang và một phần vì tiện, chống chế với luật.
Trao đổi về vấn đề này với Dân trí, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh có cho biết, sẽ đề nghị Cục Quản lý thị trường của Bộ Công thương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra.
Ông cũng lưu ý rằng, để "dọn dẹp" thật triệt để thì còn phụ thuộc vào ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý nhà nước không thể nào có thể quản lý được hết tất các vụ việc như vậy.
"Người tiêu dùng có thể đủ ý thức để hiểu được chất lượng loại mũ đó thế nào nhưng vẫn sử dụng chỉ để đối phó với công an. Nó cũng tương tự như việc cướp gà tiêu hủy về ăn vậy. Tôi nghĩ là khó có cơ quan nào để có thể bảo vệ được trong những trường hợp như vậy" - ông Thành trần tình.
Ngoài ra, một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng là tình trạng gắn tem giả trên các sản phẩm chất lượng kém. Thực tế, thị trường trôi nổi rất nhiều những loại mũ bảo hiểm mang nhãn mác của các hãng uy tín, và chỉ cần dán kèm một chiếc tem giả chỉ với khoảng 2.000 đồng, bán sản phẩm với giá 20.000 đồng là thu hút được một lượng khách khổng lồ mỗi ngày.
Ông Vũ Văn Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế thuộc Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận: "Nói thật là cũng rất là khó để biết đó là tem thật, tem giả hay không. Bởi tem giả bây giờ ở trên thị trường rất là tinh vi, cũng rất khó xác định."
Như vậy, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan nhà nước, thì ý thức của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Chính sự dễ dãi của người tiêu dùng đã tiếp tay cho các cơ sở làm giả, làm ẩu mũ bảo hiểm xuất hiện và mở rộng địa bàn.
Theo đánh giá của Nguyễn Phương Nam, hiện ý thức về tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vẫn còn rất thấp.
Theo Dân Trí
Rộ mốt 'vui vẻ tại gia' ở Nghệ An Bà chủ đon đả: "Em yên tâm, có chục em chân dài cực đỉnh, tuổi mới 18 -19 thôi, duyệt đi một em nhé". Trong khi đó, em ngồi cạnh cứ giục tôi vào mở hàng để "lấy hên". "Làng quê yên tĩnh huyện Yên Thành, Nghệ An" chỉ là cách mô tả dành cho ngày xưa, còn bây giờ đã bị biến...