Quét 3D mộ cổ, bí mật 1.700 năm phát lộ: Chuyên gia thốt lên ‘vô song’!
Các chuyên gia khảo cổ phải thốt lên 2 từ ‘ vô song’ sau khi tiến hành quét 3D ngôi mộ 1.700 năm này.
Khoảng 1.700 năm trước, một gia đình La Mã giàu có được chôn cất bằng một loại vật liệu hiếm dùng thời đó – thạch cao lỏng – đổ lên xác của họ. Giờ đây, bản quét 3D không xâm lấn của ngôi mộ này đã tiết lộ bên trong “cái kén” chôn cất của họ.
Thạch cao là một khoáng chất và thành phần chính trong xi măng và vữa thạch cao. Rất ít trường hợp người La Mã dùng thạch cao để chôn cất. Riêng trường hợp này là ngoại lệ.
Sau khi người quá cố được đặt trong quan tài bằng chì hoặc đá, thạch cao lỏng được đổ lên trên thi thể, sau đó cứng lại thành lớp vỏ bảo vệ. Tiếp theo, những chiếc quan tài được chôn xuống đất. Hầu hết những thứ bên trong quan tài cuối cùng cũng sẽ bị mục nát, để lại những tấm thạch cao có những lỗ hổng tương tự như của những nạn nhân được phát hiện tại Pompeii. Tuy nhiên, phát hiện lần này khiến các nhà khảo cổ học phải ngạc nhiên.
Theo một tuyên bố từ Đại học York ở Anh, các nhà khảo cổ đã gọi phát hiện của quá trình quét này là “vô song” vì những “kén” thạch cao này chứa đầy các chi tiết, lưu giữ dấu vết của vải liệm, quần áo, giày dép và thậm chí cả các hoa văn dệt.
Sau khi kiểm tra ngôi mộ, các nhà khoa học cho biết, đây là ngôi mộ có nhiều thi thể từ York, thuộc về một gia đình đã chết vào khoảng 1.700 năm trước.
Một nhà nghiên cứu quét 3Dmột ngôi mộ thạch cao lỏng từ thời La Mã. Ảnh: Đại học York, Anh
Video đang HOT
Quá trình quét 3D cho thấy đường nét của hai thi thể người lớn, cũng như của một đứa trẻ sơ sinh được quấn trong băng vải. Bản quét rõ tới mức, ngay cả những dây buộc nhỏ được sử dụng để buộc tấm vải liệm quanh đầu của một trong những người lớn cũng có thể nhìn thấy.
“Vỏ thạch cao của gia đình La Mã đặc biệt có giá trị vì nó có thể kể nhiều thứ hơn những gì bộ xương có thể làm được” – Maureen Carroll, Trưởng khoa khảo cổ học La Mã tại Đại học York, nói với Live Science.
“CHÚNG TÔI RẤT MAY MẮN…”
“Chúng tôi rất may mắn khi có được chiếc vỏ bọc bằng thạch cao này, vì nó cho thấy vị trí chính xác của các thi thể và mối quan hệ của chúng với nhau chính xác vào thời điểm thạch cao lỏng được đổ lên trên các thi thể và nắp quan tài đóng lại cách đây khoảng 1700 năm!” – Maureen Carroll nói.
Tuy nhiên, lý do tại sao người La Mã lại đổ thạch cao vào quan tài vẫn còn là điều bí ẩn. Đồ tùy táng trong mộ chỉ ra rằng chỉ những người tầng lớp xã hội ưu tú mới được bọc thạch cao lên thi thể.
Dấu vết của nhựa thơm từ Ả Rập và Địa Trung Hải đã được phát hiện trong các ngôi mộ thạch cao khác từ York. Những loại nhựa này là thứ xa xỉ chỉ dành cho những người rất giàu có.
Phần còn lại của một ngôi mộ thạch cao lỏng, chụp từ một quan tài đá dài và hẹp. Ảnh: Bảo tàng York, Anh
Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra những ngôi mộ bằng thạch cao ở châu Âu và Bắc Phi, nơi cũng từng bị Đế chế La Mã chiếm đóng, nhưng những ngôi mộ phổ biến nhất từ thế kỷ thứ ba và thứ tư ở Anh, với York và khu vực xung quanh có khoảng 50 ngôi mộ trong số đó — đây là khu vực tập trung nhiều các ngôi mộ thạch cao nhất từng được phát hiện tính cho đến nay.
“Tuy nhiên, chưa ai sử dụng công nghệ quét 3D cho các ngôi mộ thạch cao này ở Anh hoặc bất kỳ ngôi mộ thạch cao ở nơi khác. Đây là lần đầu tiên chúng tôi quét 3D một ngôi mộ cổ cách đây 1.700 năm” – nhà khảo cổ Maureen Carroll cho biết.
Tiếp theo, nhóm Maureen Carroll dự định quét tất cả 16 hố chôn cất thạch cao trong bảo tàng York, với hy vọng xác định các đặc điểm của những người được mai táng, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, sức khỏe và nguồn gốc của họ.
Các nhà nghiên cứu đã trình bày những phát hiện của họ, được thực hiện với sự hợp tác của Bảo tàng York và Heritage360, vào ngày 3/6/2023 tại Lễ hội ý tưởng York.
Đào mộ cổ, choáng váng với báu vật 3.500 năm vẫn tỏa sáng
Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một báu vật vô song tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay.
Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau gần 3.500 năm chôn vùi dưới lòng đất.
Thanh kiếm báu được phát hiện tại thị trấn Nordlingen ở bang Bavaria, trong mộ cổ chứa thi hài một nam giới, một phụ nữ và một trẻ em. Có vẻ như 3 người được chôn cất cách nhau không lâu, nhưng không rõ mối liên hệ giữa họ là như thế nào, theo thông báo từ Văn phòng Bảo vệ di tích bang Bavaria.
Thanh bảo kiếm "thời gian không chạm đến" trong ngôi mộ cổ ở Đức - Ảnh: VĂN PHÒNG BẢO VỆ DI TÍCH BANG BAVARIA
Thanh kiếm được bảo quản rất tốt, vẫn tỏa ra ánh sáng rạng rỡ trong các bức ảnh chụp hiện trường dù phần tay cầm có đôi phần ngả xanh do đồng bị oxy hóa.
Chuôi kiếm hình bát giác được trang trí công phu, trong khi phần lưỡi của nó được đúc bằng kỹ thuật cao với trọng tâm dồn về đầu kiếm, khiến nó trở thành một vũ khí tấn công cực kỳ hiệu quả.
Dù vậy, không có bất kỳ vết xước hay bị mài mòn nào trên kiếm, cho thấy nó được dùng với mục đích nghi lễ hơn là thực chiến.
Phát hiện một cổ vật quý giá như vậy là rất hiếm hoi trong khu vực vốn rất nhiều mộ cổ nhưng hầu hết bị cướp phá.
Các vũ khí được chế tác tinh xảo và bảo quản đặc biệt tốt như thanh kiếm nói trên rất có giá trị về mặt khoa học, bởi có thể tiết lộ trình độ công nghệ của nền văn minh đã tạo ra nó. Rõ ràng với tuổi đời gần 3.500, nó là báu vật được làm ra bởi những nhà luyện kim có trình độ vượt trội so với hầu hết thế giới vào cùng thời điểm.
Kinh ngạc thanh kiếm đồng 3.000 năm vẫn gần như còn bóng loáng Thanh kiếm có niên đại vào cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên, thời đại đồ đồng giữa, được tìm thấy trong một ngôi mộ có 3 bộ hài cốt. Trang Insider cho biết thanh kiếm đồng tám cạnh được cho là ra đời từ cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên trong thời đại đồ đồng. Các nhà khảo cổ đã khai...