Quên Vantablack đi, đây mới là vật liệu tối nhất thế giới
Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chế ra loại vật liệu tối hơn đến mười lần mọi loại vật liệu nhân tạo từng được tạo ra.
Hình minh họa
Trên thế giới tồn tại rất nhiều màu đen: màu đen của tóc, của bầu trời hay của than,… nhưng tối nhất thì là màu đen của ống nano cacbon.
Một nghiên cứu mới, do Ứng dụng Vật liệu và Giao diện ACS xuất bản, đã tiết lộ loại vật liệu tối nhất từng được tạo ra bởi bàn tay nhân loại.
Với cấu trúc bao gồm các ống cacbon siêu nhỏ được xếp trên bề mặt lá nhôm, nó có khả năng hấp thụ 99,995% ánh sáng từ mọi hướng. Theo các nhà nghiên cứu, loại chất liệu này tối hơn đến mười lần so với tất cả các loại vật chất đã biết. Vậy là chỉ số tốt hơn cả Vantablack, vật liệu chỉ hấp thụ được 99,96% lượng ánh sáng chiếu vào nó.
Vật liệu hiện đang được trưng bày tại Sàn giao dịch Chứng khoán New York, nằm trong tác phẩm có tên là “Cứu rỗi sự phù phiếm”. Tác phẩm bao gồm vật liệu mới bao quanh một viên kim cương đáng giá 2 triệu USD và nó hoàn toàn che đi những tia sáng lấp lánh từ viên ngọc quý.
Brian Wardle, một vị giáo sư chuyền ngành hàng không và phi hành vũ trụ tại MIT, cùng với Kehang Cui, một nhà khoa học vật liệu tại Đại học giao thông Thượng Hải, đã cùng nhau tạo ra loại vật chất này một cách tình cờ, khi cả hai đang cố giải quyết một vấn đề nan giải khác liên quan đến ống nano cacbon.
Các ống nano cacbon bao gồm các nguyên tử cacbon nối lại với nhau và xếp thành hình ống trụ. Do khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện và độ bền cao, từ lâu, chúng đã là một đối tượng nghiên cứu quan trọng trong nhiều ngành khác nhau như dẫn nhiệt và điện hay khả năng chống chịu va đập tốt.
Wardle và Cui đang cố gắng tăng tính dẫn của ống bằng cách thêm vào một lớp nhôm bên ngoài thì phát hiện ra một lớp ô xít liên tục xuất hiện bên trên lớp nhôm làm ngăn cản tính dẫn. Cui phát hiện ra rằng việc ngâm lớp nhôm vào nước muối sẽ làm tan rã lớp ô xít, kết quả tạo ra được ống nano có khả năng dẫn điện cao như mong muốn.
Video đang HOT
Nhưng họ không ngờ được rằng, công thức này đã tạo nên loại vật liệu đen nhất từng tồn tại. Nhóm nghiên cứu rất nhanh khám phá ra đặc tính kì lạ từ sản phẩm của họ và đã hợp tác với Diemut Strebut, một nghệ sĩ ở MIT, để tạo ra viên kim cương tối dành cho cuộc triển lãm.
Nghiên cứu của họ đồng thời cũng có thể giúp ích trong nhiều lĩnh vực khoa học khác. Ví dụ, loại vật liệu này có thể dùng để chế tạo kính thiên văn có khả năng nhìn ra bên ngoài hệ mặt trời. Ánh sáng từ các ngôi sao và dải ngân hà ảnh hưởng đến khả năng quan sát các hành tinh nhỏ hay vật thể lờ mờ. Song với loại vật liệu siêu tối này, lượng ánh sáng đó có thể bị hấp thụ.
“Đây là một phát kiến khoa học bất ngờ”, Wardle nói. “Tôi nghĩ rằng chúng ta còn có thể tạo ra loại vật liệu tối hơn bằng cách điều khiển hình thái của ống nano cacbon”.
Theo Genk.vn
Những phép so sánh thú vị giúp bạn hiểu hơn về vũ trụ
Nếu bạn vẫn nghĩ việc con người có thể chinh phục Mặt Trăng là điều khá dễ dàng thì cần biết rằng, chúng ta có thể đặt mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời vào giữa Trái Đất và Mặt Trăng, mà vẫn còn thừa đến 8.030 km khoảng trống.
Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng
Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là khoảng 384.400 km.
Nếu bạn vẫn nghĩ việc con người có thể chinh phục Mặt Trăng là điều khá dễ dàng thì cần biết rằng, chúng ta có thể đặt mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời vào giữa khoảng cách này mà vẫn còn thừa đến 8.030 km khoảng trống.
Những gã khổng lồ của Hệ Mặt Trời
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này có bán kính lên đến 69.911 km và lớn gấp khoảng 122 lần Trái Đất. Phần màu xanh trong bức hình chính là khu vực châu Mỹ khi được ướm thử lên bề mặt của gã khổng lồ này.
Một gã khổng lồ khác của Hệ Mặt Trời chính là sao Thổ, để hiểu được hành tinh này lớn như thế nào hãy cùng xem sự tương quan kích thước giữa sao Thổ và...6 Trái Đất.
Đây là những gì mà chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng nếu Trái Đất cũng sở hữu vành đai giống như sao Thổ.
Sự phát triển chóng mặt của ngành thiên văn học
Chỉ cần nhìn bức ảnh chụp sao Diêm Vương ở thời điểm cách nhau hơn 2 thập kỷ, bạn sẽ phần nào hiểu được tốc độ phát triển của lĩnh vực thiên văn học.
Sao chổi có nhỏ như chúng ta nghĩ?
Khi sao chổi xuất hiện trên bầu trời chỉ giống như một vệt sáng nhỏ. Tuy nhiên, thiên thể này lại không hề tí hon như chúng ta thường nghĩ. Trong hình chính là sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko khi được đặt xuống thành phố Los Angeles (Mỹ). Hãy tưởng tượng nếu thiên thể này va vào Trái Đất hậu quả sẽ thảm khốc đến nhường nào.
Trái Đất khi nhìn từ những hành tinh khác
Trái Đất khi nhìn từ Mặt Trăng
Trái Đất khi nhìn từ sao Hỏa.
Trái Đất khi nhìn từ sao Thổ
Dải Ngân hà lớn đến nhường nào?
Nếu Mặt Trời có kích thước bằng 1 tế bào bạch cầu trong cơ thể, dải Ngân hà sẽ lớn tương đương nước Mỹ.
Khi quan sát bầu trời đêm, chúng ta có thể nhìn thấy vô số ngôi sao. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn quan sát được chỉ là một phần rất nhỏ của dải Ngân hà.
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/Boredpanda, Britanica
Phát hiện lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân hà Các nhà thiên văn học hôm nay, 28/11, thông báo, phát hiện một lỗ đen trên dải Ngân hà lớn đến nỗi nó thách thức các kiểu mẫu hiện có về cách mà các ngôi sao tiến hóa. Theo tạp chí Nature, lỗ đen khổng lồ được đặt tên là LB-1 cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng và có khối lượng lớn...