Quên tắt động cơ khi xuống xe gây hậu quả như thế nào?
Thói quen quên tắt động cơ khi xuống xe ô tô có thể khiến chiếc xe của bạn bị trộm ngay tức khắc
Tác hại khi xuống xe nhưng quên tắt động cơ
Trong trường hợp quên tắt động cơ trước khi xuống xe, thì rủi ro đầu tiên phải kể đến đó là an ninh. Ngày nay, vấn nạn trộm xe xảy ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Chúng sẽ chặn các sóng vô tuyến, nghiễm nhiên mở được khóa xe ngay cả khi bạn và chìa khóa ở trong phạm vi xa.
Bằng cách thông qua sử dụng hộp thu sóng điện, thiết bị này được bán khá phổ biến trên thị trường. Chỉ cần đặt gần xe nhằm mục đích lấy tín hiệu, thiết bị này sẽ liên tục tăng cường gửi tín hiệu này đến một thiết bị thứ hai gần đó. Điều này có nghĩa, những tên trộm có thể dễ dàng mở được khóa cửa của bạn. Dẫn đến tình trạng mất hết tài sản bên trong hoặc thậm chí mất xe.
Trong trường hợp quên tắt động cơ trước khi xuống xe, thì rủi ro đầu tiên phải kể đến đó là an ninh
Ngoài ra, nếu để xe khởi động không người lái trong một thời gian dài sẽ gặp phải một số rủi ro phát sinh cho xe. Cụ thể như:
Dễ sinh ra cặn cacbon.Tình trạng tắc vòi phun xăng.Dầu bôi trơn dễ bị loãng.Tăng ô nhiễm môi trường…
Chính vì thế, thói quen quên tắt khởi động trước khi xuống xe tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm, cần phải hết sức chú ý.
Video đang HOT
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng quên tắt động cơ trước khi xuống xe
Để đề phòng khắc phục nếu không may bạn quên tắt khởi động khi xuống xe, hãy cùng xem những cách chống trộm bảo vệ ô tô của bạn.
1. Mua một túi Faraday
Túi Faraday là một vật có khả năng chặn các trường điện từ, bao gồm cả sóng vô tuyến mà chìa khóa và xe sử dụng để liên lạc. Nó thực hiện điều này với một lớp lót lưới vải dẫn điện, ngăn chặn mọi tín hiệu thoát ra ngoài và từ chối bất kỳ tín hiệu bên ngoài nào đang cố gắng xâm nhập. Túi Faraday được chọn nhiều do giá thành rẻ mà hiệu quả mang lại rất cao.
Túi Faraday là một vật có khả năng chặn các trường điện từ
Với vẻ ngoài cứng cáp, khóa vô lăng là biện pháp bảo vệ thiết thực để chống trộm xe. Khóa sẽ cố định điều khiển ô tô, ngay cả khi trộm xe có thể xâm nhập vào ô tô của bạn, chúng vẫn không thể lái nó đi.
Đây là một trong những biện pháp đắt tiền hơn mà bạn có thể đầu tư, nhưng nhiều tài xế cho rằng nó rất xứng đáng với chi phí bỏ ra vì mang lại sự an tâm tuyệt đối. Nếu kẻ trộm lên xe và lái nó đi, một thiết bị theo dõi có thể đảm bảo chúng không thể đi quá xa. Chi phí các thiết bị theo dõi có thay đổi tùy thuộc vào sản xuất cũng như kiểu dáng chiếc xe của bạn.
4. Thay đổi thói quen của bạn
Cuối cùng, cách tốt nhất đó chính là thay đổi thói quen của chính bạn. Hãy luôn nhắc nhở bản thân phải tắt khởi động khi xuống xe để có thể bảo vệ an toàn cho chiếc xe của mình.
Cách vượt xe ô tô cùng chiều an toàn cho xế mới
Kỹ năng vượt xe khác khi lái xe trên đường là một trong những kỹ năng khó và phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Vậy vượt xe cùng chiều thế nào là đúng cách, đúng luật và an toàn?
Khi thấy tình hình đảm bảo vượt xe an toàn, người lái có thể bắt đầu chuẩn bị vượt xe. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
Không vượt ngay sau khi ra tín hiệu xin vượt
Trước khi vượt, người lái cần bật đèn xi nhan, bấm còi hay nháy đèn pha để ra tín hiệu với xe phía trước. Sau khi ra tín hiệu không vượt ngay mà hãy đợi vài giây để chắc chắn xe phía trước đã nhận được tín hiệu và xem phản hồi từ họ.
Nếu thấy xe phía trước bật xi nhan theo hướng mình định vượt hay bật đèn báo khẩn cấp thì tuyệt đối không vượt. Vì khi này họ đang ra tín hiệu không cho vượt. Nguyên nhân có thể phía trước không đảm bảo an toàn để vượt. Nếu thấy xe phía trước bật đèn xi nhan sang phải đồng thời hơi chuyển hướng nhẹ về bên phải của phần đường nghĩa là họ đã nhường đường cho phép vượt.
Trước khi vượt, người lái cần bật đèn xi nhan, bấm còi hay nháy đèn pha để ra tín hiệu với xe phía trước
Không đi quá sát xe phía trước khi chuẩn bị vượt
Không nên chạy quá sát xe phía trước. Bởi điều này sẽ khiến tầm quan sát của người lái bị hạn chế, khó thấy rõ được phần đường phía trước, giảm khả năng xử lý các tình huống bất ngờ. Nếu đột ngột xuất hiện chướng ngại vật trên đường hoặc xe chạy ngược đi tới thì sẽ rất nguy hiểm.
Vượt dứt khoát
Khi vượt xe ô tô cần đạp ga vượt dứt khoát. Không chần chừ, nao núng, không duy trì chạy song song với xe bên cạnh quá lâu. Trong trường hợp cảm thấy lo lắng thì khi chạy đến vị trí ngang với đầu xe phía trước, người lái có thể giữ lại nhịp 1 - 2 giây để quan sát. Nếu phía trước an toàn, thông thoáng thì đạp ga dứt khoát để xe chạy vượt lên trên.
Khi vượt xe ô tô cần đạp ga vượt dứt khoát
Đảm bảo đủ khoảng cách an toàn mới nhập lại làn
Sau khi vượt lên không nhập ngay lại vào làn. Hãy quan sát gương chiếu hậu để chắc chắn đã tạo được đủ khoảng cách an toàn với xe vừa vượt mới cho xe nhập lại làn. Tuyệt đối không cúp đầu xe vừa vượt.
Duy trì tốc độ cao hơn sau khi vượt
Sau khi vượt nên duy trì tốc độ xe cao hơn. Tránh vừa vượt xe thì rà phanh, giảm tốc đột ngột. Điều này rất nguy hiểm bởi xe phía sau có thể xử lý không kịp.
Bánh xe bị sụt xuống hố phải xử lý thế nào? Khi lái xe, người lái rất dễ gặp phải trường hợp bánh bị sụt xuống hố sâu hay lún cát. Trong tình huống đó, cần phải xử lý khéo léo để tránh xảy ra hỏng hóc nặng hơn cho xe. Lùi xe từ từ để thoát khỏi miệng hố Trong trường hợp xe ô tô sập bánh xuống hố mà vẫn chạm được...