Quên Sử Hộ Vương đi, đây mới chính là dự án game sử Việt đỉnh nhất hiện nay
Không giống Sử Hộ Vương, dự án game mới có tên “Thần Chủ” chắc chắn sẽ khiến người xem phải thán phục ngay từ những cái nhìn đầu tiên.
Trong những ngày vừa qua, cái tên Sử Hộ Vương đã trở thành một chủ đề cực hot với cộng đồng game thủ nói riêng và những người yêu sử Việt nói chung. Rất nhiều dòng dư luận đã xuất hiện, đa phần trong đó là những màn “ném đá” không thương tiếc nhằm vào dự án game vừa xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam mùa 3.
Tạm gác lại những lùm xùm xung quanh Sử Hộ Vương, hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả một dự án game thuần Việt khác cũng lấy cảm hứng từ lịch sử. Không giống Sử Hộ Vương, dự án game mới có tên “Thần Chủ” chắc chắn sẽ khiến người xem phải thán phục ngay từ những cái nhìn đầu tiên.
Được biết, Thần Chủ là dạng game Strategy Card Game, lấy bối cảnh Thần Thoại Giả Tưởng (Fantasy), có dựa vào tư liệu lịch sử Việt Nam. Ý tưởng này bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc ta thường tôn thờ các vị anh hùng dân tộc, những người có công và thậm chí phong thần cho họ. Tất cả các nhân vật trong game dù nguồn gốc từ sử sách có thật hay bước ra từ thần thoại cổ tích đều được phong thần. Do đó, trang phục, vũ khí và bối cảnh của từng nhân vật sẽ chứa những chi tiết thần thánh, không có thật (như hình minh họa).
Việc đi theo hướng Thần Thoại giúp cho game có thể tạo mối liên hệ thống nhất giữa những nhân vật có thật và những nhân vật cổ tích. Đồng thời, nó cho các họa sĩ thêm khoảng không sáng tạo để thể hiện ý tưởng. Việc này cũng giúp cho game có những yếu tố gần gũi hơn với khán giả nước ngoài, giới thiệu văn hóa và thế giới Thần Thoại-Lịch Sử Việt Nam đến với họ.
Một số hình ảnh từ dự án game Thần Chủ:
Ở thời điểm hiện tại, dự án Thần Chủ vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Theo GameK
Dự án game gọi vốn Shark Tank bị lên án vì bôi nhọ nhân vật lịch sử Việt Nam
Mới đây, trên chương trình Shark Tank, đôi bạn trẻ với màn gọi vốn cho game có tên "Sử Hộ Vương" đã gặp phải "bão" phản đối từ phía cộng đồng mạng.
Bản tin PC/Console cuối ngày (03/08/2019)[ChinaJoy 2019] PUBG Mobile có màn xuất hiện ấn tượng tại triển lãmXôn xao thông tin về bom tấn Black Panther mùa 2: Sơn Tinh - Thủy Tinh của Marvel?
Có quá nhiều thứ chúng ta có thể nói về màn gọi vốn này, thế nhưng một điều quan trọng khiến hàng trăm nghìn bạn trẻ yêu thích và tôn trọng lịch sử không thể chấp nhận được, đó chính là ý tưởng và cách thực hiện của "cha mẹ đẻ" của Sử Hầu Vương (SHV) không hề... ăn nhập với nhau, đánh tráo khái niệm. Chưa kể việc lời thoại và cốt truyện của game đều tỏ ra tương đối có vấn đề.
1/ SHV sử dụng chất liệu bẻ cong thuần phong mĩ tục, vô cùng thiếu tôn trọng lịch sử.
SHV có được ủng hộ của đông đảo cộng đồng mạng do ban đầu dự án luôn nhấn mạnh là "lấy cảm hứng từ lịch sử", thế nhưng ngoài cái tên của các nhân vật lịch sử, nếu không nói, chẳng ai biết được đây là ai. Đập ngay vào mắt của cộng đồng mạng là những hình ảnh rất... không liên quan. Không hề có một trang phục nào mang tính thuần Việt, hoặc chí ít một vài chi tiết để gọi là có "cảm hứng lịch sử một chút". Nhưng không. Phần lớn các tạo hình thường lấy chất liệu shota, loli, cổ súy "hủ nữ", y như những bộ manga hay game của Nhật Bản hiện nhan nhản ngoài thị trường.
Về mặt tạo hình đã như thế, về mặt tạo dựng cái "chất" của nhân vật cũng vô cùng nhiều "sạn". Đơn cử như việc "Bạch Hạc Thần Thụ" - một cây thần ngàn vạn tuổi chống trời chống đất, lại được biến thành cậu bé con, xưng "em" với Sử Hộ Vương? Đây chẳng phải là cố tình biến Thần thụ thành một đồng nam dễ thương để câu khách sao?
Bàng hoàng hơn, chính hai nhân vật cừu thù nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, lại được tác giả biến thành hai nhân vật có hơi hướng... đồng tính nam thân thiết với nhau, và được fan khá ủng hộ. Tại sao vậy? Nguyễn Ánh tức vua Gia Long vốn không phải người tàn ác, nhưng đã đưa máu mủ người thân của Nguyễn Huệ Quang Trung ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, tiểu tiện vào hài cốt và sọ của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đều bị giam lại trong ngục tù.
Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh đây ư?
"Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu..." và kết thúc bằng câu "Nhạc Huệ trời đã đánh chết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân" (Theo Thực lục 1). Nguyên do là vì anh em ruột, em họ và chính phụ thân của vua Gia Long đều bị nhà Tây Sơn bắt chết thảm. Vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790 (Theo Việt Sử Đại Cương). Từng ấy món nợ máu, chưa kể chính bản thân Nguyễn Ánh cũng nhiều lần bị săn đuổi nhưng vẫn sống sót, chính là nguyên nhân cuộc trả thù tàn ác trên. Sâu cay là vậy, cớ sao đội ngũ SHV lại biến thành một cặp đồng tính nam? Để câu khách thôi ư? Tệ hơn, ban nội dung còn mượn lời Hồ Xuân Hương, một nữ thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam trong một ngoại hình hết sức thiếu vải, để "ghép cặp" Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Vẫn còn nhiều ví dụ tương tự, nhưng trường hợp này là điển hình và đáng phê phán bậc nhất.
2/ Cách xây dựng lời thoại và cốt truyện hết sức khập khiễng
Nhân vật dẫn chuyện với những lượt lời bị censor bởi những dấu hoa thị, đại ý là nhân vật này rất cục súc, nóng tính. Thế nhưng, lời thoại cụt ngủn và có hàm ý trashtalk như thế có tốt? Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng, có rất nhiều cách biểu lộ cảm xúc mang tính sử hơn, lịch sự hơn nhiều so với cách dùng những dấu *** kia. Chưa kể, việc dùng những từ ngữ mang ý chửi bới, xúc xiểm là tối kị trong game. Vừa thiếu tôn trọng nhân vật lịch sử, vừa thiếu tôn trọng người chơi. Đừng nói rằng Âu Mỹ người ta cũng chửi đầy đấy thôi, sao cứ phải ... câu nệ thế? Hãy xét văn hóa Á Đông của chúng ta, liệu điều đó đã phù hợp chưa, nữa là trong một game lấy cảm hứng từ thời cha ông khi xưa?
Thánh Gióng tuy ở trong hình hài một đứa trẻ 3 tuổi nhưng lại là thần thánh nhà trời. "Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh sợ bại trại, vua phải lo gì nữa?" (Theo Lĩnh Nam Chích Quái). Rõ ràng là thiên tướng, không phải một đứa trẻ có vấn đề về ăn nói. Cớ sao các lượt thoại trong Sử Hộ Vương của Thánh Gióng lại rời rạc, vô nghĩa đến vậy?
Lạc Long Quân, tổ phụ của dân tộc Việt, được Lang Lại tướng quân, một tướng của Nguyễn Ánh, gọi là... "Đồ bị vợ bỏ" một cách hết sức thiếu tôn trọng. Chưa hết, vị Tướng Quân này còn cho rằng: "Chỉ có lũ ngu mới cho rằng chúa công bán nước". Liệu có hàm ý gì không đây khi trong "Nên học Sử ta", Hồ Chí Minh từng viết "Trước khi vua Gia Long bán nước ta cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập"; "vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang sang gấm vóc tan tác tiêu điều, con cháu Lạc Hồng hóa làm trâu ngựa". Hàm ý gì hay không, không ai dám chắc.
Chưa kể, game còn chêm một số từ tiếng Nhật cho tăng phần hợp thời như là Senpai (anh hoặc huynh), "Nghê Senpai", keikaku... Lai căng là một vấn đề hết sức bị lên án trong việc sử dụng tiếng Việt, thậm chí nếu sử dụng các từ Hán Việt quá nhiều cũng sẽ phản tác dụng.
3/ Tạo hình và thái độ của "cha đẻ" Sử Hộ Vương
Lướt qua SHV, không khó khăn khi có thể nhanh chóng nhận ra rằng, game... sao mà giống Âm Dương Sư vậy? Thêm nữa, một số trang phục của nhân vật cũng có hơi hướng từ truyện tranh hiện đại Trung Quốc hoặc Nhật Bản.
Lời văn na ná game Fate/Grand Order, nguồn: Lê Ngọc Đăng Khoa
Không chú thích, chắc chắn không biết đây là nhân vật nào
Vậy, đâu là cái "khác biệt" mà những người cầm đầu SHV nhắc đến? Không khác biệt thì sẽ chết, nhưng mà là một tổ hợp của những yếu tố dễ câu khách hiện nay, cấu chỗ này một chút, mượn chỗ kia một tẹo, vậy cho cùng cái chất của SHV là gì? Duy nhất chỉ có hình tượng Nghê là độc đáo nhất, nhưng vẫn không thể nào đủ để kéo lại quá nhiều ấn tượng xấu mà game mang lại. Thậm chí, khi Shark chê tạo hình không giống mô tả của sử sách để lại, SHV lập luận hết sức cứng đầu: "Vậy các anh chị đã thực sự được nhìn Nguyễn Huệ ngoài đời thực chưa?" Chắc chắn là chưa, nhưng sử sách có rất nhiều nguồn chính thống và được đối chiếu.
Tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ
Thế nhưng thái độ của cha đẻ SHV cùng cố vấn lịch sử trước các Shark là gì? Tại sao Shark lại đổ tiền vào một dự án chắp vá như thế? Shark Liên, người muốn đầu tư 1 tỉ cho 10% của dự án này vốn là một giáo viên dạy văn. Nhận thấy dự án vốn khá tiềm năng này đang đi lệch hướng, Shark Liên ngỏ ý muốn điều chỉnh lại dự án này về đúng hướng và hỗ trợ một dự án chưa có giấy phép nhưng đã kinh doanh này có được sự phê duyệt của Pháp luật một cách sớm nhất. Nhưng SHV đã từ chối, với lí do... không muốn bỏ đi những giá trị của game. Hay SHV muốn mượn chương trình Shark Tank để câu fame cho dự án của mình? Dự án có thể nổi tiếng, nhưng với một thứ nội dung chắp vá, lệch lạc thế này, khó lòng mà sống sót và cạnh tranh được.
Trái với ngụy biện ban đầu "Game là để kích thích học hỏi"
Tóm lại, không biết "Cố vấn lịch sử" và Ban Biên tập của game muốn hướng đến điều gì? Art đẹp, gameplay thú vị, cố truyện hay ư? Khi nghiên cứu về lịch sử quá nông, còn nửa vời, sử dụng ngôn từ còn vụng về kém trau chuốt, thì xin đừng lấy mác "game cảm hứng lịch sử, khuyến khích người chơi tìm hiểu lịch sử" để lôi kéo đông đảo bộ phận người chơi còn trẻ tuổi, trong bối cảnh môn Lịch Sử đang không được coi trọng trong mái trường phổ thông như hiện nay. Hoặc đơn giản hơn, xin hãy thực sự tập trung vào một thời kì, một giai đoạn lịch sử để khai thác một cách cẩn trọng. Trích lời của một Shark: "Các em, đừng nghĩ rằng mình có thể thay đổi thế giới".
Theo Game4V
Phản ứng của cư dân mạng về Sử Hộ Vương: Kẻ phản đối kịch liẹt, người ủng họ hết mình Game thẻ bài Sử Hộ Vương đã gây tranh cãi khắp mạng xã hội vì tạo hình nhân vật lịch sử phản cảm. Có vô vàn kiến khác nhau về game này, từ ủng hộ đến phản đối. Sử Hộ Vương đã sớm gây tai tiếng bởi tạo hình nữ sĩ Hồ Xuân Hương quá gợi cảm. Cuộc tranh cãi không hồi kết...