Quen sống chậm thì có ‘làm chậm’ khi hết cách ly xã hội?
‘ Sống chậm một thời gian thì khi hết cách ly xã hội, quay trở về công việc bình thường có khiến các bạn nhân viên trẻ làm chậm khi quay trở về công việc bình thường?’, một bạn trẻ hỏi các chuyên gia.
Một bạn trẻ làm pha chế tại quán cà phê ở TP.HCM sáng 23.4, ngày đầu tiên hết cách ly xã hội – THÚY HẰNG
Sáng nay, 24.4, tọa đàm trực tuyến chủ đề “Giải pháp quản lý nhân sự trong và hậu mùa dịch, cùng các chuyên gia” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hội doanh nhân trẻ TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức đã diễn ra. Nhiều câu hỏi về các vấn đề lương, thưởng, cắt giảm hay bổ sung nhân sự, tái cấu trúc doanh nghiệp được các bạn trẻ đặt ra cho các khách mời. Một câu hỏi khá thú vị từ một khán giả Huỳnh Kim Huy tại Cần Thơ, nếu người lao động đã có tâm lý “sống chậm” thì liệu họ có làm chậm khi hết cách ly xã hội, và giải pháp của doanh nghiệp như thế nào?
‘Làm chậm’ nhưng sâu sắc thì không dở
Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội dệt may Thêu đan TP.HCM, Tổng giám đốc Việt Thắng Jeans, cho rằng dịch Covid-19 cũng đang tạo một cơ hội vàng cho quản trị nhân sự, để thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả của các nhân viên. “Ví dụ công ty tôi vào tháng 4 này sẽ tái cấu trúc lại, đánh giá lại hoạt động của tất cả các phòng ban, hàng ngang, dọc xem hiệu quả đến đâu. Thời gian vừa rồi một số bộ phận được làm việc từ xa, ở nhà, tiết kiệm thời gian đi lại, công ty tôi ở Q.9, TP.HCM như vậy cũng tiết kiệm được ít nhất 60 phút mỗi ngày di chuyển”.
Chị Tiêu Yến Trinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Talentnet, chia sẻ: “Làm chậm” nhưng sâu sắc, hiệu quả thì không phải là dở. “Thời gian sống chậm cách ly xã hội cho con người ta được suy nghĩ về cuộc đời, hành trình của mình, những gì mà tổ chức mình đang làm việc đang diễn ra. Nên khi quay trở lại nhịp làm việc ngày thường, muốn nhân viên ‘làm nhanh’ lên, máu lửa hơn, thì thúc đẩy nhân viên bằng các mục tiêu dự án dày đặc, truyền cảm hứng để nhân viên thực thi. Rồi đưa ra những giải thưởng, nếu đạt được hiệu quả sẽ được thưởng như thế nào để tạo động lực, kích thích nhân viên làm việc, bởi là nhân viên các bạn nào cũng muốn chiến thắng mà”, chị Trinh nói.
Các bạn trẻ của start-up Doctor AnyWhere, ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa. Nhiều công ty, nhà khởi nghiệp đã viết lên những câu chuyện truyền cảm hứng của mình trong dịch Covid-19 – ẢNH THÚY HẰNG
Theo chị Trinh, thời gian Covid-19 không chỉ tạo ra những bất lợi, nó tạo ra những điểm lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ như tư duy linh hoạt, công ty có thể cho nhân viên làm việc ở nhà 20%, hoặc 30% hoặc 50%…, để nhân viên cảm thấy được vui, được tự quản trị công việc của mình. Rồi đây cũng là lúc để doanh nghiệp hiểu ra rằng không nên quá lệ thuộc vào duy nhất một đối tác nào. Cũng như đây là cơ hội để kết nối nhân viên và công ty nhiều hơn, quan tâm nhau không chỉ về công việc mà còn về đời sống, sức khỏe…
“Covid-19 khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp, nhân viên cùng viết lên câu chuyện truyền cảm hứng của mình. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, chỉ là một nhóm các bạn trẻ làm start-up, cũng có thể tự viết lên những câu chuyện cho chính mình sau đợt dịch này”, chị Trinh trao đổi.
Thà cho nghỉ việc đồng loạt chứ đừng rải rác?
Một bạn trẻ gửi câu hỏi tới chương trình, nên chăng các doanh nghiệp nếu quá khó khăn vì dịch Covid-19 phải cho nghỉ việc thì cho nhân viên nghỉ một loạt, đừng nay nghỉ người này, mai cho người khác nghỉ, sẽ khiến người lao động hoang mang “bao giờ tới lượt mình đây?”.
Video đang HOT
Các khách mời tham gia diễn đàn trực tuyến sáng nay, 24.4. Từ phải qua, luật sư Thích, ông Phạm Văn Việt và chị Tiêu Yến Trinh – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Chị Tiêu Yến Trinh cho biết cần có một kịch bản cụ thể và minh bạch để nhân viên hiểu, khi đã hiểu và có sự đồng cảm, chia sẻ với doanh nghiệp, thì người lao động không bị sốc khi bị cho nghỉ việc.
“Phải cho người lao động nghỉ việc là giải pháp cuối cùng, khi không còn cách nào khác nữa. Tôi không ủng hộ việc cho nhân viên nghỉ rải rác. Nhưng nếu bắt buộc phải cho nhân viên nghỉ thì phải minh bạch, đừng để nhân viên không hiểu cái gì đang xảy ra, cũng đừng cho nghỉ việc vì cảm tính, điều này có thể giữ chân lao động ngay lúc này thôi, khi có cơ hội tốt hơn là họ đi ngay chỗ khác, vì không thể nào tin tưởng một tổ chức sử dụng lao động theo cảm tính”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Talentnet, nói.
Trong khi đó, luật sư Trần Ngọc Thích, chuyên về các vấn đề lao động cho rằng, mọi người cần phải hiểu, không phải thích thì cho nhân viên nghỉ việc, mà còn cần hiểu, anh có làm đúng luật hay không. “Nếu anh làm không đúng luật, không nhận được sự thấu hiểu của nhân viên thì nguy cơ anh phải ra tòa là rất lớn. Khi đã ra tòa, nó còn ảnh hưởng tới hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp, rồi bồi thường cho người lao động, nên cho nhân viên nghỉ việc phải hợp tình, hợp lý và hợp luật”, luật sư Thích trao đổi.
Ngành nghề nào hút lao động sau dịch Covid-19?
Nhiều bạn trẻ gửi câu hỏi về chương trình, rất quan tâm việc ngành nghề, lĩnh vực nào hút lao động sau dịch Covid-19.
Chị Tiêu Yến Trinh cho rằng các ngành dịch vụ, sản xuất, du lịch sẽ rất sáng. Đặc biệt là du lịch, bởi đang có rất nhiều người quan tâm tới Việt Nam, rồi nhiều đơn vị muốn đầu tư ở Việt Nam. Hay ngành nghề đào tạo kỹ năng cho nhân sự cũng có nhiều cơ hội.
Việc tuyển dụng nhân sự, theo chị Trinh, sau dịch Covid-19 cũng vừa dễ, vừa khó. Dễ là nguồn lao động dồi dào, nhiều người trẻ du học từ các nước đang ở Việt Nam cũng sẵn sàng làm các thực tập sinh, hay như tinh thần làm việc của các bạn trẻ sẽ lên cao hơn rất nhiều, bởi sau giai đoạn khó khăn vì Covid-19, hết cách ly xã hội, ai cũng sẽ trân trọng hơn, biết quý trọng hơn công việc mình đang làm…
Thúy Hằng
Dịch COVID-19: Duy trì cách ly xã hội, xét nghiệm diện rộng
Lãnh đạo TP Hà Nội và TP.HCM đều xác định tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly xã hội và quyết liệt ngăn chặn nguồn lây.
Chiều 17-4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp trực tuyến nghe báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
TP.HCM: Lập đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất về cách ly xã hội
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu nêu thực trạng trong tuần thứ ba cách ly xã hội, với sự quyết liệt mặc dù cơ bản thực hiện tốt Chỉ thị 16 nhưng trên địa bàn TP, một số hàng quán cà phê có dấu hiệu mở cửa trở lại, có hiện tượng 5-7 người ngồi uống cà phê buổi sáng, đặc biệt nhóm nhậu tự phát ven đường cũng hình thành ở một số nơi.
Từ đó, ông Châu yêu cầu lực lượng chức năng cần nhắc nhở kịp thời, xử lý các trường hợp vi phạm, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, tiếp tục duy trì 62 chốt trạm kiểm soát dịch ở các cửa ngõ tới ngày 22-4. "Cả quá trình làm tốt, giờ còn giai đoạn cuối, nếu làm không tốt sẽ phá vỡ toàn bộ công sức quá trình dài" - ông Châu nói.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP, cho biết thêm tình hình trong siêu thị, công viên... vào buổi sáng có hiện tượng đi bộ đông người. Từ đó, ông giao Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, trung tâm thương mại của TP về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Liêm cũng đề nghị các sở, ngành sớm hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lây nhiễm dịch COVID-19 trong từng lĩnh vực. Phần việc này cần hoàn thiện và trình UBND TP trước ngày 25-4 để sớm ban hành trong giai đoạn chống dịch tiếp theo.
Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế cho biết đến thời điểm này TP có 54 ca nhiễm đã được Bộ Y tế công bố, 46 ca đã xuất viện, còn tám ca đang tiếp tục điều trị, trong đó có BN91 là nam phi công người Anh.
Về tình hình sức khỏe của BN91, ông Bỉnh cho biết đã tốt hơn trước. Các chỉ số sinh tồn ổn định, không sốt, tiếp tục thở máy, tình trạng rối loạn đông máu đang được kiểm soát tạm ổn.
BN22 và BN23 người Anh xuất viện sau khi điều trị khỏi COVID-19 tại BV Đà Nẵng. Ảnh: TÂM AN
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xét nghiệm COVID-19 tại năm chợ đầu mối
Sáng cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội.
Tai cuộc họp, ông Nguyễn Đức Chung đã cảnh báo hiện tượng tái nhiễm tại Vũ Hán, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Từ đó ông đề nghị cần phân tích rõ cần xây dựng các kịch bản xấu nhất xảy ra, có phương án dự phòng.
Chủ tịch Hà Nội cũng đồng ý đề xuất tổ chức xét nghiệm tất cả người dân còn lại ở thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, Thường Tín), đồng thời yêu cầu tổ chức xét nghiệm trên diện rộng tại các chợ đầu mối như Ngã tư Sở, Long Biên, chợ hoa quả Hoàng Mai, chợ hải sản, chợ gia cầm Hà Vĩ Thường Tín...
"Kết quả xét nghiệm với các người dân thường xuyên đi lại, giao thương với các tỉnh, thành này sẽ là một nguồn dữ liệu đánh giá tốc độ lây nhiễm trên địa bàn TP" - ông nói. Theo đó, chủ tịch Hà Nội giao Sở Y tế phải tập huấn cho y tá, bác sĩ nâng cao năng lực xét nghiệm để lấy được khoảng 5.000-6.000 mẫu tại chỗ mỗi ngày cũng như nâng cao hiểu biết về COVID-19, xác định ứng phó lâu dài với dịch bệnh, nắm chắc các phác đồ điều trị.
BN22 người Anh có kết quả âm tính với COVID-19
Tối 17-4, BS Lê Đức Nhân - Giám đốc BV Đà Nẵng cho hay đã có kết quả xét nghiệm từ Anh cho biết BN22 âm tính với COVID-19.
Theo BS Nhân, BN22 là ca bệnh mà BV Đà Nẵng điều trị nên bệnh viện theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bệnh nhân, kể cả khi bệnh nhân đã về nước. Tuy nhiên, sau khi có thông tin về việc BN22 dương tính trở lại sau khi bay từ Đà Nẵng vào TP.HCM về nước thì bệnh viện cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thử virus này như thế nào.
BS Lê Đức Nhân cho hay trên y văn thì diễn tiến như vậy là hơi lạ, mặc dù trên thế giới một số nơi cũng báo cáo có tình trạng tái phát dương tính.
BS Nhân thông tin thêm: "Chúng tôi đã liên hệ với bệnh nhân, đồng thời đề nghị y tế công cộng của Anh cho phép xem lại kết quả xét nghiệm của BN22. Do đây là trường hợp liên quan rất nhiều tới tình hình an sinh xã hội và chống dịch của TP. Và đặc biệt là nhận định về tính chất phức tạp của virus này như thế nào để báo cáo Bộ Y tế".
"Chúng tôi cũng đề nghị bên bạn làm lại xét nghiệm. Họ làm xét nghiệm lại lúc 11 giờ đêm của ngày 14-4 và ngày 15-4 có kết quả. Hôm nay thì họ chuyển kết quả về cho mình" - BS Nhân vui mừng nói.
Hôm qua, sau 36 giờ, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới
Chiều 17-4, Bộ Y tế tiếp tục cho biết không có thêm ca nhiễm COVID-19 nào. Đây là lần đầu tiên trong giai đoạn 2 của đại dịch COVID-19, sau 36 tiếng kể từ thời điểm công bố ca bệnh 268 tại Hà Giang, Việt Nam không ghi nhận thêm bệnh nhân.
Tính tới nay, cả nước có 268 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 40,3%.
Điều đáng mừng khác, theo báo cáo của Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, 21 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 17-4. HÀ PHƯỢNG
Học sinh TP.HCM nghỉ học đến hết 3-5
Chiều 17-4, UBND TP đã ban hành văn bản tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP đến hết ngày 3-5.
Song song đó, UBND TP cũng có văn bản kiến nghị Bộ GD&ĐT điều chỉnh một số nội dung liên quan đến kế hoạch năm học, thời gian hoàn thành chọn sách giáo khoa chuẩn bị cho năm học mới, thời gian kết thúc năm học 2019-2020.
TÁ LÂM - TRỌNG PHÚ
Cách ly xã hội: Giới trẻ nhiều nơi góp sức giúp đỡ người nghèo Trong những ngày cách ly xã hội, bạn trẻ nhiều nơi đã không ngại khó, cùng chung tay giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể. Nhiều bạn trẻ góp sức làm từ thiện trong những ngày cách ly xã hội - Phạm Hữu Trong những ngày cách ly xã hội đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân đặc biệt...