Quen nhau gần nửa năm có nên tiến tới hôn nhân
Tôi muốn làm vợ anh nhưng mọi người xung quanh bảo tôi đến với anh vì tiền. Không ai biết tôi có nhiều người đàn ông điều kiện hơn anh tán tỉnh mà tôi đều bỏ ngoài tai bởi không dám tin lắm vào đàn ông.
Ảnh minh họa
Tôi 24 tuổi, trải qua một tuổi thơ khổ cực. Tôi theo ba mẹ vào Sài Gòn cách đây 18 năm, khi ấy vỏn vẹn chỉ có 200 nghìn đồng trong túi của ba dành cho năm người. Học lớp một tôi đã phải đi bộ cả chục km để bán vé số, lớn lên tý nhà có tủ lạnh tôi tự làm sinh tố rồi chở theo em gái rong ruổi các con hẻm rao bán. Dù nhà nghèo, khổ cực và phải bươn chải nhưng tôi được mọi người đánh giá có nước da trắng, khuôn mặt dễ thương, dáng người gọn gàng. Ngoài ra tôi dễ tin người, thật thà đến mức ngu ngốc.
Có lẽ vì thế nên định mệnh của cuộc đời tôi xảy ra vào hè năm lớp 11, tôi xin làm công nhân cho một xưởng dệt vải. Anh ta đã có vợ, tôi chỉ xem như anh trai. Hôm ấy là đầu tháng tám, xưởng bị cúp điện nên nhân viên nghỉ làm, anh bảo sinh nhật anh, mời tôi đến quán ăn gần xưởng. Trong lúc chờ người ta mang thức ăn đến tôi đi vệ sinh, có lẽ lúc ấy anh ta đã bỏ thuốc vào đồ ăn hay nước uống của tôi. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trong khách sạn, không một mảnh vải che thân. Sau hôm ấy tôi nhất quyết xin nghỉ làm dù bị ba mẹ mắng là lười biếng.
Tuổi nhỏ tôi nghĩ nếu nói ra sẽ bị ba mẹ đánh và câm nín đến giờ. Rồi gia đình tôi khá giả hơn nhưng tôi vẫn vừa đi làm thêm vừa học đại học. Tháng ba vừa rồi tôi tốt nghiệp cử nhân loại giỏi, xin được làm kế toán ngân hàng cho một công ty tư nhân nhưng lương không cao, tuy thế tôi vẫn tiếp tục làm ở đây vì muốn có thêm nhiều kinh nghiệm. Ở đây, giám đốc bằng tuổi ba tôi, ông bảo tôi hãy làm vợ bé, sẽ lo cho tôi tất cả nhưng là người phụ nữ tôi hiểu nỗi đau bị chồng phản bội như nào, tôi biết giá trị con người mình không nằm ở đồng tiền mà là nhân cách. Tôi không quyết định nghỉ làm nhưng né tránh mọi chuyện cá nhân với ông giám đốc.
Video đang HOT
Rồi tôi gặp anh trong một lần xuống nhà chị đồng nghiệp chơi (anh là chủ nhà trọ của chị). Chị bảo tôi xinh xắn thế này nên sẽ giới thiệu người yêu cho. Tôi cứ ngỡ chị đùa nên không bận tâm nhiều về lời nói ấy. Một hôm tôi nhận được tin nhắn làm quen của anh, rồi anh tâm sự thật về hoàn cảnh của mình. Anh từng có vợ và con gái 4 tuổi. Vợ cũ của anh hơn tôi bốn tuổi, do gia đình mai mối áp đặt. Sau một năm sinh sống chị ấy lừa dối anh về tiền bạc. Lúc chị trong bệnh viện sinh con anh chạy về nhà lấy tiền thì phát hiện chị đã lấy tất cả vàng bạc nữ trang của hai vợ chồng lúc cưới đem gửi về gia đình mẹ đẻ cất giữ.
Anh không kiềm chế đã kể mọi chuyện cho ba mẹ anh nghe nên mẹ anh lên nói chuyện với gia đình chị, xung đột bắt đầu từ đây. Anh có níu kéo vợ quay lại nhưng không thành, sau đó quyết định lỵ dị, được một năm chị ấy có chồng mới. Người đời nói cô ấy ngoại tình với người yêu cũ nên anh mới ly dị. So về ngoại hình ai cũng bảo anh không xứng với tôi nhưng tôi không quan trọng điều đó. Chúng tôi yêu nhau được ba tháng, anh dẫn tôi về ra mắt gia đình. Ba mẹ anh rất yêu quý tôi, đặt vấn đề xin đầu tháng 12 âm lịch này tiến tới hôn nhân.
Mẹ anh nói nếu không cưới trong năm nay thì bốn năm nữa mới được cưới, năm tới tuổi anh không được lấy vợ, ba năm nữa là tam tai của tôi. Trong ba tháng qua anh hết lòng yêu thương, quan tâm tôi. Tôi rất yêu anh và muốn bù đắp tình cảm cho anh nên đã tâm sự về việc mình không còn là con gái. Anh bảo vì yêu tôi nên chấp nhận, chỉ trách sao tôi quá khờ dại tin người.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, muốn làm vợ anh nhưng mọi người xung quanh bảo tôi đến với anh vì tiền. Không ai biết tôi có nhiều người đàn ông điều kiện hơn anh tán tỉnh mà tôi đều bỏ ngoài tai bởi không dám tin lắm vào đàn ông. Hai hôm nữa gia đình anh xin phép qua nhà tôi nói chuyện cưới xin. Tôi có quá vội vàng nếu đồng ý tiến tới hôn nhân với anh khi đến tháng 12 này chúng tôi mới quen nhau tròn năm tháng không?
Theo VNE
Có cần giấy chứng nhận kết hôn?
Nhiều người quan niệm tình cảm mới quan trọng, giấy đăng ký kết hôn chẳng có ý nghĩa gì. Suy nghĩ đơn giản ấy kéo theo những rắc rối khó ngờ.
Về quê đám giỗ ở Tiền Giang tuần trước, gặp người em họ, tôi hỏi: "Vợ chồng em có tin vui chưa?". Em trả lời gọn lỏn: "Tụi em bỏ nhau rồi". Tôi ngạc nhiên vì vợ chồng em cưới nhau chưa đầy 3 tháng mà lại chia tay. Nhưng không chút buồn phiền, em nói: "May mà chưa đăng ký kết hôn nên mọi thứ đều đơn giản".
Tiện cho đường ai nấy đi
Cưới nhau mà không cần đăng ký kết hôn đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Họ cho rằng không muốn ràng buộc nhau hoặc có bỏ nhau cũng dễ. Em họ của tôi vô tư thổ lộ: "Do không đăng ký kết hôn nên tụi em chẳng phải làm đơn từ, ra tòa, hòa giải gì cho mệt. Vợ chồng mới cưới cũng chẳng có tài sản gì để chia. Em cho vợ cái xe tay ga mua sau cưới như một phần đền bù. Thế là xong!".
Tờ giấy chứng nhận kết hôn không chỉ thừa nhận hôn nhân đúng pháp luật mà còn là sợi dây kết nối tình cảm giữa vợ và chồng. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Khi 2 người tự nguyện sống chung, sẵn sàng đăng ký kết hôn, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững. Giấy đăng ký kết hôn sẽ là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là động lực để người vợ, người chồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn để giữ cuộc hôn nhân cho mình.
Không đăng ký kết hôn để "tiện đường" bỏ nhau là trường hợp anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Khó khăn lắm anh mới thuyết phục được hai bên gia đình bỏ qua định kiến người Nam, người Trung cho làm đám cưới với Trần Thị Bông (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Lấy nhau xong, vợ chồng đi thuê nhà trọ ở quận 8, TP HCM. Thương con, mẹ Hưng cho tiền mua miếng đất cất nhà. Nhưng chỉ sống được với nhau 1 năm thì Bông bỏ Hưng, công khai chung chạ với một người đàn ông khác. Nền đất dự định cất nhà được Hưng đem bán rồi chia cho Bông một nửa, đường ai nấy đi. "Trước khi cưới, tụi mình thỏa thuận nếu sau một thời gian sống hạnh phúc với nhau thì mới đăng ký kết hôn nhưng mọi thứ không như mong muốn. Giờ thì "lý lịch" của mình và vợ đều... sạch sẽ" - Hưng bộc bạch.
Trăm sự rắc rối
Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là tờ giấy tác hợp hôn nhân hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm vợ chồng với nhau mà còn rất quan trọng khi hữu sự. Do không được gia đình hai bên đồng ý nên chị Trần Thị Hoa tự nguyện sống chung với bạn trai như vợ chồng, không làm đám cưới cũng chẳng đăng ký kết hôn. Chăm chỉ, chịu khó nên gần 10 năm chắt chiu vợ chồng chị mua được căn nhà ở ngoại thành TP HCM. Vì không rành thủ tục giấy tờ và bận con nhỏ nên chị để anh đứng tên nhà. Năm ngoái, anh bị tai nạn giao thông, qua đời. Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai, chị lại bị nhà chồng bồi thêm nỗi đau khác. Cô em chồng dọn đến ở, đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do: "Đây là nhà anh tôi, anh tôi mất rồi thì chị đi đi". Phải mất rất nhiều thời gian đi kiện, chị Hoa mới đòi lại được căn nhà của mình. "Tôi cứ nghĩ sống với nhau quan trọng ở tình cảm vợ chồng chứ đâu ngờ những rắc rối nảy sinh khi chọn cuộc sống hôn nhân không hợp pháp" - chị Hoa nói.
Cũng vì không đăng ký kết hôn mà rất nhiều người phải khó khăn đáo tụng đình mới đòi lại được tài sản. Như trường hợp bà Lý Thị Minh, nhà ở quận 12, TP HCM. Thấy hoàn cảnh ông Nguyễn Tuấn Khải, người hàng xóm, lâm vào cảnh gà trống nuôi con, vợ bỏ theo người tình, bà tình nguyện đến chăm lo cho hai cha con. Nhờ giỏi giang buôn bán nên bà dần dà mua thêm được nhiều đất đai, tài sản. Gia đình bà rất êm ấm, hạnh phúc cho đến khi người vợ trước của chồng bà trở về đưa đơn ly hôn và đòi chia tài sản. Bà chưng hửng khi biết bà và ông Khải không được luật pháp công nhận là vợ chồng. Bà phải ròng rã mấy năm trời nhờ hết luật sư này đến luật sư kia hỗ trợ pháp lý mới đòi lại được một phần tài sản mà bà đã gầy dựng.
Theo VNE
Sao chỉ là mẹ? Ngày mới cưới, chúng mình ở chung với mẹ. Vì thương con trai ruột nên mẹ giành phần cơm nước. Mẹ nói anh đã quen với cách nấu nướng, nêm nếm của mẹ nên không muốn thay đổi. Từ đó, dẫu em có muốn chăm chút cho anh cũng không có cơ hội. Những ngày cuối tuần rảnh rỗi, em muốn trổ tài...