Quên ngày giỗ nhà nội, vợ bị chồng mắng “Em chưa bằng 1 phần mẹ anh”, cô đáp lại khiến anh chịu thua
Nghe vợ nói thế, Kiên giận tím mặt vì ngày giỗ ông nội chồng mà Vân lại không nhớ. Thế là anh mắng cô xối xả…
Câu “Thước đo hạnh phúc của phụ nữ chính là sự tử tế của người chồng” thật sự là không quá. Bởi suy cho cùng, khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, mọi niềm vui, nỗi buồn của người vợ đều bắt người từ chồng mà ra. Nếu được chồng thương yêu trân trọng, nét mặt người vợ lúc nào cũng rạng rỡ như hoa. Ngược lại sống bên người chồng vô tâm, chẳng vợ nào thấy vui vẻ hạnh phúc cho được.
Từng là người chồng vô tâm như thế, Phạm Kiên (Hà Nội) chia sẻ rằng: Khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, làm vợ chồng rồi cần gì cứ phải thể hiện tình cảm như thủa mới yêu. Vợ có trọng trách của vợ, chồng có trọng trách của chồng. Ai lo việc người ấy, miễn cuộc sống gia đình được “vận hành” đều đặn ổn thỏa mỗi ngày là được.
Nhưng rồi đến một ngày Kiên chợt nhận ra, cuộc sống hôn nhân không phải là công thức đặt sẵn, cứ lên giây cót là chạy. Nó cần sự thấu hiểu, lắng nghe. Có như thế cả hai mới cùng nhau đi tới đích đến của hạnh phúc.
Kiên làm bên khối xây dựng, lương lậu thu nhập khá nhưng công việc áp lực. Sau khi cưới Vân, tất cả mọi chuyện nhà cửa, con cái đều do 1 tay cô lo liệu, còn anh là đàn ông sẽ nhận gánh nặng kinh tế.
Vì quan niệm như thế nên Kiên sống rất áp đặt, không bao giờ anh động chân động tay vào việc nhà đỡ vợ. Đi làm về là anh nằm đọc báo, lướt facebook, chơi điện tử giải trí. “Thi thoảng vợ tôi cũng cằn nhằn nói tôi vô tâm ích kỷ, không chịu đỡ đần vợ nhưng tôi chỉ chép miệng mắng em đàn bà, được voi đòi tiên. Vợ còn càm ràm nhiều là tôi trợn mắt, vùng vằng dắt xe đi. Thậm chí có hôm còn không ăn tối ở nhà. Sau nhiều lần như vậy, vợ tôi không cằn nhằn nữa“, Kiên kể.
Song đến chiều ấy đi làm về, tắm giặt ăn uống xong, Kiên hỏi Vân đã mua đồ thắp hương chưa . Vân ớ người hỏi lại chồng: “ Mai là ngày gì mà lại thắp hương hả anh?”.
Video đang HOT
Nghe vợ nói thế, Kiên giận tím mặt vì ngày giỗ ông nội chồng mà Vân lại không nhớ. Thế là anh mắng cô xối xả: “ Em làm dâu cái kiểu gì thế? Ngày giỗ bên nhà chồng mà em cũng quên được à? Có phải mới làm dâu năm đầu đâu. Em vào tra lại lịch xem mai là ngày gì?“.
Vợ nhận sai nhưng Kiên vẫn tức giận trách cô: “ Không biết bao giờ em mới biết lo trọn bổn phận làm dâu. Em nhìn mẹ anh đó, bao nhiêu năm lấy bố, chưa bao giờ bà chểnh mảng việc nhà chồng. Lúc nào mẹ cũng lo chỉn chu mọi thứ. Giá em được bằng 1 phần của mẹ thì anh cũng hãnh diện“.
Kiên kể rằng khi đó anh cũng chỉ bộc phát nói trong nóng giận. Không ngờ vợ anh phản ứng cực gay gắt: “ Phải, em thừa nhận không thể sánh bằng mẹ song anh đã bao giờ anh nhìn nhận lại bản thân anh chưa. Nếu anh được như bố thì em sẽ có thể chỉn chu, hoàn hảo được như mẹ đó.
Chẳng lẽ anh không nhận ra, bên mẹ lúc nào cũng có bố đồng hành. Chưa bao giờ bố để mẹ 1 mình làm mọi thứ. Bà nấu cơm, ông nhặt rau quét nhà. Bà chăm cháu ông dọn sân. Bà ốm, ông lo mất ăn mất ngủ.
Còn em đầu tắt mặt tối một mình, chồng đi làm về vắt chân xem tivi. Vợ phục vụ không kịp lại mắng nhiếc, mang so sánh hết người này người kia. Có bao giờ anh để ý tới cảm giác của em không? Ngày hôm nay, em quên ngày giỗ cũng vì em quá nhiều việc. Con sốt từ sáng, nhắn tin cho anh thì anh bảo em tự lo. Em có 3 đầu 6 tay cũng không nhớ hết được mọi ngày tháng theo yêu cầu của anh”.
Giọng Vân nấc nghẹn trong nước mắt khiến Kiên thẫn thờ: “ Tôi bất ngờ nhận ra những lời vợ nói không sai. Đúng là bố tôi luôn đồng hành bên mẹ còn tôi đối với vợ thì không. Tôi chưa bằng 1 phần bố, lấy tư cách gì mang vợ so sánh với mẹ. Đúng là tôi ích kỷ”.
Kiên cũng chia sẻ thêm, sau hôm đó anh chính thức kiểm điểm lại bản thân để tự mình thay đổi. Biết lắng nghe, chia sẻ với vợ là những điều anh sẽ, đang và tiếp tục làm vì anh hiểu, bản thân anh có hoàn hảo, anh mới có thể khiến vợ anh hoàn hảo trong mắt mình.
Câu chuyện của Kiên khiến nhiều cánh mày râu nhận ra bóng hình mình trong đó. Không chỉ Kiên mà rất nhiều người đang lầm tưởng về vai trò “to lớn” của đàn ông chỉ là lo kiếm tiền. Trong khi thực tế, vợ các anh lại cần chồng biết sẻ chia cùng mình từ những việc giản đơn nhất. Đổi lại họ sẵn sàng đồng hành cùng các anh làm những việc lớn lao, kể cả họ phải hi sinh mọi thứ.
Vợ tin mạng đến lệch lạc
Em thấy cô ấy bắt đầu "lệch lạc", mà em lại chẳng biết nói sao cho yên ổn để đừng tranh cãi gay gắt. Tính cô ấy bướng nhưng do giỏi lo gia đình nên ai cũng phải... chịu thua cô ấy.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Qua đợt "ở nhà" em thấy cô ấy tiến bộ hẳn, ít nhất là chăm đọc tin tức. Điều này trước đây hầu như không xảy ra. Bây giờ cô ấy đọc tin về COVID trước đã - vì nó là nội dung chiếm gần hết những tin quan trọng. Như vậy rất tốt. Trước hết cô biết tình hình, biết "lái con thuyền gia đình" đi qua mùa dịch. Đi chợ không đến chỗ đông, biết mua trữ vài ngày chứ không hốt hoảng vét hàng, biết cách giữ vệ sinh cho con cái và bản thân (chăm rửa tay lắm).
Mỗi bữa cơm lại được nghe cô "điểm báo", nhận thức nâng cao. Nhưng có điều cô rất chú ý tin tức, còn tranh cãi rất khó, nói chung chưa ai kết luận. Cô ủng hộ nhiệt liệt những tin tức khen người mà cô yêu mến, bỏ qua những phản biện, mà ghê hơn là còn quan tâm cả việc "con COVID này từ tự nhiên hay là do người chế ra trong phòng thí nghiệm để làm chiến tranh sinh học giết người?". Em can ngăn thì cô chứng minh một loạt những ông tiến sĩ này, ông giải Nobel nọ nói thế.
Nhưng nguy hiểm hơn là cô tin... thuốc men trên mạng. Cô bảo rằng toàn cây lá tự nhiên, mình làm theo chỉ lợi chứ đâu hại gì. Khi em khuyên nên nghe theo thầy thuốc thì cô bảo: "Đào đâu ra thầy thuốc nào họ chỉ cho mình, bây giờ họ còn tập trung chữa đại dịch vất vả, đừng trông chờ".
Thấy cô ấy tiến bộ thật em cũng mừng (trước đây chỉ chúi vào điện thoại và lên Facebook chứ không đọc báo). Nhưng em thấy cô ấy bắt đầu "lệch lạc", mà em lại chẳng biết nói sao cho yên ổn để đừng tranh cãi gay gắt. Tính cô ấy bướng nhưng do giỏi lo gia đình nên ai cũng phải... chịu thua cô ấy.
Em nên nghĩ thế nào ạ?
Trương Đam (TP.HCM)
Gửi bạn Trương Đam,
Thư của bạn phản ánh một hiện tượng rất phổ biến - không chỉ trong đại dịch này mới xảy ra. Nó là hiện tượng của tiếp nhận thông tin trong sự hỗn loạn "thừa thông tin", khi thế giới phát triển công nghệ, internet, mạng xã hội. Ai cũng có thể sản xuất ra tin tức, tự đưa lên. Vì vậy, sẽ có thật giả lẫn lộn, lại thêm tâm lý là càng thấy nó xuất hiện nhiều thì càng tin, càng "share".
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo: "Có hai cách để dễ bị lừa: một là tin ngay điều sai, chỉ vì nó giống ý mình. Và hai là không chịu tin điều đúng đắn, chỉ vì nó khác ý mình". Cho nên con người hay sai lầm, lấy ý thích chủ quan yêu ghét của mình ra để "đo lường" tin tức.
Vợ của bạn tiến bộ vì chăm đọc báo và lên mạng, hãy khuyên cô ấy trong khi thế giới còn đang tìm cách chống tin giả, thì ta cứ kiểm chứng qua báo chí chính thống chứ đừng quá tin vào mạng xã hội. Tôi sẽ "cung cấp" cho bạn những thí dụ mà người ta rao trên mạng xem bạn có tin không nhé. Đây này: "Lá bìm bịp chữa ung thư - tin làm rung chuyển thế giới", "Trẻ ngay 10 tuổi, hết nhăn trong 30 phút, chồng cũng không nhận ra"....
Bạn cho cô ấy biết một thí dụ đài các nước phương Tây có mục giải đáp sức khỏe, họ thường có câu: "Xin nói rõ, những nhận xét của chúng tôi chỉ có tính chất thông tin tổng quát, không có mục đích giúp thính giả tự chữa bệnh".
Trao đổi với cô ấy, tôi chắc cô sẽ nhận ra. Các kiến thức về COVID còn đang là thách thức với hiểu biết của nhân loại, vì thế đừng liều mạng rất nguy hiểm.
Thân chúc bạn và gia đình vui, mạnh khỏe.
Ngày em gái tôi mất, mẹ tôi gào khóc uất hận khi một người phụ nữ giàu tự xưng là mẹ bạn trai của em gái tôi đến viếng Cả nhà tôi bất ngờ không biết họ là ai nhưng người ta có ý tốt đến viếng nên tôi vẫn lịch sự tiếp đón. Em gái tôi rất xinh đẹp, cả nhà ai cũng quý mến cưng chiều em. Chẳng bắt em phải làm việc gì trong nhà. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng giỏi, em vào làm cho một công...