Quên làm điều này định kỳ, người đàn ông Hà Nội đột ngột ngừng thở
Chuẩn bị đến giờ đi làm, người đàn ông ở Hà Nội đột ngột khó thở, đau ngực dữ dội rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái ngừng thở.
Khoa Cấp cứu, BV 19-8 (Bộ Công an) vừa cấp cứu thành công một trường hợp ngừng tuần hoàn, nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân là Doãn Văn Hoan (52 tuổi, Phúc Thọ, Hà Nội), làm nghề thợ điện.
Sáng 16/9, ông Hoan làm việc tại khu vực quận Cầu Giấy (Hà Nội), trước khi leo lên cột điện, ông bất ngờ cảm thấy đau ngực dữ dội, khó thở, chóng mặt, lập tức được đồng nghiệp đưa vào BV 19-8 cấp cứu. Ngay trên xe taxi, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng thêm, thở ngáp cá rồi ngừng thở.
Bệnh nhân hồi phục tốt sau đặt stent. Ảnh: T.Hạnh
Bệnh nhân đến viện lúc 7h45 khi đã mất ý thức, ngừng thở, không bắt được mạch cảnh, mạch bẹn. Tua trực gồm BSCKII Mạch Thọ Thái và BS Phùng Xuân Toàn nỗ lực cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân.
Sau 15 phút cấp cứu, ép tim liên tục cùng nhiều lần sốc điện, tim bệnh nhân đã đập trở lại, bắt được mạch, bắt đầu có huyết áp. Bệnh nhân được làm điện tim tại giường, duy trì vận mạch Noradrenalin nâng huyết áp, đặt ống nội khí quản.
Video đang HOT
Sau đó bệnh nhân được chuyển đến khoa Điều trị tích cực, được đặt stent tái thông động mạch vành. Hiện sức khoẻ bệnh nhân Hoan đã hồi phục, có thể xuất viện trong 1-2 ngày tới.
BS Thái cho biết, qua khai thác, bệnh nhân cho biết ít đi khám sức khoẻ định kỳ nên không phát hiện sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp.
Theo BS Thái, nếu bệnh nhân đến muộn thêm vài phút thì nguy cơ chết não rất cao do trong các trường hợp ngừng tuần hoàn, thông thường chỉ 3-5 phút sẽ chết não và mỗi phút trôi đi, bệnh nhân sẽ mất thêm 10% cơ hội sống. Để cứu sống bệnh nhân cần phối hợp nhiều chuyên khoa.
Ngừng tuần hoàn là tình trạng đột ngột ngừng thở, ngừng tim, mất ý thức do tim không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn thường do các bệnh lý tim mạch.
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim cấp là do vữa xơ động mạch vành. Những mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch, làm cho máu không đến để nuôi cơ tim được, có thể dẫn đến hoại tử vùng cơ tim nếu không được can thiệp kịp thời.
*Tên bệnh nhân đã thay đổi.
Theo vietnamnet.vn
Nỗ lực giành lại tính mạng cho bệnh nhân chỉ còn 10% cơ hội sống
Từ Mỹ về Việt Nam 2 ngày, người đàn ông lên cơn nhồi máu cơ tim tối cấp, 3 lần ngưng tim ngưng thở, 90% không còn khả năng sống.
Sáng 12/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) nhận được báo động đỏ từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Nam bệnh nhân 54 tuổi, tiền sử đái tháo đường, đang đi tập thể dục buổi sáng thì đột ngột đau ngực trái dữ dội kèm khó thở, vã mồ hôi.
10 phút sau khi vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, người đàn ông bất ngờ ngưng tim ngưng thở. Sau 30 phút tích cực hồi sức tim phổi, sốc điện trên 10 lần, bệnh nhân bắt đầu hồi phục tuần hoàn. May mắn bệnh nhân đã được đo điện tim trước khi ngưng tim ngưng thở. Kết quả hội chẩn điện tim giữa hai bệnh viện xác định đây là trường hợp nhồi máu cơ tim tối cấp, cần nhanh chóng can thiệp tái thông mạch vành. Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức không đủ máy móc, chuyên môn để thực hiện can thiệp.
Vấn đề đặt ra là làm sao chuyển bệnh nhân an toàn, kịp thời đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Trong lúc bệnh nhân được hồi sức cho tim đập trở lại, bệnh viện Thủ Đức chuẩn bị kíp hai bác sĩ hai điều dưỡng cùng máy móc để chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Gia Định và sẵn sàng hồi sức cho bệnh nhân nếu xảy ra tình huống xấu trong quá trình chuyển bệnh.
Vượt qua 13 km một cách an toàn, bệnh nhân được kíp cấp cứu đưa về đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Vừa vào phòng cấp cứu, 8h29 bệnh nhân ngưng tim lần hai. Song song với việc hồi sức cho có tim trở lại, trong vòng hơn nửa tiếng đồng hồ, kíp can thiệp mạch vành cũng khẩn cấp chuẩn bị đưa bệnh nhân vào can thiệp đặt stent tái thông mạch vành, lúc đó là 9h47.
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Anh, Trưởng Khoa Tim mạch Can thiệp cho biết trong can thiệp mạch vành cấp cứu, mốc rất quan trọng được gọi là "thời gian cửa - bóng", tức thời gian bệnh nhân đến cửa bệnh viện tới khi bóng được nâng lên tái thông dòng máu thì phải dưới 90 phút. Đây là tiêu chuẩn chung của các phòng can thiệp trên thế giới, dưới 90 phút khả năng cứu sống bệnh nhân mới cao.
"Trường hợp này bệnh nhân được thực hiện trong vòng 77 phút. Bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, là động mạch nuôi khoảng 60% khối lượng cơ tim", bác sĩ Đỗ Anh chia sẻ. Sau khi đặt stent, bệnh nhân vẫn còn sốc tim nên các bác sĩ quyết định đặt thêm bóng đối xung động mạch chủ, hỗ trợ sức co bóp cho tim.
Đặt xong bóng đối xung, đến 10h, bệnh nhân tiếp tục ngưng tim lần thứ 3 ngay trên bàn can thiệp. Các bác sĩ kiên trì hồi sức thêm nửa giờ nữa giúp bệnh nhân hồi phục tuần hoàn. "Tại bệnh viện ở Thủ Đức, bệnh nhân được sử dụng 28 ống adrenaline, tại Gia Định bác sĩ sử dụng thêm 40 ống nữa", bác sĩ Đỗ Anh nói.
Bệnh nhân được điều trị trong phòng hồi sức. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Não bệnh nhân đã bị ngưng quá lâu. Các bác sĩ hội chẩn và quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, gọi là "gấu ngủ đông". Kỹ thuật này giúp đông lạnh các tế bào trong cơ thể, giảm được sự chuyển hóa. Từ đó sẽ giúp cứu được tế bào não, giúp người bệnh giảm nguy cơ sống đời thực vật. Bệnh nhân được hạ thân nhiệt từ 37 độ C xuống còn 33 độ C trong vòng 24 giờ liên tục. Gia Định là một trong những bệnh viện đầu tiên Việt Nam triển khai kỹ thuật này, chỉ mới triển khai được hơn 4 tháng.
Hai ngày sau, bệnh nhân được làm ấm cơ thể để trở về nhiệt độ bình thường, sau đó ngưng thuốc vận mạch, bóng đối xung, các phương tiện hỗ trợ cơ tim. Khoảng 2 giờ sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, chụp phim phổi thấy tiến triển xấu. Đây là hội chứng sau ngưng tim ngưng thở kéo dài. Chiều cùng ngày bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan.
Bác sĩ Bùi Xuân Phúc, Phó khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết sau thời gian ngưng tim, máu tới hệ cơ quan bị suy giảm nên thường xảy ra tình trạng suy nhược. Bệnh nhân này suy hô hấp và suy thận, được cho thở máy và tiến hành lọc máu liên tục những ngày qua. Hiện bệnh nhân sức khỏe diễn tiến tốt, thông số chức năng thận trong giới hạn bình thường, đang tiến tới cai máy thở, ngưng lọc thận. Tuy nhiên tình trạng vẫn còn nặng nên bệnh nhân vẫn đang tích cực được theo dõi trong phòng hồi sức.
Một tuần nỗ lực giành giật sự sống cho bệnh nhân, tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định ví von đây là trường hợp "còn giọt nước cuối cùng cũng cố tát". Bệnh nhân từ cửa tử trở về sau ba lần ngưng tim ngưng thở, tưởng chừng đã tắt hẳn hy vọng. "Đây là niềm hạnh phúc vượt ngoài mong đợi của tập thể y bác sĩ bệnh viện", bác sĩ giám đốc viện chia sẻ.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Vụ 7 người chết ở nhạc hội Hồ Tây: Sốc ma túy nguy hiểm thế nào? "Người dùng ma túy quá liều gây sốc có thể dẫn đến ngưng tim, suy tim, suy đa tạng. Quá trình này xảy ra rất nhanh, có trường hợp bị sốc ma túy mất mạng chỉ sau vài phút", theo bác sĩ La Đức Cương, nguyên Giám đốc BV Tâm thần TƯ1. Liên quan đến vụ việc 7 nạn nhân bị chết nghi...