Quế Sơn tìm đường đưa nón lá, gà tre đến thị trường lớn
Huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) có khá nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống lâu đời như phở sắn, nón lá Quế Minh, gà tre Đèo Le… Hiện nay, chính quyền địa phương và các cấp Hội Nông dân (ND) của huyện đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư để tìm hướng đi mới, bền vững hơn cho các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn.
Những bứt phá mới
Ông Trần Văn Noa – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn chia sẻ, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng rất quan tâm đến vấn đề đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp của Quế Sơn có những bức phá mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
“Năm 2016 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp có những khởi sắc đáng kể, đạt 966,3 tỷ đồng, tăng 11,03% so với năm 2014; thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng, tăng 5,12 triệu đồng so với năm 2014; tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 10,31%, giảm hơn 3% so với năm 2014…” – ông Noa chia sẻ.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của nông dân được trưng bày tại hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm nông nghiệp nông thôn năm 2017 của huyện Quế Sơn. Ảnh: Đ.H
Ban tổ chức hội chợ sẽ chấm điểm và bình chọn sản phẩm gian hàng các xã, thị trấn tham gia hội chợ và chọn ra những đơn vị xuất sắc nhất để chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cũng như ra quyết định công nhận sản phẩm NN, CNNT tiêu biểu của huyện Quế Sơn năm 2017″. Ông Lương Văn Ánh
Video đang HOT
Theo ông Lương Văn Ánh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện, ở Quế Sơn hiện nay đã hình thành nhiều mô hình, chương trình đem lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình nuôi gà thả vườn tại xã Quế An, Quế Long, Quế Phong; sản xuất nấm rơm; nuôi lợn hướng nạc; nuôi cá lóc bằng phương thức trải bạt trên cát…
Xây dựng mới được 42 mô hình kinh tế tổ hợp tác hỗ trợ nông dân hoạt động có hiệu quả; Mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 25,5ha… Mô hình lạc xen sắn cho năng suất khá cao, giá trị thu nhập bình quân của mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Chương trình liên kết sản xuất giống với các công ty thực hiện được 245ha lúa giống…
Sản phẩm nông nghiệp được vinh danh
Ông Trần Văn Noa cho biết, thời gian qua huyện Quế Sơn cũng rất quan tâm đến vấn đề xúc tiến, quảng bá rộng rãi các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề… đến với người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, nhằm quảng bá, giới thiệu những kết quả đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, từ ngày 1 – 3.8 UBND huyện Quế Sơn phối hợp Hội Nông dân tổ chức Hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm nông nghiệp nông thôn năm 2017.
“Hội chợ lần này có sự tham gia góp mặt của 14 đơn vị xã, thị trấn và 8 huyện bạn, 5 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Quy mô tổ chức gồm 30 gian hàng trưng bày và 6 gian hàng ẩm thực, chợ quê” – ông Noa chia sẻ thêm.
Trao đổi với NTNN, ông Trần Văn Noa khẳng định, việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm nông nghiệp huyện Quế Sơn năm 2017 nói riêng có ý nghĩa quan trọng gắn với định hướng phát triển nông nghiệp, công nghiệp nông thôn.
Đặc biệt hội chợ sẽ là đầu mối quan trọng kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ, quảng bá sản phẩm trên thị trường trong và ngoài huyện, tạo thuận lợi cho kích cầu sản xuất và tiêu dùng. Hội chợ cũng là dịp mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đầu tư, kinh doanh, phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Theo Danviet
NTM Quảng Nam: Sức mạnh từ lòng dân
Nhờ phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Bộ mặt nông thôn của xã ngày có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Sức mạnh từ lòng dân đồng thuận
Ông Lê Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Viên cho biết, xã xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là lấy người dân làm chủ thể, với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát". Với phương châm đó, qua 6 năm thực hiện Chương trình NTM, người dân trên địa bàn xã đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất, tài sản trên đất, góp tiền và hàng ngàn ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa...
Nhờ quan tâm đầu tư hạ tầng, nhất là giao thông, đã giúp cho bộ mặt xã Sơn Viên ngày càng đổi thay. Ảnh: T.H
Đến nay Sơn Viên đã đạt 9/19 tiêu chí NTM. Trong năm 2017 xã phấn đấu đạt 5 tiêu chí gồm: Giao thông, y tế, lao động có việc làm, thông tin và truyền thông, tổ chức sản xuất...".
"Tính đến nay, nhân dân Sơn Viên đã tự hiến đất xây dựng 1.217m2 đường giao thông, 400m2 nhà văn hóa thôn, hiến 2.000m2 đất xây dựng trường mẫu giáo xã... Tiêu biểu như các hộ Nguyễn Thị Tỵ, Nguyễn Văn Thọ (thôn Phước Bình Trung); hộ ông Nguyễn Văn Ngọc, Võ Hữu Lâm (thôn Phước Bình Tây); ở thôn Trung Yên có hộ ông Phan Bổn, hay các hộ Phan Xuân Thu, Lưu Thanh Ngọc ở thôn Phước Bình Trung. Và còn nhiều gia đình khác nữa" - ông Phương chia sẻ.
Trước sự đổi thay của quê hương mình, ông Đỗ Trọng Quyền - Trưởng thôn Phước Bình Đông cho hay, hưởng ứng phòng trào xây dựng NTM, thời gian qua nhân dân trong thôn đã đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, nhà văn hóa, trường học, sân bóng chuyền, đường giao thông... Tiêu biểu phải kể đến các hộ ông Phan Văn Bảy, Đặng Văn Lực... hiến trên 500m2 đất. "Nhờ sự đồng thuận và tham gia tích cực các phong trào nên giờ đây đường sá trong thôn được bê tông hóa rộng rãi, kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, hệ thống điện, đường, cơ sở vật chất văn hóa thôn khang trang, sạch đẹp hơn" - ông Quyền vui mừng cho hay.
Diện mạo mới ở Sơn Viên
Theo ông Lê Văn Phương, xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là hoạt động quan trong để làm thay đổi cơ bản diện mạo ở khu vực nông thôn, chính vì vậy trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sơn Viên đã tập trung các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về trường học, giao thông, thủy lợi... được quan tâm hàng đầu. Nhờ đó, những con đường liên thôn trước đây vốn lầy lội nay đã được bê tông hóa rộng rãi, sạch đẹp trải dài dọc theo các khu dân cư; những ngôi nhà kiên cố, khang trang mọc lên san sát hai bên đường. Đặc biệt hơn cả là sự đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm của người dân - đó là những chuyển biến tích cực từ quá trình xây dựng NTM ở xã Sơn Viên.
Đến nay, tổng nguồn vốn cho Chương trình xây dựng NTM của xã qua các năm là 6.911 triệu đồng, riêng trong năm 2016 là 6.219 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, xã Sơn Viên đã đầu tư bê tông hóa đường giao thông nông thôn được 3.664m, xây dựng 5 tuyến kênh với chiều dài 2.665m... Hàng loạt các công trình như trường mẫu giáo, tiểu học, trạm y tế... được đầu tư mới khang trang.
Ông Lê Văn Phương chia sẻ thêm, bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, Sơn Viên cũng rất chú trọng đến việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhất là xây dựng nhiều mô hình, đề án làm ăn có hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi bò cái lai sinh sản, chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản, trồng rừng... Trong đó tiêu biểu phải kể đến mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng rừng của hộ ông Nguyễn Đình Lại ở thôn Trung Yên, hay hộ ông Nguyễn Phước Tâm thôn Phước Bình Đông, với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/hộ/năm.
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất, có những hướng đi đúng đắn mà thu nhập của người dân nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 20 triệu đồng/người/năm, tăng 10 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng.
Theo Danviet
Gà tre Đèo Le, "nhỏ mà có võ", nặng chưa đến 1 kg nhưng ăn là mê Gà tre Đèo Le Quế Sơn là đặc sản của người dân xứ Quảng, có hương vị ngọt, thơm, thịt không quá mềm hoặc dai, da hơi giòn. Tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm "Gà tre Đèo Le" của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ....