Que nhựa 10 cm mắc trong ruột cả tháng khiến bé trai đau quặn bụng phải nhập viện
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình, đơn vị này đã phát hiện và lấy ra từ ruột bé trai 3 tuổi một que nhựa dài 10 cm.
Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình cho biết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân là bé trai 3 tuổi (ở xã Quang Lịch, H.Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) trong tình trạng đau bụng từng cơn, đau quanh rốn, kéo dài hơn 1 tháng nay.
Bệnh nhi được khám và nhập viện tại khoa Tiêu hóa. Sau khi siêu âm ổ bụng, bác sĩ đã phát hiện thấy hình ảnh dị vật giống que nhựa dài với cấu trúc dạng ống tròn đều, dài, nằm hoàn toàn trong ruột của bệnh nhi. Ngay sau đó, bác sĩ khoa Tiêu hóa đã chỉ định nội soi tiêu hóa khẩn, gắp dị vật. Dị vật gắp được là que kẹo bằng nhựa dài 10 cm. Hiện tại, bệnh nhi ổn định và đang được theo dõi tại khoa Tiêu hóa.
Bé trai đau bụng cả tháng do que nhựa 10 cm mắc trong ruột. Ảnh: Thanh Niên
Video đang HOT
Qua trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo, dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, do vật lạ rơi vào đường thở làm hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường thở. Tai nạn thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa cười hoặc ăn không đúng cách, nhiều trường hợp do người lớn để trẻ tự ăn, chơi, ngậm, nuốt những thức ăn, đồ vật có kích thước nhỏ.
Dị vật đường thở là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong. Do đó các bậc phụ huynh có con nhỏ cần đặc biệt chú ý khi con chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao vì trẻ dễ lơ là, nuốt trôi nên có nguy cơ gây hóc, sặc, tắc làm nghẹt thở, thậm chí mất mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra cần phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoặc phải để ý khi trẻ tự ăn các loại thức ăn, hoa quả có hạt nhỏ như na, ngô, đỗ, lạc, kẹo viên…đây là những loại thức ăn rất dễ gây cho trẻ hóc và sặc thức ăn dẫn tới dị vật chui vào đường thở gây bít tắc đường thở và trẻ có thể tử vong ngay lập tức trước khi tới bệnh viện.
Khi trẻ bị dị vật đường thở nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ, đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Tuyệt đối không được tự ý móc họng hoặc dùng các biện pháp chữa mẹo theo dân gian. Các thao tác không đúng có thể gây rách thực quản, hoặc vô tình đẩy dị vật chui sâu vào đường thở dẫn đến tắc thở, khi đó trẻ có nguy cơ tử vong rất cao.
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu có tím tái, khó thở, không khóc được hoặc khóc yếu, nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành sơ cứu bằng cách: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt phần đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Bênh cạnh đó, Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình khuyến cáo, khi bị hóc dị vật, ngoài việc biết cách sơ cứu đúng và kịp thời, bệnh nhân cần được đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh có phương tiện nội soi để chẩn đoán và mau chóng lấy dị vật ra đúng cách.
Lấy 2 đồng xu kim loại mắc kẹt trong thực quản bé trai
Bé trai nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, không ăn uống được, tức ngực, hạ họng có dịch do có 2 đồng xu kim loại mắc kẹt trong thực quản.
Dị vật là 2 đồng xu kim loại (bên phải) được gắp ra khỏi thực quản bé trai. Ảnh: VTV News
Mới đây, VTV News dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này vừa nội soi thành công gắp hai đồng xu mắc trong thực quản bệnh nhi L.G.H. (3 tuổi, trú tại Na Quang 2, TT. Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Theo đó, bệnh nhi được người nhà đưa đến nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, không ăn uống được, tức ngực, hạ họng có dịch. Tại bệnh viện, qua thăm khám, chụp phim X-quang và CT, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật là hai đồng xu kim loại mắc kẹt ngay phía dưới cơ thắt trên, tiên lượng dị vật khó lấy.
Ngay lập tức, cuộc hội chẩn có sự tham gia của các bác sỹ Khoa Tai - Mũi - Họng và các bác sỹ nội soi tiêu hóa diễn ra. Sau hội chẩn, các bác sĩ thống nhất gây mê nội khí quản và nội soi dùng kìm gắp dị vật lần lượt từng đồng xu một. Sau khi gắp, thực quản lưu thông tốt, bệnh nhi ăn uống bình thường và có dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Qua trường hợp bệnh nhi trên, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khuyến cáo các bậc phụ huynh phải để ý không cho trẻ cầm, chơi các vật dụng nhỏ, sắc nhọn để tránh nguy cơ hóc dị vật
Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị hóc dị vật, người lớn không nên tự ý dùng tay để cố lấy dị vật hoặc dùng mẹo để chữa mà cần đến ngay các cơ sở y tế được được thăm khám và xử trí kịp thời.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời cụ bà bị xương cá đâm xuyên ngang khí quản Chiều 28/9, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên - Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa gắp thành công dị vật đường thở cho bệnh nhân lớn tuổi. Đoạn xương cá dài 3cm nằm đâm 2 thành khí quản của cụ C. Bác sĩ Tiên cho biết, sau khi ăn cơm với cá, cụ bà P.T.C....