Quê nhà chiến tranh, Thái tử Ả Rập Saudi sang Nga xem World Cup
Thái tử Ả Rập Saudi ngồi xem trận khai mạc World Cup 2018 cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bối cảnh liên quân do Saudi dẫn đầu tấn công thành phố cảng Yemen hiện nằm dưới quyền kiểm soát của phiến quân Houthi.
Ông Putin chủ động bắt tay Thái tử Salman sau khi đội tuyển Nga mở tỉ số 1-0.
Theo New York Times, giao tranh giữa lực lượng thân Ả Rập Saudi và phiến quân Houthi ở Yemen có dấu hiệu bước vào giai đoạn khốc liệt nhất.
Trong bối cảnh giao tranh nổ ra tại khu vực quanh sân bay Al Hudaydah, người chỉ huy cuộc chiến, Thái tử Mohammed bin Salman sang Nga xem trận khai mạc World Cup cùng Tổng thống Putin.
Trong trận đấu này, đội chủ nhà Nga đã đánh bại đội tuyển Ả Rập Saudi với tỷ số 5-0. Ống kính máy quay ghi được khoảnh khắc ông Putin chủ động bắt tay Thái tử Salman khi Nga mở tỷ số 1-0.
Trên chiến trường, liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã chiến đấu chống phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn trong 3 năm qua. Hiện chưa rõ bước tiến của Saudi trong đợt tấn công mới nhất.
Quê nhà chiến tranh, Thái tử Ả Rập Saudi sang Nga xem World Cup.
Mục tiêu sâu xa của Ả Rập Saudi chính là chiếm thành phố cảng Yemen khỏi tay phiến quân Houthi. Liên minh chống Houthi đã yêu cầu Mỹ hỗ trợ tàu quét mìn, máy bay trinh sát.
Khi không được đáp ứng, họ quay sang đàm phán với Pháp. Việc dọn dẹp bãi mìn do phiến quân Houthi gài bên ngoài cảng Al Hudaydah là điều cần thiết để liên minh Ả Rập có thể đổ bộ vào thành phố.
Vài ngày trước, 4 binh sĩ Ả Rập đã thiệt mạng sau khi tàu chở họ trúng tên lửa chống hạm của Houthi ở khoảng cách 32km. Nếu chiếm được thành phố cảng Al Hudaydah, Ả Rập Saudi sẽ ngăn phiến quân kiếm 30-40 triệu USD mỗi tháng nhờ vào các nguồn lợi khổng lồ. Điều này buộc Houthi phải ngồi vào bàn đàm phán.
Video đang HOT
Giao tranh hiện tập trung tại khu vực sân bay huyết mạch của thành phố. Đây là điều không hề dễ dàng bởi Houthi đã nắm quyền kiểm soát thành phố Al Hudaydah trong suốt 3 năm qua.
Nếu chiếm được Al Hudaydah, Ả Rập Saudi sẽ mở đường tấn công thủ đô Sana ở Yemen.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino ngồi giữa Thái tử Salman và ông Putin.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Yemen, Abdu Rabbu Mansour Hadi đã sống tị nạn ở Ả Rập Saudi, lần đầu quay trở lại thành phố Aden. Đây là lần đầu tiên ông trở về Yemen kể từ năm 2015.
Ông Hadi rời Yemen ngay khi phiến quân Houthi chiếm quyền kiểm soát thủ đô. Năm 2017, một tòa án Houthi tuyên bố tử hình ông Hadi vì tội liên minh với Ả Rập Saudi.
Liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu hồi tuần này tuyên bố tấn công Al Hudaydah theo yêu cầu của chính phủ Yemen.
Ngược lại, hãng thông tấn Saba do phiến quân Houthi kiểm soát tuyên bố: “Các đợt tấn công của liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu nhằm kiểm soát khu vực bờ phía tây đã thất bại”.
Theo Danviet
Bắt một lúc 11 hoàng tử, Thái tử Ả Rập Saudi muốn điều gì?
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tuyên bố mở chiến dịch chống tham nhũng, bắt ít nhất 11 hoàng tử, trong khi các nhà phân tích cho rằng, đây có thể là động thái củng cố quyền lực.
Thái tử Rập Saudi Mohammed bin Salman,
Theo Washington Post, Thái tử Mohammed bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi đã gây chấn động Trung Đông khi ra lệnh bắt giữ ít nhất 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và nhiều quan chức cấp cao khác với cáo buộc tham nhũng.
"Ông ấy đang xây dựng một Ả Rập Saudi mới", một nhà phân tích nói trên Washington Post. Chiến dịch chống tham nhũng khởi động ngay sau nhiều động thái thúc đẩy kinh tế và việc ra quy định cho phép phụ nữ lái xe.
"Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro", nhà phân tích này nói. "Thái tử Ả Rập Saudi đang mở cuộc chiến quyền lực với nhiều hoàng tử khác, trên nhiều mặt trận".
Danh sách những người bị bắt giữ bao gồm hoàng tử Miteb bin Abdullah, con trai của cựu quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah bin Abdulaziz al-Saud.
Miteb bin Abdullah hiện đang là người đứng đầu lực lượng vệ binh quốc gia. "Vệ binh quốc gia vốn được coi là lực lượng cân bằng quyền lực trong hoàng gia. Nhưng giờ đây Thái tử Salman đã chạm tới sự cân bằng này", nhà phân tích chuyên nghiên cứu về Ả Rập Saudi nói.
Theo các chuyên gia, Thái tử Mohammed bin Salman dường như muốn phá bỏ hệ thống quyền lực truyền thống ở Ả Rập Saudi, vốn gây chia rẽ trong gia đình hoàng gia.
Miteb bin Abdullah là con trai của cựu quốc vương Abdullah bin Abdulaziz al-Saud.
Thái tử 32 tuổi muốn nắm nhiều quyền lực hơn, thúc đẩy các dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng Ả Rập Saudi trong thời đại mới.
Tháng trước, Thái tử Salman công bố kế hoạch xây dựng siêu thành phố trị giá 500 tỷ USD, trải rộng qua ba nước với diện tích lớn gấp 33 lần thành phố New York của Mỹ.
Thái tử Salman khi đó nói: "Tôi đảm bảo rằng không một ai liên quan đến tham nhũng được tha thứ, dù là hoàng tử, hay các bộ trưởng hoặc bất kỳ ai khác".
Ủy ban tối cao có quyền bắt giữ, tịch thu tài sản và cấm người bị tình nghi tham nhũng xuất cảnh ra nước ngoài nếu họ thấy cần thiết, Thái tử Salman nói.
Giới quan sát nhận định, Thái tử Salman muốn loại những hoàng tử già nua, vốn là nguyên nhân làm thâm hụt ngân khố hoàng gia và mở ra con đường phát triển mới với sự trợ giúp của các hoàng tử trẻ hơn.
Theo nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi, tham nhũng ở Ả Rập Saudi không giống như các quốc gia khác. Người bị cáo buộc tham nhũng không đơn giản là nhận tiền hối lộ, nhận quà đắt tiền hay sử dụng tài sản công như máy bay của chính phủ để đi du lịch.
Alwaleed bin Talal được coi là hoàng tử ăn chơi bậc nhất thế giới.
Tham nhũng ở Ả Rập Saudi còn nhắm tới các quan chức, hoàng tử trở thành tỷ phú nhanh chóng nhờ lũng đoạn nền kinh tế. Một ví dụ điển hình là việc xây dựng sân bay ở sai vị trí, chỉ nhằm mục đích làm lợi cho một hoàng tử sở hữu vùng đất đó. Hoàng tử vốn được chính phủ cấp đai nhưng sau đó lại thu lời hàng trăm triệu USD nhờ chi phí bồi thường.
Năm ngoái, Thái tử Salman nói trên Bloomberg rằng, "có ít nhất 100 tỷ USD bị chi tiêu không hiệu quả, tương đương với một phần tư ngân sách hoàng gia".
Cụm từ "chi tiêu không hiệu quả" mà Thái tử Salman nhắc đến khi đó còn nhẹ hơn so với tham nhũng ngày nay.
Tác giả Jamal Khashoggi nhận định, việc các hoàng tử Ả Rập Saudi thao túng đất đai là nguyên nhân khiến dưới 40% người dân nước này mua được nhà.
Nguồn cung dầu mỏ chỉ có hạn, nếu như để các hoàng tử lũng đoạn kinh tế, tư lợi thì Ả Rập Saudi sớm muộn cũng sẽ đánh mất vị thế là một quốc gia giàu mạnh.
Ở một chừng mực nào đó, Thái tử Salman đang cụ thể hóa tham vọng cải cách đất nước giống như Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo Washington Post.
Theo Danviet
Ả Rập Saudi xây siêu đô thị 500 tỷ USD, lớn hơn New York 33 lần Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tuyên bố, siêu đô thị mang tên NEOM trị giá 500 tỷ USD, rộng 26.500 km2 sẽ là một thành phố cực hiện đại, tích hợp những tiện nghi chưa từng có. Ả Rập Saudi dự kiến chi 500 tỷ USD để xây dựng siêu đô thị NEOM lớn gấp 33 lần New York. Phát...