Quê nghèo đổi thay nhờ du lịch
Là thôn quê hẻo lánh không mấy ai đặt chân tới, nay các con đường dẫn vào xã miền núi Hòa Bắc ( Hòa Vang, Đà Nẵng) nhộn nhịp lạ thường.
Đâu đâu cũng có du khách, các khu du lịch sinh thái theo đó mọc lên mới mẻ và xinh xắn.
Những khu du lịch sinh thái ven sông Cu Đê với cảnh quan tươi đẹp đang thành điểm hút khách
Làn sóng du lịch sinh thái sau dịch vô tình đánh thức miền đất xinh đẹp như ngủ quên bên rìa phố biển sôi động và mang tới cho người dân vô số việc làm.
Thôn nghèo lột xác
Chiều hè nắng đẹp, những thôn làng xanh mướt dọc đôi bờ dòng sông Cu Đê hiền hòa như thỏi nam châm hút khách rời thành phố. Từng đoàn khách vượt mấy chục cây số men theo con đường nhựa nhỏ từ cầu Nam Ô ngược dòng Cu Đê tìm về Hòa Bắc.
Theo đường đồi, dòng sông mở ra trước mắt du khách khung cảnh thanh bình, êm đẹp như ký ức quê xa một thuở. Men đôi bờ, những lưới vó chen lẫn ao nuôi tôm cá nối liền đồng mía, ruộng ngô bạt ngàn. Xa xa khói đốt đồng vấn vương theo gió đùn lên giữa bốn bề núi cao xanh thẳm khiến du khách hoài niệm quê nhà.
Dòng nước trong vắt chảy ra từ những khe suối Bạch Mã quanh năm mây mù tích tụ lại trước khi hợp lưu thành sông Cu Đê. Dòng sông không chỉ tưới mát ruộng đồng, nuôi sống bà con đôi bờ bao đời, mà còn là “kiến trúc sư” chính kiến tạo lên vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Hòa Bắc.
Thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp như tranh thủy mặc là vậy, nhưng bao năm qua đời sống bà con nơi này cứ nghèo và buồn. Nguồn lợi nương rẫy không có gì đột phá ngoài tạm nuôi sống con người.
Những đứa trẻ quê lớn lên không theo nghiệp ruộng rẫy, phải rời nhà đi xa tìm việc làm. Nhưng hôm nay vùng đất này đang thay đổi: vui hơn, đẹp hơn và tương lai có thể giàu có hơn.
Hòa cùng thiên nhiên – Ảnh Q.T.
Video đang HOT
Sống chậm với thiên nhiên
Yên Retreat – khu cắm trại dã ngoại đầu tiên bên sông Cu Đê – dạo gần đây nổi sóng trên mạng từ những bức hình cưới và ảnh chụp của du khách. Những chiếc lều trắng trên thảm cỏ xanh hòa màu mây trời sông nước, tiện nghi ở mức cơ bản nhưng gây sốt cho giới trẻ.
Người ta tìm về nơi này không phải để tận hưởng dịch vụ nghỉ dưỡng tiện nghi, mà để thỏa mãn bản năng sống với thiên nhiên hoang sơ trong mỗi con người.
Ở đó, du khách có những đêm ngủ ngoài trời đêm tĩnh mịch, lắng nghe thanh âm cá quẫy nước lẫn tiếng ếch nhái nơi ruộng đồng vang vọng, hít tràn lồng ngực không khí mát lành và thơm tho mùi hương thảo mộc phảng phất trong cơn gió.
Sau một đêm trải nghiệm ngủ lều cùng chồng và hai con nhỏ, chị Ngọc Diệu (33 tuổi), du khách Đà Nẵng, tỏ vẻ hài lòng với chuyến nghỉ cuối tuần. Từng có cơ hội trải nghiệm nhiều khu du lịch hiện đại, nhưng cảm nhận của chị khi đến nơi này rất khác.
“Nơi này không phải nơi mang lại trải nghiệm tiện nghi nhưng chúng mình rất thích vì được cảm giác trở về thiên nhiên, sống chậm lại so với nhịp sống hối hả thường ngày. Mấy đứa trẻ thích được chơi đùa cùng hoa cỏ. Mình cảm nhận được ở tụi nhỏ niềm vui thích đặc biệt không giống những lúc được bố mẹ dẫn đi xem phim, chơi game thường thấy” – chị Ngọc Diệu chia sẻ.
Không xa Yên Retreat về phía thượng nguồn Cu Đê là khu du lịch sinh thái mới với cảnh quan đẹp không kém có tên Làng Mê. Nằm lọt thỏm giữa mênh mông ruộng mía hướng ra dòng sông, nơi này đủ sức quyết rũ bất kỳ du khách khó tính nào với vẻ hoang sơ thân thiện của mình.
Anh Lô Vĩnh Hoàng (32 tuổi), lần đầu ghé nơi này cùng gia đình và mấy người bạn, bảo rằng hoàn toàn bất ngờ khi ở Đà Nẵng có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đến thế. Những khu du lịch rất phù hợp với các hoạt động đội nhóm, cắm trại dã ngoại cuối tuần.
Du khách dã ngoại để tận hưởng thiên nhiên trong lành ở làng quê
Du khách tới, dân được lợi
Từng khu du lịch sinh thái mọc lên đã làm đổi thay diện mạo buồn tẻ thường ngày bằng nét tươi mới, đẹp mắt. Làng trên xóm dưới người người làm du lịch. Nhiều khu dã ngoại, hàng quán, homestay mở ra, người dân quanh năm chẳng mấy khi ra khỏi thôn làng cũng được hưởng lợi từ mua sắm, chi tiêu của du khách.
Ở tuổi 18, Trương Thị Thùy Linh đã có kinh nghiệm gần 2 năm làm pha chế cho một khu du lịch. Trước đó, những đứa trẻ Hòa Bắc như Linh chỉ có hai con đường là nối nghiệp ruộng đồng hoặc thoát ly làng quê ra phố kiếm sống. Nhưng nhờ du khách tìm đến, Linh được làm nghề ngay trên chính thôn làng mình.
Không tiết lộ số tiền kiếm được hằng tháng từ nghề pha chế, nhưng Linh bảo rằng mức lương khá hơn nhiều so với làm nông. Ngoài giúp đỡ gia đình, Linh đã để dành khoản tiền cho tương lai.
Mẹ Linh cũng được gọi vào khu du lịch, phụ việc dọn dẹp, cuộc sống gia đình đỡ nhọc nhằn hơn trước. Những trường hợp như mẹ con Linh không phải là cá biệt trong làng sóng du lịch sinh thái đang lan tới nơi này.
Du khách cắm trại dã ngoại tại KDL Làng Mê, xã Hoà Bắc, Hoà Vang, TP Đà Nẵng
Gần đó, chị Liên, chủ chòi bán nước mía bên đường, bảo một ly nước mía tươi ép tại chỗ giá chỉ 5.000 đồng nhưng hầu như uống xong ai cũng mua vài lít mang về. Bán giá rẻ nhưng được nhiều, đồng lời thu được mỗi ngày đủ chạy chợ mua thịt cá, rau củ chăm lo bữa ăn gia đình và sách vở cho trẻ con đi học.
Ăn theo dòng khách từ các điểm du lịch lớn, hàng quán ăn uống, cà phê giải khát rủ nhau mọc lên dọc đường làng đã chuyển những người nông dân sang làm dịch vụ, thu nhập đỡ bấp bênh hơn lúc tay cuốc tay cày.
Mỗi dịp cuối tuần, chị Huỳnh Thị Cẩm Hạnh (35 tuổi, trú thôn Nam Yên) tất bật dong xe máy chạy khắp đầu trên ngõ dưới thu mua gà vịt, rau quả đặc sản.
Những lúc nông nhàn, chị tranh thủ nhận mối đặt thức ăn chế biến sẵn cho du khách để đưa tới các điểm du lịch kiếm thêm thu nhập. Tiếng là việc làm thêm nhưng lợi tức kiếm được từ phục vụ du khách khá hơn hẳn việc ruộng đồng.
“Cũng may nhờ có du lịch mà nơi này phát triển, bà con hưởng lợi. Quả dưa, trái cà, con gà, con vịt bán cho du khách được giá, có người ăn ngon còn đặt thêm mang về’ – chị Hạnh vừa cười nói vừa vội xách giỏ lên xe chạy đi giao hàng cho du khách.
Du khách check-in một khu du lịch sinh thái tại xã Hòa Bắc
Bưu điện cô độc nhất thế giới nằm giữa sa mạc hẻo lánh
Nằm sâu trong sa mạc Tengger của Trung Quốc, bưu điện cô độc nhất thế giới được bao quanh bởi những cồn cát mênh mông.
Chỉ có diện tích 15 mét vuông, bưu điện bằng gỗ ở sa mạc Tengger không có quá nhiều du khách. Sau hơn 35 năm bị bỏ hoang, bưu điện cô độc này thực sự trông không tệ chút nào. Nhờ những nỗ lực của một vài cá nhân dũng cảm, bưu điện này đã hoạt động trở lại và ngày càng náo nhiệt hơn.
Bưu điện cô độc nhất thế giới ở sa mạc Tengger, Trung Quốc.
Mặc dù hiếm khi có khách hàng ghé qua nhưng hơn 20.000 bức thư và bưu thiếp đã được gửi từ Bưu điện Sa mạc này chỉ trong tháng 12/2021. Và tất cả là nhờ công sức của bà Zhang, một trong những người tham gia vào việc hồi sinh bưu điện. Sau khi dồn hết tâm huyết vào dự án, cô phải đối mặt với thực tế đau lòng khi thấy công việc của mình bị bỏ qua do vị trí xa xôi.
Nằm cách con đường gần nhất khoảng 10 km, bưu điện ở sa mạc Tengger không có quá nhiều xe cộ qua lại. Nhưng trong thời đại của Internet, đó không phải là một trở ngại. Cô Zhang và bạn của cô, Luo Meng đã nảy ra ý tưởng kinh doanh chữ viết ma cho những người muốn gửi thư và bưu thiếp từ bưu điện cô độc nhất thế giới mà không thực sự đến thăm nơi này.
Mặc dù hiếm khi có khách hàng ghé qua nhưng hơn 20.000 bức thư và bưu thiếp đã được gửi từ Bưu điện Sa mạc này chỉ trong tháng 12/2021
Ý tưởng của Zhang hóa ra lại gây được tiếng vang lớn, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, mọi người không thể đi du lịch để gặp những người thân yêu của họ. Giờ đây, cô và các đồng nghiệp của mình tại bưu điện khó có thể theo kịp các yêu cầu trực tuyến từ những người yêu cầu chuyển bưu thiếp đi khắp Trung Quốc và đến các nước như Singapore hay Úc.
Đưa bưu điện hẻo lánh này hoạt động trở lại là một cuộc phiêu lưu. Đầu tiên, cô Zhang và bạn của cô, Luo Meng, phải thuyết phục một vài người khác giúp họ xây dựng lại nó. Lúc đầu, họ dự định xây một ngôi nhà bằng gỗ và vận chuyển nó vào sa mạc , nhưng điều đó tỏ ra quá khó khăn để thực hiện, vì vậy họ cuối cùng vận chuyển vật liệu xây dựng đến đó và xây dựng lán tại chỗ, mất 20 ngày để hoàn thành.
Việc xây dựng bưu điện này mất 20 ngày để hoàn thành.
Sau khi xây dựng cấu trúc, họ đã nộp đơn đăng ký với Bưu điện Trung Quốc, và sau khi xem xét, lán gỗ đã trở thành một trong hơn 700 bưu cục ở Trung Quốc. Mỗi ngày, thư và bưu thiếp được viết ở đây, được tô điểm bằng con tem chủ đề sa mạc đặc biệt của bưu điện, được vận chuyển 10 km đến con đường gần nhất, từ đó chúng được xe tải đến nhận và sau đó gửi đi khắp nơi trên thế giới.
Nếu có dịp đi lang thang qua sa mạc Tengger rộng lớn (43.000 mét vuông) và muốn đến thăm bưu điện xa xôi nhất thế giới, bạn có thể tìm thấy nó ở 38,413 N vĩ độ bắc và 105,225 E kinh độ đông.
Khách sạn siêu sang ở vùng xa xôi hẻo lánh nhất hành tinh Du khách đến Sheldon Chalet phải đặt tối thiểu 3 đêm với giá khoảng 35.000 USD bao gồm dịch vụ trực thăng, ăn uống và các hoạt động ngoài trời. Khách sạn siêu sang Sheldon Chalet xa xôi nhất thế giới ở Mỹ được xây dựng tại vườn quốc gia Denali của bang Alaska, có diện tích rộng hơn 24.281km2 và là nơi...