Quê lúa Yên Thành xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi
Hai ổ dịch mới xuất hiện tại xã Đồng Thành và Lý Thành.
Tại xã Lý Thành, ổ dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở hộ chăn nuôi của ông Phan Văn Sơn, xóm 7.
Ông Phan Văn Sơn rắc vôi bột trước cổng nhà nhằm hạn chế dịch lây lan sang hộ chăn nuôi lợn khác. ảnh: Xuân Hoàng
Ông Sơn cho biết, gia đình có 4 con lợn (1 lợn nái và 3 lợn thịt). Ngày 25/5, 3 con lợn thịt có biểu hiện ốm, bỏ ăn và bị chết. Do gia đình không nghĩ đến bệnh dịch tả lợn châu Phi nên tự mang đi chôn. Đến ngày 27/5, con lợn nái cũng ốm, bỏ ăn.
Lo lắng, ông Sơn ông báo với chính quyền xóm, xã, sau đó cán bộ thú y huyện trực tiếp đến lấy mẫu xét nghiệm. Chiều 29/5, gia đình ông Sơn nhận được thông tin lợn của ông dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Ông Sơn cho rằng, nguyên nhân lợn của ông bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể do trước đó gia đình có mua thịt lợn ở chợ về sử dụng, nên đàn lợn bị nhiễm bệnh.
Đồng thời ông Sơn phun hóa chất khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại và nương vườn của gia đình. Ảnh: Xuân Hoàng
Video đang HOT
Ngay sau đó, xã Lý Thành cấp cho gia đình ông Sơn 25 kg vôi và 1 lít hóa chất để làm công tác khử trùng, phòng chống dịch.
Ông Hoàng Văn Chín – Chủ tịch UBND xã Lý Thành cho biết: Đầu giờ sáng nay, Phòng Nông nghiệp & PTNT và Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện về tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp phòng, chống, khống chế dịch tại xã Lý Thành. Trước đó, xã đã nhận 2 tấn vôi bột và 15 lít hóa chất của huyện. Với số lượng vôi bột và hóa chất đó, xã sẽ triển khai phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn xóm 7 và phục vụ tại các điểm chốt. Theo chỉ đạo của huyện, xã sẽ lập 2 chốt chính và 2 chốt phụ trên các ngả đường ra vào xóm 7.
Đồng Thành và Lý Thành là 2 địa phương của huyện Yên Thành xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi trong ngày 29/5, Ảnh Google Maps
Tại xã Đồng Thành, ổ dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn xóm Đồng Xuân.
Trong sáng 30/5, phòng Nông nghiệp huyện và Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện trực tiếp chỉ đạo địa phương thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo kịch bản của huyện.
Đối với các xã xảy ra dịch, huyện tiến hành công bố dịch, cắt cử cán bộ chuyên môn cắm địa bàn, nắm bắt tình hình dịch bệnh và đôn đốc các xã phòng chống dịch. Đồng thời chỉ đạo tất cả các địa phương trên địa bàn huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân nắm bắt được tình hình dịch, chủ động khai báo với chính quyền địa phương khi có lợn bị ốm.
Ông Nguyễn Vương Ngọc – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành
Như vậy, chỉ trong thời gian 3 ngày, huyện Yên Thành xảy ra 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 3 xã: Thọ Thành, Lý Thành và Đồng Thành.
Theo Baonghean
Sóc Sơn tập trung nguồn lực dập dịch tả lợn châu Phi
Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trong chuyến kiểm tra mới đây về tình hình sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là công tác khống chế dịch tả lợn châu Phi tại huyện Sóc Sơn.
Bảo vệ trang trại chăn nuôi quy mô lớn
Bà Vi Thị Bình Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, huyện hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn thứ hai thành phố. Về chăn nuôi lợn chủ yếu là nhỏ lẻ, quy mô nông hộ (tổng số 12.429 hộ chăn nuôi tại 26 xã, thị trấn), trong đó hộ nuôi trung bình dưới 10 con chiếm tỷ lệ lớn.
Theo bà Anh, kể từ khi phát hiện lần đầu tại xã Xuân Thu hồi tháng 3, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 26/26 xã, thị trấn của Sóc Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại trạm kiểm dịch động vật xã Trung Giã. Ảnh: Hải Đăng
"Ngay khi dịch bệnh xảy ra, địa phương đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các chỉ đạo của thành phố, đặc biệt là đối với công tác tiêu hủy đàn lợn và hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy. Đến nay, UBND các xã đã chủ động bố trí ngân sách, hỗ trợ kịp thời theo đúng chủ trương của thành phố cho các hộ có lợn bị tiêu hủy với tổng kinh phí 14,7 tỷ đồng" - bà Anh khẳng định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý cho rằng, các quận, huyện, thị xã, trong đó có huyện Sóc Sơn cần quan tâm, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn; tuyệt đối không để bệnh lây lan ra các cơ sở chăn nuôi lớn.
Coi khống chế dịch là nhiệm vụ cấp bách
Trong chuyến kiểm tra, làm việc tại huyện Sóc Sơn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đến kiểm tra, động viên cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch xã Trung Giã.
"Thành ủy đã có văn bản yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34 - CT/TƯ của Ban Bí thư, lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời, chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên về công tác phòng, chống bệnh trên địa bàn" - bà Hằng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo thành phố coi khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, bà Hằng yêu cầu cấp ủy, chính quyền huyện Sóc Sơn cần tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống bệnh.
Trong vùng đang xảy ra bệnh, cần khuyến cáo nhân dân tuyệt đối không tái đàn hoặc nhập đàn mới; triển khai đúng kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật và phát động sự hưởng ứng tích cực của người dân trong thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc... Huyện Sóc Sơn cần lập vành đai chống bệnh dịch.
Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, bà Hằng yêu cầu huyện Sóc Sơn tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu hữu cơ chất lượng cao ở những diện tích đất khó canh tác, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50-70ha (tại các xã vùng đồi gò và một số xã có điều kiện sản xuất cây dược liệu) nhằm bảo tồn gen và tạo sản phẩm xuất khẩu kết hợp làm điểm tham quan, học tập phát triển nông nghiệp hữu cơ - sinh thái bền vững.
Đặc biệt, huyện cần duy trì các tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; tập trung chỉ đạo 5 xã còn lại đạt chuẩn để hết năm 2019, Sóc Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Theo Danviet
Xảy ra 11 ổ dịch tả lợn châu Phi, Cần Thơ cử trưởng ấp giám sát Sáng nay (29/5), ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ cho biết, trên toàn địa bàn thành phố đã xuất hiện 11 ổ dịch tả lợn (heo) châu Phi. Theo đó, số địa phương có dịch là ở 6 xã, phường của 3 quận, huyện trên địa bàn thành phố với số lợn được phát hiện và tiêu hủy...