Quê hương tượng Phật không đầu ở Thái Lan
Ayutthaya từng là thành phố mạnh nhất khu vực Đông Nam Á cho đến quân đội Miến Điện xâm lược và phá hủy tất cả. Phụ nữ bị bắt đi, đàn ông bị giết chết, chỉ còn trơ lại những tượng Phật không đầu.
Ayutthaya, tên đầy đủ là Phra Nakhon Si Ayutthaya, cố đô của Thái Lan và hiện là thành phố hiện đại ở đồng bằng miền Trung Thái Lan, cách Bangkok 85 km về phía bắc. Ảnh: Meetup.
Điều đặc biệt nhất ở Ayutthaya ngày nay chính là hàng trăm tượng Phật không đầu. Phần lớn trong đó bị phá hủy bởi những tay trộm cướp và bán lại cho các nhà sưu tập đồ cổ đến từ Mỹ và châu Âu. Ảnh: 123rf.
Nhiều đầu tượng Phật được phát hiện trong các bảo tàng nổi tiếng ở Mỹ. Tuy nhiên, khi chính phủ Thái Lan yêu cầu bảo tàng trả lại di sản, họ đã từ chối. Ảnh: colourbox.
Du khách tới đây ấn tượng nhất bởi đầu tượng được ôm trọn trong rễ cây. Theo lý thuyết, trải qua rất nhiều năm tháng, đầu tượng Phật đáng lẽ ra đã bị rễ cây nghiền nát, nhưng vì một lý do nào đó mà đầu Phật không những không có tổn hại mà còn trở thành một bộ phận sống của cây. Ảnh: Estherwarren.
Video đang HOT
Ayutthaya từng được xem như thành phố mạnh nhất khu vực Đông Nam Á từ năm 1351 đến 1767, cho đến khi quân đội Miến Điện xâm lược và phá hủy tất cả. Ayutthaya phồn thịnh trở thành một thành phố hoang tàn, phụ nữ bị bắt đi còn đàn ông bị giết chết. Ảnh: Katherine Belamino.
Ayutthaya là vị trí giao thương hoàn hảo khi được bao bọc bởi 3 con sông Chao Phraya, Lopburi và Pa Sak, đồng thời tập trung nhiều thương nhân trên thế giới như Ả Rập, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Pháp. Các thương gia đến từ châu Âu đều nhận xét Ayutthaya là thành phố tốt nhất họ từng thấy. Cuộc xâm lược của người Miến Điện đã biến phần lớn đền đài, cung điện, tượng Phật thành đống tro tàn, gây nên sự mất mát to lớn cho toàn thể nhân loại. Ảnh: Around this world.
Sau khi giành lại độc lập, thay vì hàn gắn lại những mảnh vỡ, người Xiêm đã chọn một thủ đô mới ở phía nam – chính là Bangkok ngày nay. Ảnh: Time travel turtle
Ayutthaya giờ đây chỉ là một phế tích với những quần thể chính như Wat Phra Si Sanphet, Viharn Phra Mongkol Bopit, Wat Phra Mahathat, Wat Ratchaburana, Wat Thammikarat, Wat Phra Ram và Wat Borom Phuttharam. Đường phố vẫn giống như 700 năm về trước với nhiều di tích đổ nát, tạo cho du khách cảm giác như đang lạc vào trong dòng lịch sử. Ảnh: Thousand wonders.
Ngày nay, voi vẫn thường xuyên đi lại trên đường phố Ayutthaya, nhưng thay vì mang trên lưng chiến binh, đó là du khách với sự thích thú trên khuôn mặt. Trong vài thập kỷ trở lại đây, số lượng voi chuyên chở đã giảm xuống hàng trăm con do một con voi trưởng thành tiêu thụ lên tới 270 kg thức ăn/ngày. Ảnh: dailytravelphoto.
Năm 1991, Ayutthaya được ghi vào danh sách Di sản Văn hóa của UNESCO. Ảnh: Travelling Press.
Theo VNExpress
Di sản còn sót lại của vị vua tàn bạo nhất châu Á
Tamerlane - một trong những vị vua tàn bạo nhất lịch sử Châu Á là người để lại nhiều di sản giá trị cho nhân loại.
Tamerlane là người thống lĩnh Tây Á, Trung Á và Nam Á vào cuối thế kỷ 14, dựng nên Đế quốc và triều đại Timurid. Ông đồng thời là một trong 4 vị vua tàn bạo và khát máu nhất Châu Á (cùng với Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên và Thành Cát Tư Hãn). Trong quá trình dựng nên đế quốc của mình, Tamerlane Đại đế đã giết khoảng 5% dân số trái đất bằng cách chặt đầu, thiêu cháy hoặc chôn sống. Ảnh: Adam Jones.
Thế nhưng, đằng sau những cuộc thảm sát, vị vua máu lạnh này còn để lại di sản văn hóa khổng lồ tồn tại cho đến ngày hôm nay. 25 năm sau ngày độc lập, Uzbekistan đã đưa ra quyết định gây tranh cãi khi tôn ông trở thành anh hùng dân tộc vĩ đại nhất, đồng thời khôi phục những công trình kiến trúc dưới triều đại Timurid. Ảnh: Destination360.
Samarkand (Uzbekistan) được Tamerlane chọn làm thủ phủ, xây dựng cung điện bằng đá cẩm thạch bề thế, nhà thờ Hồi giáo, lăng mộ, những ngọn tháp cao vút và mái vòm khổng lồ, trang trí bằng đá xanh tinh xảo với hàng trăm năm lịch sử. Trong hình là lăng mộ Shah-i-Zinda, được xây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, nơi an nghỉ của người thân Tamerlane và theo truyền thuyết, là anh em họ của nhà tiên tri Mohammed. Ảnh: Jill Potter.
Nhà thờ Hồi giáo ở Samarkand được xây với quy mô khổng lồ, điển hình là Bibi Khanum (ảnh). Nơi đây được Tamerlane xây dựng sau chiến dịch ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 14, với 450 cột đá cẩm thạch và huy động gần 100 con voi trong quá trình thực hiện. Ảnh: Tim Johnson.
Đế chế của Tamerlane trải dài từ Uzbekistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đến các quốc gia Ả Rập, nhưng trung tâm quyền lực lại nằm ở Registan, Samarkand. Nơi đây từng là khu vực truyền tải những thông báo của hoàng gia và thực hiện những vụ hành quyết công khai. Tuy nhiên hiện đã được cải tạo thành nơi tổ chức các sự kiện lớn và lễ hội âm nhạc. Ảnh: Jill Potter.
Samarkand là thành phố của những mái vòm với lối kiến trúc tinh xảo cầu kỳ. Chính điều này tạo nên dấu ấn và đưa Samarkand trở thành Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Trong hình là mái vòm bên trong nhà thờ Hồi giáo Tilla Kari, một phần của tổ hợp Registan. Ảnh: Jill Potter.
Sau khi nhà vua qua đời vào năm 1405, ông được chôn cất trong lăng mộ Gur-Emir tráng lệ. Nơi an nghỉ của ông vừa khơi gợi cảm hứng vừa quá mức xa hoa bởi được dựng lên từ vô số vàng bạc cùng những viên ngọc lớn nhất trên trái đất. Ảnh: Tim Johnson.
Theo VNExpress
Nam Kinh thành phố đế vương giữa lòng Trung Quốc Những nét thanh lịch, tao nhã và lối kiến trúc cổ kính của thành phố Nam Kinh, một trong bốn cố đô lớn của Trung Quốc, được lưu lại trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Sun Chen. Nhiếp ảnh gia Sun Chen, 50 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Từ khoảng 10 năm trước, ông...