Quê hương Quảng Bình trong lòng Đại tướng
Đai tương Vo Nguyên Giap, ngươi con ưu tu cua quê hương Quang Binh đa đi xa. Trong niêm thương tiêc chung cua đông bao ca nươc, nha văn Nguyên Thê Tương gưi đên toa soan loat bai ghi chep cân canh nhưng ky niêm thê hiên tâm long cua vi tương huyên thoai vơi quê hương Quang binh qua nhưng lân đươc gân gui vơi ông. Xin giơi thiêu vơi ban đoc.
Vê quê: Hơi nhưng ai đa tưng xa lang lâp thân, lâp nghiêp tư thuơ thiêu thơi, thuơ thanh niên, co nhơ chăng cam giac cua môt ngay rong ruôi trên đương đơi bông nhơ vê nguôn côi, nơi chôn nhau căt rôn, nhơ cây đa bên nươc sân đinh, nhơ manh vươn xưa co me gia run run đưng đâu ngo ngong con, co ngươi cha ngay đêm trâm tư măc tương doi theo tưng bươc chân ta… đê trơ vê, trong vinh quang thanh đat hay tan ta tui hơn, thi cung trơ vê.
Như nha thơ Phung Quan, vê hôn lên manh đât lang ta tôi vơi quê hương, như nhac si Phu Quang ” vôi va trơ vê, vôi va ra đi“, hay như lơi môt ca khuc phương tây ” trơ vê lang con trai yêu nhe, đon gio trong lanh nơi lang quê…”…thi se phân nao hiêu đươc tâm thê cua môt thanh niên tri thưc rơi lang tư tuôi thiêu niên, lâp nghiêp lâp thân, theo vi nhân cưu nươc, đanh giăc ngoai xâm, dâu ơ chân trơi goc biên vân luôn hai tiêng quê hương, luc nao cung tâm niêm: ” Quang Binh la nha tôi, khi nao ranh viêc nươc thi tôi vê nha”.
Co thê đo chinh la tâm trang thương trưc cua đai tương Vo Nguyên Giap ngay trong lân vê quê đâu tiên sau chin năm trân mac, khi quê hương đât nươc đa tương đôi yên han.
Tôi nhơ ro, năm 1959, môt ngay năng, chơm he, 10 giơ sang, thơi khăc ma lu tre bay tam tuôi băt đâu thây nong lưng muôn xuông sông tăm. Lang tôi bên ta ngan Kiên Giang. Ngay bên kia sông la lang An Xa, quê hương cua đai tương.
Hôi ây, cach sông trơ đo, văn hoa lang khep kin, cai tin phong thanh đai tương vê thăm quê chi bay đi trươc đoan xe chay châm doc bơ sông chưng vai mươi phut đu thơi gian cho chung tôi dam nhay xuông lân đâu tiên vươt sông thoa man tinh hiêu ky.
Con đương bơ sông vôn nho, chi đu cho bôn banh xe. Chung tôi, lưng trân đâu ươt nhâp ngay vao dong ngươi cuôn cuôn, chen lân dâm đap ca hang rao ven đương hy vong tiêp cân thoang chôc vai mươi giây chiêc xe cua đai tương. May măn thay! Vơi sư cô găng va nhanh hen con tre tôi đa co đươc vai mươi giây quy gia đo. Đai tương đưng trên xe mui trân, môt chiêc com-măng-ca đươc thao bat. Ông đưng thăng, măc lê phuc, đong quân ham quân hiêu, tay trai năm thanh săt khung xe, tay phai giơ ngang vanh mu, măt nhin thăng nghiêm cân chao…đât quê…sông quê…ngươi quê đang hao hưc cuông nhiêt. Trơi năng, băt đâu nong, co nhưng dong mô hôi chay tư gayxuông cô, ông vân đưng chăc trên xe, tay phai giư nghiêm trên vanh mu kêpi. Khoang khăc- chân dung ây in đâm trong ky ưc trai tim tôi suôt thơi thơ âu.
Nhâp ngu, môi lân chao theo kiêu nha binh tôi đêu bât giac lâp tâm lâp thê, ngon tay khep lai duôi thăng trên vanh mu, măt nhin thăng… Ôi! Cha thê ma Napôlêông (Hoang đê Phap) đa tưng noi: “Trong môi ngươi linh binh nhi đêu co môt viên thông chê”. Tôi không hê co ươc mơ lam thông chê, chi la tinh yêu va tôn trong quê hương cua vi đai tương dương như đa nhâp hôn khiên tôi cung găng ren luyên chiên đâu xưng đang đưng trong đôi quân ” huynh đê chi binh” cua thân tương- Ngươi anh ca.
Thoi quen đưng trên xe mui trân hoăc mơ cưa xe giao hoa vơi nhân dân hinh như đa thanh phong cach cua Bac Giap. Năm 1992, đươc đi theo đai tương nhiêu ngay tôi đêu thây chi trư trên nhưng quang đương dai, ơ nhưng nơi co đông ngươi chao đon hoăc khi săp tơi điêm đên co ngươi đon, bac Giap đêu vôi ha kinh hoăc mơ cưa giơ tay chao.
Lân vê quê sau cung khi bac đa xâp xi tuôi 95, lô trinh trơ ra Ha Nôi sưc khoe không cho phep bac đi ô tô, bô trương Đao Đinh Binh đăc cach môt toa tau danh riêng cho bac va gia đinh.
Sân ga Đông Hơi ba giơ chiêu, can bô va nhân dân đi tiên kha đông đưng trên sân ga. Tinh cơ, tôi theo chi Vo Hông Anh va chi Hoang Ai Nhiên cung lên toa. Tau chưa chay ngay ma con dưng vai mươi phut. Cưa toa đong kin đê giư điêu hoa nhiêt đô. Măc du qua cưa kinh ngươi dươi sân ga va ngươi trên tau vân nhin thây nhau nhưng Bac Giap vân to ra rât băn khoăn va kiên quyêt yêu câu mơ cưa. Va, khi tau chuyên banh, ngươi đi va ngươi ơ lai đa thoai mai bay to sư lưu luyên chia tay trong canh “ Nhưng ban tay vây nhưng ban tay/ Nhưng đôi măt ươt tim măt ươt…”
Video đang HOT
Tiêng quê: Thơi hiên đai, giao lưu bôn bê, không kho lăm cung găp nhưng ngươi xa quê vai năm, vai mươi năm, khi trơ vê giong noi đa it nhiêu pha tap, cung la le thương. Nhưng, nêu xa nha chưa lâu ma đa cô uôn giong trong Nam ngoai Băc lây lam sang thi đôi khi gây phan cam. Măt khac, nêu ra đi xư ngươi ma vân bao thu cach phat âm tro tre kho nghe vơi vôn tư đia phương tôi cô thi…co khi phai cân tơi…phiên dich.
Ra đi tư năm 14 tuôi, giao tiêp vơi nhiêu nên, vung miên ngôn ngư văn hoa, thông thao nhiêu sinh ngư, đên bach niên giai lao bac Giap vân giư đươc căn côt cach phat âm cua ngươi Quang Binh, co năn âm cho tron vanh ro tiêng nhiêu sưc lôi cuôn thuyêt phuc. Co thê goi đo la môt phương phap ” tư chuân” băng cach dung hoa moi yêu câu.
Trong giao tiêp vơi ngươi quê hương hay trên diên đan quôc gia, bac Giap đêu loai bo nhưng tư đia phương di biêt kho hiêu, sư dung vôn tư phô thông hiên đai dan di, tranh dung tư hoa my thai qua. Nhưng, sâu thăm trong ki ưc nêu đươc khơi lai cung co nhưng bât ngơ thu vi. Trong chuyên bac vê thăm quê năm 1992, luc chi co Bac, ông Trân Sư va tôi, bac tăng tôi quyên trươc tac “ Thê giơi con đôi thay, tư tương Hô Chi Minh sang mai“.
Bac viêt đê tăng “Thân tăng anh Trân Tương”. Ông Trân Sư cươi vui: ” Anh viêt như ri la cach chao môt ma đươc hai;” thưa ông tui vê đa mu”. Bac nhin ông Trân Sư thoang môt net vui rôi cung cươi, lây but sưa lai. Dip hôi văn nghê dư trai viêt văn Đai Lai đươc đên thăm bac tai tư gia 30 Hoang Diêu ( Ha Nôi), đên muc Ho khoan Lê Thuy do nhac si Nguyêt Anh linh xương câm cai, bac Giap chu đông xô va moi ngươi hoa theo ” Ơ hơ khoan ơi la hô khoan ơi ho khoan…” Trong thoang chôc, môt không gian văn hoa dân ca quê hương đươc thiêt lâp ngay giưa trung tâm Thu đô.
Lai co lân cac nha văn quê nha đươc Bac sưa chư trong xưng hô. Nhân đai hôi nha văn toan quôc, đoan nha văn Quang Binh va Thưa Thiên Huê đên thăm va đươc hai bac tiêp. Trương đoan đoc lơi chao: “Kinh thưa đai tương va phu nhân!”. Bac Giap ngăt lơi: ” Đai tương va cô Ha la đươc rôi”. Trương đoan lai đoc: “Đoan nha văn chung chau…”. Bac lai ngăt lơi: “Chung tôi, nha văn chung tôi…”. Lơi nhắc nhơ thăng thăn, thân mât khiên cac nha văn tư tin lam cho cuôc găp gơ thăm viêng thoai mai đây không khi thân tinh quê hương gia đinh.
Đông Hơi 6/10/2013
Nguyên Tương
Theo_VnMedia
Những con người chung một nỗi đau nơi góc phố Hoàng Diệu
Mang nỗi đau chung, những ngày qua hàng trăm nghìn người dân Việt đổ về số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội - nơi có ngôi nhà thân thuộc của Đại tướng - người đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc suốt một thế kỷ qua.
Ngay khi thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời được phát đi, hàng trăm người dân đã mang hoa đến viếng ông tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - nơi Đại tướng điều trị - và tại nhà riêng trên phố Hoàng Diệu. Không quản đêm tối, nhiều người đến bên ngoài ngôi nhà số 30, hướng mắt, vái vọng vào bên trong. Nhiều ngọn nến được thắp lên để tưởng nhớ vị danh tướng toàn tài của Việt Nam và nhân loại.
Đáp lại tình cảm đó, gia đình quyết định mở cửa tư gia vào chiều 6/10 để nhân dân có thể vào viếng. Từ hàng trăm người chờ bên ngoài vào buổi sáng, con số đã tăng lên hàng nghìn vào buổi trưa và mỗi lúc một đông hơn. Họ tự nguyện xếp thành hàng ngay ngắn, lặng lẽ bước đi. Trong ngày đầu tiên, số người đến viếng Đại tướng ước lượng khoảng 7.000. Con số này tăng gấp đôi ở ngày thứ hai và gấp ba vào ngày thứ ba.
Do số người đến quá đông nên ngày cuối cùng gia đình Đại tướng phải nới rộng thời gian đón tiếp đến 21h. Ảnh: Nguyên Anh.
Do lượng người đến quá sức tưởng tượng ban đầu nên gia đình Đại tướng nhiều lần phải điều chỉnh thời gian vào viếng để phục vụ người dân. Giờ mở cửa buổi sáng từ 8h được đẩy lên 7h và 6h30 ở ngày cuối cùng. Ngày đầu, gia đình có hai tiếng buổi trưa nghỉ ngơi, nhưng đến ngày thứ ba họ đón khách xuyên trưa. Ngày 10/10 - cơ hội cuối cùng vào viếng Đại tướng - nhiều người đến xếp hàng từ nửa đêm, trong đó có nhiều người già, người từ tỉnh xa đến. Mới 6h sáng 10/10, đoàn người đã tạo thành một vòng tròn khép kín, trải dài qua bốn con phố rồi về điểm xuất phát tại 30 Hoàng Diệu. Ai cũng có chung nỗi mong ngóng, đợi chờ được vào viếng Đại tướng. Thời gian dự kiến kết thúc là 18h, nhưng khi thời khắc ấy trôi qua, hàng nghìn người vẫn nối dài đến tận Lăng Bác. Gia đình một lần nữa điều chỉnh giờ kết thúc muộn hơn ba tiếng.
Nhiều cựu binh tâm sự, đây là lần đầu tiên kể từ sau ngày đất nước giải phóng, thủ đô mới có một lượng người tập trung đông đúc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc như vậy. Xếp thành hàng ngay ngắn nơi góc phố, chẳng cần đến một nén hương, tất cả đều hướng đến một mong muốn: được cúi đầu trước vị tướng tài ba, kiệt xuất của nhân dân. Ông Nguyễn Quang Huy, người cựu binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, đã dồn góp số tiền ít ỏi từ thu nhập nhà nông làm lộ phí lên đường. Hay nhóm thanh niên huyện Hà Quảng của tỉnh Cao Bằng rủ nhau bắt xe xuống viếng Đại tướng từ lúc nửa đêm. Mang tâm nguyện của cả bản xuống tiễn đưa vị tướng, Lý Văn Đàn cùng sáu người bạn phải tìm đường cả buổi sáng mới đến được nhà ông. Cả nhóm nhịn đói xếp hàng giữa trưa nắng, chỉ mong được gửi gắm tình cảm của hàng trăm người dân Hà Quảng đến Tướng Giáp.
Chị Nguyễn Thị Thu, chủ một quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ mấy ngày nay dẹp lại việc buôn bán, đặt những bình nước trước nhà và mua bánh mì để mời đoàn người lót dạ. 5 chiếc quạt của quán được di chuyển ra bên ngoài, hướng ngọn gió mát về phía dòng người đang kiên nhẫn chờ đợi dưới nắng hanh. Nhân viên của quán cũng mang bánh mì, hoa quả, nước uống đến tận tay mời người dân.
Mỉm cười khi có người hỏi về số tiền thất thu những ngày vừa qua, chị nói, chẳng quan tâm đến điều đó. Chị cũng không tính số tiền mình phải bỏ ra để mua hàng chục bình nước khoáng và hàng nghìn chiếc bánh mì mỗi ngày, bởi theo chị, tất cả việc ấy đều nhỏ nhặt so với những gì mà Đại tướng đã dành cho dân tộc và tình cảm mà người dân khắp nơi dành cho ông.
Hai cựu binh Nguyễn Đôn Hải, Nguyễn Đôn Long đi xe máy từ Bắc Ninh xuống viếng Đại tướng nhưng đã muộn. Hai ông quyết định quay về và chiều 12/10 tiếp tục xuống dự Quốc tang. Ảnh: Nguyên Anh.
Chị cho biết, không riêng gia đình chị, nhiều người Hà Nội đã cùng chung tay, gửi đến người dân đồ ăn, nước uống miễn phí. Có những người lặng lẽ đặt trước cửa nhà chị những bình nước, thùng bánh mì nhờ gửi đến người dân mà không hề nói tên. Nhiều nhà cũng mang những chiếc ô to ra dọc đường che nắng cho đồng bào. Hình ảnh những con người chỉ vun vén cho bản thân bỗng chốc biến mất ở góc phố này, thay vào đó là sự gắn kết, quan tâm và sẻ chia.
Hàng trăm thanh niên tình nguyện sau giờ học trên giảng đường lại đến trợ giúp đoàn người chờ vào viếng. Ngày cuối cùng, số thanh niên tình nguyện tăng lên gấp ba. Họ phát tận tay người dân những chiếc quạt, nắm cơm, chiếc mũ và dắt người già vào viếng trước. Họ nắm tay nhau làm thành rào chắn với lòng đường để không có nguy hiểm nào rình rập người dân. Có những thanh niên tình nguyện làm việc dưới nắng suốt một ngày đã kiệt sức, phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ, song tinh thần của những người trẻ thì không hề thuyên giảm.
"Sinh thời Đại tướng luôn dành nhiều tình cảm, quan tâm, chăm lo cho đoàn viên thanh niên. Những việc làm nhỏ nhặt của sinh viên thủ đô hôm nay chỉ là chút tấm lòng mà thế hệ trẻ, như lời tri ân, tưởng niệm Người", trưởng ban tuyên giáo Thành đoàn Nguyễn Đức Tiến đã nói như thế lúc 21h, khi các tình nguyện viên đã làm việc, hỗ trợ người dân suốt một ngày dài.
Số lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, bộ đội ngày cuối cùng cũng được huy động đông hơn trước. Từ chỗ chỉ có hàng chục người vào ngày đầu tiên đã tăng lên hàng trăm người. Làn đường Hoàng Diệu - phía cổng ngôi nhà Đại tướng - ngày cuối cấm xe qua lại để phục vụ người dân. Thái độ của lực lượng chức năng trở nên nhẹ nhàng, thân thiện. Ai cũng nhẹ nhàng chỉ dẫn người dân, hướng dẫn giao thông.
Giải pháp nới rộng thời gian của gia đình đã đảm bảo phần lớn những người từ phương xa đến xếp hàng đều được vào viếng. Cụ Nguyễn Thị Liên (76 tuổi, ở Hải Phòng) đã bật khóc sau khi may mắn được ưu tiên vào viếng Đại tướng lúc cánh cổng sắp đóng lại. Cụ khóc vì tiếc thương Đại tướng, vì tâm nguyện của mình đã được thực hiện. Đi một mình từ quận Ngô Quyền lên, cụ chỉ mong được tiễn biệt vị "khai quốc công thần" về nơi yên nghỉ.
Mái tóc bạc phơ, ông Nguyễn Xuân Nguyên (78 tuổi) cho hay, sáng sớm ông đi xe khách từ Thanh Chương, Nghệ An ra Hà Nội. Khi đến xếp hàng thì đã xế chiều nên không có hy vọng vào bên trong. Thế nhưng sau hàng giờ nhích từng bước, ông cũng được đứng trước di ảnh Đại tướng. Vị giáo già gửi đến Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam những câu thơ đầy tình cảm: Đại tướng lừng danh vang bốn biển/ Nhân tâm tỏa sáng khắp muôn nơi/ Bác Hồ đang đợi người lên họp/ Trong sạch Đảng ta mới ngậm cười.
Hàng trăm người tiến sát nhà Đại tướng khi cánh cổng đã đóng với mong muốn có được cơ hội cuối cùng vào bên trong. Ảnh: Nguyên Anh.
"Ngay cả đến khi rời xa cõi đời, Bác vẫn nghĩ cho người dân Quảng Bình, chọn về yên nghỉ ở quê hương", ông Nguyên nói và cho hay, sẽ ở đây tiễn đưa Đại tướng nốt chặng đường cuối cùng từ nhà tang lễ ra sân bay, sau đó mới trở về quê.
Bên cạnh sự mãn nguyện của những người đã may mắn được vào trong, thời khắc cánh cổng nhà Đại tướng đóng lại, sự hụt hẫng vỡ òa trong nhóm những người dân đến muộn. Hàng trăm người rời hàng, cố gắng bám theo lực lượng bảo vệ về phía cổng, nài nỉ để được vào bên trong. Nhiều người khóc nấc.
Đứng trầm ngâm dưới gốc cây cổ thụ, mặt buồn bã, hai cựu binh Nguyễn Đôn Hải, Nguyễn Đôn Long còn nguyên nét mệt mỏi. Từ Bắc Ninh, hai ông đi xe máy về Hà Nội với mong mỏi được cúi đầu trước di ảnh của người anh Cả sau khi xếp hàng cả buổi chiều hôm trước nhưng không được vào.
Từng là lính chiến đấu ở chiến trường K, đối với hai cựu binh, Đại tướng không chỉ là ông, là cha, mà còn là một tượng đài bất tử. "Chúng tôi vừa đi vừa lo lắng, chẳng biết có kịp đến viếng không. Khi tìm được đến nhà thì không biết chỗ gửi xe, vội bỏ lại bên đường để chạy đi xếp hàng nhưng vẫn không kịp", ông Hải nghẹn ngào.
Đôi mắt ngân ngấn nước hướng về phía ngôi nhà, lặng lẽ hồi lâu, hai ông quyết định về quê trong đêm và sẽ quay lại Hà Nội vào chiều 12/10 để được tiễn đưa Anh Văn - người mà các ông vô cùng kính trọng. "Dù không được vào viếng cũng buồn, chúng tôi xác định, đứng ở ngoài hay được vào trong không còn quan trọng nữa, sự kính trọng đối với Đại tướng xuất phát từ tấm lòng của chúng tôi. Đứng và cảm nhận được tình cảm của người dân với Đại tướng ở đây, chúng tôi cũng cảm thấy mãn nguyện rồi", hai cựu binh nói.
12h đêm, hàng trăm người dân vẫn đứng bên ngoài ngôi nhà Đại tướng vái vọng. Những giọt nước mắt vẫn tuôn rơi, những ngọn nến lung linh được thắp và những bó hoa tiếp tục được gửi vào, nối dài con đường hoa đến gần ban thờ Đại tướng. Hòa trong những người ấy, ông Glynn Gill - một người Australia vẫn ngóng ánh mắt tiếc nuối vào phía ngôi nhà đang tỏ ánh đèn.
"Tôi rất tiếc vì lỡ mất cơ hội được viếng Tướng Giáp ở tư gia. Với 20 năm học hỏi những kiến thức về Việt Nam, tôi ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở cách ông dẫn dắt cuộc chiến, đánh bại các nước đế quốc hùng mạnh. Hàng ngày tôi đều theo dõi tin tức về ông. Tôi sửng sốt khi nghe tin ông mất và tự hỏi tại sao mình lại không có mặt ở Việt Nam để dự đám tang vị tướng tài ba này. Đó là nguyên nhân tôi có mặt ở đây", ông Glynn Gill nói và cho biết, ông sẽ ở lại dự quốc tang và trở về nước ngay sau đó.
Trưa ngày 11/10, toàn bộ các cơ quan, công sở đồng loạt treo cờ rủ, bắt đầu hai ngày quốc tang tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Bái vọng Đại tướng tại tư gia Sáng nay, tại 30 Hoàng Diệu, nhiều người mắt ngấn lệ chắp tay bái vọng từ ngoài cổng, trong đó có cụ già gần 90 tuổi đạp xe từ mờ sáng mong được vào viếng Đại tướng. 6h sáng ngày 11/10, dù biết lễ viếng ở nhà Đại tướng đã kết thúc, nhưng nhiều người vẫn tập trung trước cổng căn nhà 30...