Quê hương luôn ở trong tim
Trong những cuộc kết nối trực tuyến của chúng tôi với một số bạn du học sinh Việt Nam không về nước trong lúc này, có thể thấy, quê hương, Tổ quốc luôn ở trong tim họ.
Nhóm du học sinh về từ Anh, chụp ảnh kỷ niệm tại Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Đang ở chỗ nào, ở yên chỗ đó. Và lúc nào tôi cũng tự hào là người Việt Nam”, câu nói xen lẫn niềm xúc động và tự hào mà Lê Thiên Bảo (25 tuổi, du học sinh Việt Nam tại Mátxcơva, Nga) chia sẻ.
Lựa chọn hợp lý
Trong những ngày dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn cầu, trở về quê hương ở cạnh người thân, gia đình là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, một số bạn trẻ du học sinh vẫn quyết định ở lại nước ngoài và thực hiện tốt những khuyến cáo y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đôi khi ở lại là một lựa chọn tốt cho bản thân và gia đình, Bảo chia sẻ: “Ba mẹ nào cũng sẽ lo lắng khi con mình xa nhà trong những ngày này, ba mẹ tôi cũng thế. Nhưng tôi chọn ở lại, đi ra ngoài chỗ đông người như sân bay, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu chẳng may xảy ra chuyện, tôi sẽ là gánh nặng và ảnh hưởng cho gia đình, xã hội”.
Có lúc một ngày, cả 3 cuộc gọi online về nhà là để cập nhật tình hình thường xuyên cho ba mẹ yên tâm. Lê Minh Hà (20 tuổi, du học sinh Việt Nam ở TP Chicago, bang Illinois, Mỹ) kể: “Em lo và nhớ gia đình, nhớ Hà Nội rất nhiều. Có cuộc gọi, nhiều khi cũng chỉ tầm 15 phút nói chuyện về bữa ăn tối do em nấu hoặc các bài báo ba mẹ mới đọc để thông tin cho em về dịch bệnh, chỉ nhiêu đó cũng đủ để em vững tâm hơn. Em liên lạc thường xuyên cũng giúp ba mẹ đỡ lo lắng”. Chia sẻ về lý do không về nước trong lúc này, Hà bày tỏ: “Quyết định về hay ở lại, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người và đất nước họ đang ở. Đối với gia đình em, điều quan trọng là em lựa chọn cách giữ an toàn nhất cho bản thân, vì lúc đó rất nhiều người bay về và việc lên máy bay rất dễ lây nhiễm. Ở lại Mỹ cũng có khó khăn riêng vì đa số các bạn sinh viên Mỹ đã trở về nhà sống với gia đình, còn lại chủ yếu là du học sinh. Nhiều lúc em cũng cảm thấy cô đơn nhưng gia đình em tin tưởng và luôn hỗ trợ để cùng em vượt qua khó khăn lúc này”.
Đã đặt mua vé nhưng quyết định hủy và ở lại, Trần Thị Tú Trinh (25 tuổi, du học sinh Việt Nam ở Seoul, Hàn Quốc) chia sẻ: “Lúc tình hình dịch ở đây bắt đầu phức tạp, tôi đã mua vé máy bay để về Việt Nam. Nhưng gần tới ngày về, thấy hầu như các bạn du học sinh đều đổ xô mua vé về. Trong tình hình đó, ra sân bay và quãng đường từ Hàn Quốc về Việt Nam có thể nguy cơ lây nhiễm cao hơn nên tôi quyết định ở lại, thực hiện nghiêm các hướng dẫn y tế và hạn chế tối đa việc đi lại. Gia đình rất lo lắng và cũng muốn tôi về nhưng khi nghe phân tích tình hình, cả nhà đồng ý để tôi ở lại. Ngày nào tôi cũng gọi về cho gia đình để mọi người an tâm và hiện tại trường tôi cũng có thông báo về lịch học sắp tới”, Trinh chia sẻ thêm.
“Hiện tại, nơi tôi đang ở vẫn an toàn và nhịp sống vẫn diễn ra bình thường. Mọi người đều ý thức đeo khẩu trang và giữ sức khỏe cũng như bảo vệ bản thân trước dịch, nên mình quyết định ở lại. Tôi nghĩ, đất nước mình đã đón nhiều công dân từ những vùng dịch về, hỗ trợ cách ly y tế, điều trị. Nếu mọi thứ vẫn ổn, không nhất thiết phải về thì nên hạn chế về, giảm bớt được một phần gánh nặng cho đất nước”, Thảo Nguyên (26 tuổi, du học sinh Việt Nam tại TP Osaka, Nhật Bản) nói.
Niềm tin ở quê hương
Giữa tháng 3, trường đại học và ký túc xá đóng cửa, việc học chỉ còn duy trì online, những sinh viên quốc tế như Lê Minh Hà được nhà trường cung cấp thông tin về visa, tư vấn dịch vụ chuyển nhà và kho đồ để mỗi sinh viên có thể yên tâm đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho hoàn cảnh của mình. Nhiều thầy cô cũng gửi email riêng để hỏi thăm và động viên.
Mỗi ngày, sau giờ học online, làm bài tập, liên lạc với gia đình, Minh Hà không quên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam, bởi đó là niềm tự hào sâu sắc trong lòng cô gái trẻ này. Hà xúc động kể với chúng tôi: “Em rất tự hào khi thấy Việt Nam đồng lòng quyết tâm chống dịch. Em nghĩ có rất nhiều điều để học từ Việt Nam, khi chính phủ quyết tâm đặt tính mạng của con người lên trên hết. Một người bạn thân của em chia sẻ video vào ngày kết thúc cách ly y tế, mọi người đứng ngoài ban công, hát “Việt Nam, Hồ Chí Minh” và vỗ tay cho những người được về với gia đình. Dù xa Hà Nội nửa vòng trái đất, em tin rằng, Việt Nam mình sẽ vượt qua dịch bệnh, chúng ta sẽ ổn thôi”.
“Thương!”, là những gì Thiên Bảo lặp đi lặp lại khi chia sẻ với chúng tôi. Theo dõi tình hình dịch bệnh ở quê nhà qua thông tin trên báo chí, Bảo kể: “Thương các nỗ lực hết mình của Chính phủ để đảm bảo an toàn nhất có thể cho người dân. Thương lắm các y bác sĩ ngày đêm quên mình cứu chữa người nhiễm bệnh, một sự hy sinh to lớn không thể nói hết bằng lời. Ai cũng nhiệt tình xung phong về tuyến đầu mà không một lời than vãn. Có lẽ nguồn năng lượng hữu hiệu nhất để tiếp sức cho các chiến sĩ áo trắng lúc này là những ca bệnh nặng tiến triển tốt hơn, những kết quả xét nghiệm âm tính, những nụ cười tươi roi rói của các bệnh nhân được xuất viện. Một nguồn năng lượng tuyệt vời. Thương các anh bộ đội đã nhường nơi ăn chốn ở của mình vào rừng dựng lều, canh giữ biên giới không để nguồn dịch xâm nhập”.
KIM LOAN
Video đang HOT
Đà Nẵng lập chốt chặn không cho người dân và du khách lên bán đảo Sơn Trà để phòng chống dịch Covid-19
Vào khoảng 12h30 ngày 29/3, lực lượng chức năng đã bắt đầu lập chốt tại điểm giao đường Hoàng Sa - Lê Văn Lương (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) để ngăn không cho người dân và du khách lên bán đảo Sơn Trà tham quan du lịch, tụ tập, phòng chống dịch Covid-19.
Trưa 29/3, ông Hoàng Công Thanh, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) cho biết từ sáng đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng của quận, kiểm lâm, biên phòng...đã đi vận động nhiều nhóm người tụ tập trên khu vực bán đảo Sơn Trà (chủ yếu tuyến đường Hoàng Sa đoạn từ Hồ Xanh đến khu vực chốt chặn tại khu vực Khu nghỉ dưỡng InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula) và một số nhà hàng, điểm du lịch phía đông bán đảo, không tụ tập đông người, phòng chống Covid-19.
Theo ông Thanh, từ khi có chỉ đạo của Thành phố, UBND quận đã triển khai tuyên truyền cho người dân và các hộ kinh doanh khu vực trên bán đảo Sơn Trà bằng tờ rơi, bảng tuyên truyền...bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/3 tạm dừng hoạt động kinh doanh.
Đến chiều tối 28/3, các hộ cơ bản chấp hành tốt. Tuy nhiên, đến sáng 29/3 thì có nhiều khách lên tham quan, vui chơi trên bán đảo Sơn Trà, một số hàng quán vẫn có dấu hiệu mở bán, tụ tập đông người.
Bán đảo Sơn Trà tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020.
"UBND quận đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm, ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch, Biên phòng và các ngành chức năng tiến hành kiểm tra và tuyên truyền, nhắc nhở người dân, các hộ dân thực hiện nghiêm để phòng chống dịch Covid-19.
Các hàng quán cơ bản chấp hành, đóng cửa tạm ngừng kinh doanh và ký cam kết không tái phạm. Còn những người lên bán đảo tụ tập thì cũng đã quay trở về, không lên lại nữa. Dự kiến chiều 29/3 Thành phố sẽ lập chốt chặn không cho người dân và khách lên bán đảo Sơn Trà ngay tại điểm giao đường Hoàng Sa - Lê Văn Lương (phía dưới chân núi Sơn Trà - PV) để đảm bảo công tác phòng dịch Covid-19 tốt hơn", ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng cho biết thêm, trong quá trình thực hiện việc tuyên truyền, khuyên bảo người dân và du khách nên quay về, không nên tụ tập đông người trên bán đảo thì phía du khách cũng có một số nhóm có ý kiến lại. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã phân tích, giải thích, đưa ra chỉ thị của Thành phố, Chính phủ thì họ cơ bản chấp hành, quay trở về.
"Chúng tôi khuyến cáo người dân, thời điểm này, nếu không có việc gì cần thiết thì nên ở nhà, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19", ông Thanh cho hay.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc, trong sáng và trưa 29/3, nhiều người đi ô tô và xe máy mang theo cả thức ăn, nước uống lên khu vực bãi cỏ xanh đoạn đường lên Khu nghỉ dưỡng InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula để tụ tập thành từng nhóm hóng mát, ăn uống...
Sau khi thấy lực lượng chức năng đến tuyên truyền, nhắc nhở không nên tụ tập đông người, phòng chống Covid-19 thì đa số những người này họ thu xếp đồ đoàn ra về.
Vào khoảng 12h30 cùng ngày, lực lượng chức năng đã bắt đầu lập chốt tại điểm giao đường Hoàng Sa - Lê Văn Lương (quận Sơn Trà) để ngăn không cho người dân và du khách lên bán đảo tụ tập, phòng chống dịch Covid-19.
Sau khi chốt chặn được lập, nhiều người đi xe máy và ô tô chở người thân, bạn bè dự định lên tham quan bán đảo Sơn Trà thì bị chặn lại và lực lượng chức năng vận động, giải thích. Đa số người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành, quay xe về lại.
Lực lượng chức năng có mặt tại bán đảo Sơn Trà phía Đông vào trưa 29/3 để tuyên truyền, vận động người dân và du khách phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, như Báo điện tử Tổ Quốc đã thông tin, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thành ủy Đà Nẵng, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản về công tác phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, thành phố quyết liệt tập trung biện pháp tạm dừng các hoạt động tại khu, điểm du lịch, các điểm vui chơi, giải trí; tạm dừng đón khách lưu trú du lịch; tạm dừng các hoạt động như: rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà hát, phòng trà, các khu di tích, các cơ sở tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao trong nhà và bể bơi ngoài trời; tạm dừng hoạt động các cơ sở, loại hình kinh doanh dịch vụ: thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp (kể cả dịch vụ cắt tóc), spa, vật lý trị liệu, nhà hàng, quán cà phê, hàng quán giải khát...(chỉ được phép bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi và tuyệt đối không phục vụ tại cơ sở kinh doanh).
Vào chiều 28/3, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất với đề xuất của Sở về việc tạm dừng các hoạt động liên quan đến tắm biển như kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm biển công cộng, khu nhà tắm nước ngọt, bãi trông giữ xe ven biển, tắm biển...trên địa bàn TP Đà Nẵng từ 15h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020.
Một số hình ảnh do phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc ghi lại vào trưa 29/3:
Trưa 29/3, lực lượng chức năng có mặt trên bán đảo Sơn Trà để kiểm tra việc phòng chống Covid của các hộ kinh doanh và vận động người dân, du khách không tụ tập đông người...
Lực lượng chức năng có mặt dọc tuyến đường Hoàng Sa (phía Đông bán đảo Sơn Trà) để kiểm tra, vận động người dân, du khách thực hiệm nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, Thành phố...về phòng chống dịch Covid-19...
Xe tuyên truyền lưu động về phòng chống dịch Covid-19...
Dọc tuyến đường Hoàng Sa, một số người dân và du khách chạy ô tô lên bán đảo, mang theo thức ăn, nước uống nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng vì đang dịch Covid-19 nên lực lượng chức năng vận động, tuyên truyền họ không nên tụ tập, và sau đó họ chấp hành, quay về...
Lực lượng chức năng đang gọi các nhóm thợ câu cá tụ tập câu cá dưới bờ biển, nhanh chóng đi lên và về nhà, phòng chống dịch Covid-19...
Tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm chỉ thị...
Các quán đã đóng cửa...
Khu vực chốt chặn không cho xe máy tay ga lên bán đảo Sơn Trà lâu nay, giờ cũng treo thông báo tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020...
Khoảng 12h30 cùng ngày, lực lượng chức năng đã bắt đầu lập chốt tại điểm giao đường Hoàng Sa - Lê Văn Lương (quận Sơn Trà) để ngăn không cho người dân và du khách lên bán đảo tụ tập, phòng chống dịch Covid-19.
Những người lên bán đảo Sơn Trà được giải thích lý do, sau đó họ chấp hành quay về.
Đức Hoàng
Du học sinh ủng hộ tiền chống dịch Sau ba ngày ở khu cách ly, Ngọc Ánh, 23 tuổi, quê Quảng Bình, cùng du học sinh gửi 6 triệu đồng để ủng hộ Việt Nam chống Covid-19. Đặng Ngọc Ánh cùng các bạn đáp chuyến bay từ Moscow về Hà Nội sáng 20/3, sau đó đi cách ly tập trung tại khu ký túc xá dành cho sinh viên ở Pháp...