Quấy rối 113: Nhà mạng cần siết chặt quản lý thuê bao
Để ngăn chặn tình trạng quây rôi sô may Canh sat 113, đòi hỏi ngành viễn thông, các nhà mạng cần tăng cường siết chặt công tác đăng ký, quản lý các loại thuê bao, sim rác, sim không chính chủ…
Phần lớn các cuộc gọi đến đến số máy CS113 chủ yếu chỉ là để trêu đùa, thậm chí có những lời lẽ khiếm nhã, chửi bới, xúc phạm đến CBCS hoặc báo tin giả. Có những thời điểm mỗi ngày có khoàng từ 90 – 100 cuộc, trong đó có những số máy gọi đến hàng chục lần/ngày. Đối tượng quấy rối cũng đủ mọi thành phần, từ người lớn, lứa tuổi thanh thiếu niến, đến học sinh, trẻ em…
Theo Thượng tá Mai Văn Hiệp – Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Công an tỉnh Đắk Nông, thực tế cho thấy, việc truy tìm, xác minh xử lý các số máy quấy rối trên cũng gặp không ít khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức.
Có những trường hợp khi xác định được địa chỉ, “tung tích” chủ nhân số thuê bao nháy máy thì đối tượng cũng không có mặt tại địa phương. Mặt khác, các đối tượng thường sử dụng các loại sim rác, sim không chính chủ, dùng một vài lần rồi vứt nên việc tra cứu càng khó khăn hơn…
Bên cạnh đó, hiện nay chế tài xử lý đối với các hành vi trên vẫn còn chưa nghiêm, mức phạt, xử lý hành chính đối với hành vi này mới chỉ ở mức từ 500 – 700.000 đồng nên không đủ sức răn đe giáo dục… Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng gọi điện quấy rối số máy CS113 ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Công an làm biên bản nộp phạt cho các đối tượng.
Theo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH Công an tỉnh thì hành vi gọi điện, nháy máy vào số máy 113 để chọc phá chẳng những ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận xử lý tin báo liên quan đến tình hình ANTT mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
Bởi thực tế có những trường hợp người dân có nhu cầu cần giúp đỡ thực sự nhưng vì bị tin báo giả quấy rối, gây cản trở nên việc tiến hành giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến tình hình ANTT không được kịp thời, nhanh chóng; hoặc khi CS 113 đến hiện trường thì đã quá chậm trễ, đối tượng bỏ trốn.
Để ngăn chặn tình trạng này, đòi hỏi ngành viễn thông, các nhà mạng cần tăng cường siết chặt công tác đăng ký, quản lý các loại thuê bao, sim rác, sim không chính chủ… Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, không nên có những hành vi quấy rối, để số máy 113 sẽ mãi là địa chỉ đáng tin cậy, yêu mến của người dân trong công tác đảm bảo ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Hải Anh
Theo_Người Đưa Tin
Cả ngàn cuộc điện thoại quấy rối Cảnh sát 113
Từ đầu tháng 2 đến tháng 4/2015, có trên 1.400 cuộc điện thoại gọi đến tổng đài Cảnh sát 113, lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh Công an tỉnh Vĩnh Long quấy rối, với những lời lẽ thô tục.
Cá biệt số điện thoại 01867353xxx gọi đến cả trăm cuộc. Trung bình mỗi ngày gọi từ 10 đến 25 cuộc, cao điểm có ngày gọi 40 đến 50 cuộc.
Qua xác minh, cơ quan Công an đã mời gia đình và cháu Nguyễn Thị Thanh L. (14 tuổi, ngụ xã Loan Mỹ, huyện Thanh Bình), người thường xuyên sử dụng số điện thoại trên gọi đến quấy rối Cảnh sát 113.
Cảnh sát phản ứng nhanh Công an tỉnh Vĩnh Long tiếp nhận tin trình báo của người dân qua tổng đài 113.
Qua làm việc cháu L. thừa nhận từ khoảng tháng 3 đến nay, thường xuyên gọi đến số tổng đài 113 quấy rối. Do L. còn nhỏ, cơ quan Công an đã nhắc nhở, bàn giao cho chính quyền, đoàn thể, gia đình quản lý, giáo dục.
Trong năm 2014, Công an tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 5 trường hợp vi phạm, thường xuyên gọi đến quấy rối tổng đài Cảnh sát 113.
Theo CAND
Những cú knock-out tội phạm không ghi danh "Bí mật, đánh nhanh, đánh chắc và thắng gọn"- với những cách đánh đó, tuy thời gian thành lập mới được hơn 2 năm nay, họ đã ghi nhiều chiến công, tạo ra những cú knock- out vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, gây nức lòng người dân... Bắt giữ và dẫn giải các đối tượng trong băng nhóm của...