Quầy rau củ miễn phí “ấm lòng” người nghèo
Mỗi ngày, hàng trăm ký rau, củ, quả các loại được đến tay những người nghèo tại thành phố Sa Đéc, giúp họ đỡ một phần gánh nặng trong chi tiêu hàng ngày.
Người đứng ra lập quầy rau củ miễn phí này là chị Võ Thị Thu Nga (đường Nguyễn Cư Trinh, khóm 5, phường 1, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Bắt nguồn từ việc thường xuyên tham gia làm công tác từ thiện xã hội nên chị Nga đã nảy ý tưởng mở quầy rau, củ miễn phí và mang nguồn rau củ về TP Sa Đéc để phục vụ những người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Đưa vào hoạt động từ tháng 2/2018, Quầy rau quả miễn phí của chị Nga được tận dụng đặt phía trước nhà để phục vụ người dân. Nguồn rau quả mà chị Nga có được là nhờ vào xe chở rau quả từ thiện của Tổ từ thiện Định Hòa, huyện Lai Vung.
Chị Nga (áo xanh) cùng nhóm thiện nguyện khoảng 5 người cùng chuyên làm công việc lựa chọn, rửa sạch và sắp xếp rau, củ ngăn nắp.
Trước đây, tổ từ thiện này nhận rau quả miễn phí tại chợ Sa Đéc, rồi mang phục vụ từ thiện cho một số chùa trên địa bàn Sa Đéc. Biết trên địa bàn mình còn nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn nên chị Nga xin tổ từ thiện cho mỗi ngày một ít rau củ để phía trước nhà mình. Để người dân biết có quầy rau quả, chị dùng tờ giấy viết chữ “miễn phí” cắm giữa quầy hàng.
Ban đầu, quầy rau của chị Nga chỉ cung cấp miễn phí 100kg rau quả/ngày, đến nay, số lượng đã tăng lên 400kg/ngày với đủ loại, nào là bí, khổ qua, cà chua, bắp cải, dưa hấu, rau muống, bầu, mướp,.. được cắt gọt và sắp xếp gọn gàng để người dân đến lấy.
Lượng rau quả do chị Nga cấp miễn phí quy ra thành tiền mỗi ngày là trên 1 triệu đồng. Để chia sẻ tiếp tài lực cho Tổ từ thiện Định Hòa, mỗi ngày chị Nga ủng hộ 300 ngàn đồng tiền đổ xăng cho xe chở rau quả từ thiện. Mỗi lần xe hư, chị còn hỗ trợ từ 1 – 2 triệu đồng để tổ từ thiện sửa xe.
Video đang HOT
Nguồn rau quả mà chị Nga có được là nhờ vào xe chở rau quả từ thiện của Tổ từ thiện Định Hòa, huyện Lai Vung.
Để có nguồn rau quả sạch cung cấp cho hộ nghèo, mỗi buổi chiều tối, chị Nga huy động những người thân trong gia đình, hàng xóm đến hỗ trợ lặt, bỏ những rau quả hư. “Sau khi lựa bỏ những rau quả hư, tối ngủ nhấc tay muốn không lên. Nhưng khi nghĩ về những ánh mắt của bà con có được rau quả cho bữa cơm trong gia đình được ngon hơn, tôi thấy rất vui” – Chị Võ Thị Thu Nga chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Du ngụ phường An Hòa (TP. Sa Đéc) cho biết, hàng ngày buổi sáng bà ra chợ bán cá, tranh thủ buổi chiều rảnh đến quầy rau từ thiện này để tiếp sức chị em. Công việc tuy tất bật nhưng đa số mọi người đều cảm thấy vui vì công việc mình làm đã giúp được nhiều người.
Nhiều người dân thấy việc làm này có ý nghĩa nên cũng không ngại bỏ tiền túi của mình ra xuống chợ mua rau củ mang đến để chỗ quầy để người nghèo có thêm rau củ để lựa chọn.
Với nhiều gia đình, chuyện mua bó rau ngoài chợ là việc hết sức bình thường, nhưng với những người lao động nghèo, những người phụ nữ buôn bán vé số, bốc vác, thu mua phế liệu,…thiếu thốn trăm bề thì quầy rau củ miễn phí là nơi giúp họ đỡ đi một phần gánh nặng về chi tiêu hàng ngày.
Tranh thủ trên đường đi bán bánh về, bà Nguyễn Thị Bé Bảy (phường 1, TP Sa Đéc) ghé qua quầy rau củ này chọn một vài thứ rau, củ, quả mang về làm bữa chiều cho gia đình. Với đồng tiền lời ít ỏi từ việc bán bánh thì số rau củ miễn phí này đã giúp bà tiết kiệm rất nhiều.
Bà Bảy phấn khởi: “Nhờ có quầy rau miễn phí này mà dân lao động nghèo tụi tui đỡ nhiều lắm, mỗi tháng cũng tiết kiệm được vài trăm ngàn”.
Những người nghèo đến lựa chọn rau, củ miễn phí mang về.
Còn bà Nguyễn Thị Tư (ngụ khóm 5, phường 1, TP Sa Đéc), do hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nên tranh thủ mỗi buổi chiều bà đến quầy rau, củ miễn phí nhận mớ rau, củ về chế biến món ăn cho gia đình. “Lại lấy rau, củ thấy mấy chị làm từ thiện nhiệt tình lắm! Rau, quả ở đây ngon, sạch cũng như ở các chợ. Nhờ có cái quầy rau, củ miễn phí mà tôi đỡ mua rau, quả ở chợ, giảm bớt một phần chi phí sinh hoạt”, bà Tư tâm sự.
Nói về việc làm thiện nguyện của chị Nga, chị Thái Thị Mỹ Trâm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 1, TP.Sa Đéc cho biết: “Quầy rau, quả của chị Nga rất ý nghĩa, giúp đỡ được nhiều gia đình khó khăn, đặc biệt là chị em phụ nữ vơi bớt đi nỗi lo chi phí cho bữa ăn mỗi ngày. Mọi người rất quý chị Nga. Hội Phụ nữ phường cũng luôn quan tâm, động viên chị Nga tiếp tục làm việc thiện hết sức ý nghĩa này. Mong rằng, mô hình mới này sẽ được lan tỏa ra mọi nơi để có thêm nhiều quầy rau, củ miễn phí nhằm nối thêm cánh tay dài cùng sẻ chia một phần khó khăn với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống”.
“Chợ rau, củ miễn phí” đã giúp được rất nhiều người nghèo, khó khăn.
Tuy giá trị của số rau, củ người dân nhận hàng ngày không lớn nhưng sự ra đời của quầy rau củ miễn phí này đã thể hiện tinh thần sẻ chia,”lá lành đùm lá rách”, giúp cho những người đang có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy thêm ấm lòng và có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.
Chị Nga cũng cho biết, kinh tế gia đình chị giờ đã ổn định, quầy rau quả miễn phí sẽ được chị thực hiện lâu dài. Thậm chí, chị còn định mở quán cơm miễn phí để phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Phạm Thị Thu Thanh (Đồng Tháp)
Theo Diendan
Đưa xoài vô chậu bonsai, dân ở đây thu tiền chục triệu mỗi chậu
Sau khi vô chậu, cây xoài được người dân cắt tỉa, tạo thành dáng bonsai, có giá bán dao động từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng mỗi chậu.
Tạo dáng bonsai cho xoài
Ngày 16-7, Hội sinh vật cảnh xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, Hội đã chào hàng thành công lô xoài bonsai đầu tiên, với 30 gốc có giá giao động 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng mỗi gốc.
Nếu trước đây, người dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thành công với mô hình quýt hồng vô chậu bán vào dịp tết cổ truyền, hay bưởi vô chậu ở Hà Nội thì nay nhiều hộ dân xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh tiếp tục thành công với việc đưa cây xoài vào chậu tạo bonsai.
Ông Võ Văn Lợi, Chủ nhiệm Hội sinh vật cảnh xã Tân Thuận Tây cho biết, bonsai trái cây vừa đáp ứng yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ và có thể ăn được.
Theo ông Lợi, bonsai trái cây có những cái khó như tìm gốc cây đẹp hoặc ươm cây con tạo dáng độc đáo từ cây con. Sau đó, công đoạn mang vào chậu, o bế làm sao tỷ lệ cây sống đạt trên 80%. Tiếp đến sẽ hoàn thiện dáng cây, chăm sóc cho cây khoẻ và xử lý ra trái.
Trung bình nếu ươm hạt đến lúc ra sản phẩm khoảng 3 năm, nếu mua gốc cây đã trưởng thành thì thời gian ngắn hơn nhưng giá thành đầu tư cao hơn.
Là thành viên của hội, ông Lê Phước Tánh nhận thấy, việc canh tác xoài vẫn là thu nhập chính và xoài bonsai đang được kỳ vọng sẽ mang hình ảnh cây xoài Đồng Tháp đi xa hơn.
Ngoài xoài, nhiều loại cây ăn trái khác được tạo dáng bonsai
Bên cạnh xoài, những hộ dân tại đây còn đưa các cây ăn trái quen thuộc như: ổi, mận, vú sữa... vào chậu tạo bonsai.
Theo Tín Huy (SGGP)
Tăng cường chính sách tạo không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em Ngày 24/6, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc gia "Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em- khuyến nghị chính sách" đã được tổ chức. Hội nghị do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Hội thảo nhằm cung cấp căn cứ khoa học và thực...