Quay phim, ghi hình CSGT: Lòng dân rất minh bạch
Đâu phải bất cứ hình ảnh nào liên quan đến CSGT được người dân quay và đưa lên mạng cũng gây hậu quả xấu nếu lực lượng này làm đúng quy định của pháp luật.
Cục CSGT đường bộ- đường sắt (C67) vừa có văn bản yêu cầu Trưởng phòng CSGT các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cán bộ chiến sĩ đơn vị mình nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng quay phim, chụp ảnh khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Người vi phạm đang công khai ghi hình CSGT Rạch Chiếc tại góc giao lộ Đồng Văn Cống- Mai Chí Thọ (quận 2-TP.HCM) chiều ngày 18/8 .
Theo Cục CSGT đường bộ-đường sắt, sở dĩ phải ra văn bản này là do thời gian qua, có một số đối tượng vi phạm giao thông đã lợi dụng xin xỏ hoặc chửi bới, lăng mạ…thậm chí chống lại CSGT hoặc giả danh phóng viên báo chí dùng thiết bị ghi hình lực lượng thi hành nhiệm vụ, cụ thể xảy ra ở các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa…
Tuy nhiên, một vị luật sư ở TP.HCM sau khi biết được văn bản này đã khẳng định: Mọi công dân đều có quyền quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT đang thi hành nhiệm vụ công khai trên đường. Đây là việc giám sát hoạt động bình thường lực lượng thi hành công vụ của công dân.
Vị luật sư này cho rằng, nhờ sự giám sát này mà có nhiều sai phạm của CSGT trong thời gian qua đã được phát hiện, chấn chỉnh, đem lại sự tin tưởng cho người dân.
“Việc Cục CSGT ra văn bản này và chỉ đạo xử lý đối với những người ghi hình CSGT là không phù hợp với quy định của Luật Báo chí”, vị luật sư này khẳng định.
Thực tế cho thấy, việc người dân ghi hình CSGT và đưa lên mạng đâu phải lúc nào cũng gây hình ảnh xấu nếu thật sự lực lượng này làm đúng theo quy định pháp luật.
Chiến sĩ CSGT Công an TP.HCM dù “bị” người vi phạm ghi hình và đưa lên mạng nhưng với thái độ hành xử đúng mực đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cư dân mạng cũng như người dân.
Một vụ việc điển hình là vào ngày 16/6, một giảng viên đại học B.K điều khiển xe ôtô vi phạm giao thông đã bị chiến sĩ CSGT Công an TP.HCM đang làm nhiêm vụ tại góc giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa- Võ Thị Sáu (quận 3) chặn dừng để xử lý.
Điều đáng nói là người giảng viên nói trên liên tục tranh cãi, “lấn át” người thi hành công vụ và còn dùng thiết bị quay phim ghi lại toàn bộ diễn biến vụ việc.
Sau đó người này đã tung đoạn clip lên mạng, tuyệt đa số ý kiến cư dân mạng đều khen ngợi thái độ ứng xử đúng mực của thượng sĩ CSGT trước người cán bộ đại học nhưng có lời nói “ngang ngược”.
Theo Kiến thức
Chạy ngược lầu tư
Trong phim Hà Nội - Điện Biên Phủ có cảnh B.52 bổ nhào xuống làng hoa Ngọc Hà đêm 27.12, sáng rực một góc trời đêm Hà Nội. Đây là cảnh quay "đắt" nhất trong hàng loạt những thước phim quay B.52 rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội.
Người thực hiện cảnh quay đó là đạo diễn - NSƯT Phạm Việt Tùng. Ông đã phải ngược lầu tư của một khách sạn cao nhất Hà Nội bấy giờ, mỗi đêm 5-7 bận chỉ để bấm máy cho một khuôn hình ấy.
Đó là khách sạn Hòa Bình, nằm trên đường Lý Thường Kiệt. Hiện giờ, khách sạn này đã được tân trang nhưng vẫn giữ nguyên 4 tầng chứ không xây thêm. Khách sạn Hòa Bình thuộc diện "xịn" nhất Hà Nội thời ấy, bốn phía đều là nhà 1-2 tầng nên đạo diễn Tùng chọn điểm cao này trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm đánh B.52.
Mới đây, ông Tùng dẫn chúng tôi ngang qua khách sạn rồi chỉ vào một bên hông: "Mình và anh Nguyễn Đắc Lương - phụ quay - nấp chỗ này này. Ở đó có cái hầm trú ẩn nông choèn nhưng dẫu sao thì vẫn cảm thấy "an toàn" hơn là phơi mình trên mặt đất. Nhưng nấp như thế thì làm sao mà ghi hình máy bay rơi và tên lửa ta xé toạc màn đêm cho được. Vì vậy, chỉ "tạm trú" một đêm là phải thay đổi kế hoạch ngay. Hễ mỗi lần còi báo động hú vang, loa phóng thanh phát thông báo "Đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội..." là mình vác máy ngược lên lầu tư. Trong khi đó, có ông nghị sĩ Mỹ Tayor và cô ca sĩ cũng người Mỹ Joan Bayer thì từ lầu ba chạy xuống tầng trệt để nấp. Hai người này đến Hà Nội để trấn an tinh thần cho số phi công Mỹ bị ta bắt, đang bị giam ở Hỏa Lò. Họ thấy chúng tôi "ngược lầu tư" trong lúc báo động như thế thì lấy làm ngạc nhiên lắm!".
Hai nhà quay phim Việt Tùng - Đắc Lương hồi ấy là phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng công việc của họ là ghi hình làm tư liệu. Ở trụ sở của đài, độ cao cũng thích hợp nhưng ông Trần Lâm - bấy giờ là giám đốc - lệnh miệng rằng tất cả cán bộ công nhân viên của cơ quan đều phải nấp hầm khi máy bay Mỹ ném bom, vì nếu có chuyện chẳng may thì thủ trưởng phải chịu trách nhiệm nên hai ông nhà báo "lén" thủ trưởng sang khách sạn Hòa Bình. Hồi đó, máy quay phim ông Tùng sử dụng thuộc diện xịn, máy của Thụy Sĩ, nhưng độ nhạy của phim thì quá kém nên trước đó, ông cũng ghi được mấy "đúp" cảnh máy bay cháy nhưng khi tráng phim thì chẳng ra gì. Hỏi ông Tùng sao không ở luôn lầu tư khỏi phải chạy lên chạy xuống?
Ông bảo, không phải lầu tư mà lên luôn sân thượng mới có không gian để ghi hình, trên đó rất rét, gần Noel mà, nên ở hẳn sân thượng thì chịu không thấu. Thế nhưng, "rình rập" 10 đêm rồi (từ 18.12) mà hai ông vẫn "trắng tay", trong khi ông nghĩ rằng phải ghi cho bằng được cảnh B.52 cháy thật ấn tượng để Mỹ hết đường quanh co, bực mình, hai ông quay phim ở hẳn sân thượng ngay trong đêm 27.12. Để khỏi ngã ngửa trong lúc "say" ghi hình, ông Tùng lấy chiếc khăn quàng cổ, nhờ ông Lương buộc chặt người vào chiếc trụ của tháp nước, coi như "quyết tử" phen này, chết cũng được, miễn là ghi được những thước phim thật "ấn tượng".
Chiều hôm 27.12, hai ông ăn cơm sớm, chuẩn bị máy quay, phim ảnh, pin đèn đầy đủ, họ lại đến khách sạn Hòa Bình và ngược lầu tư, dù loa phóng thanh chưa phát cái câu quen thuộc "máy bay địch cách Hà Nội...". Ông Tùng phân công cho người phụ quay nhìn về hướng làng hoa Ngọc Hà còn mình thì nhìn về phía phà sông Hồng. Họ ngồi tưởng tượng ra cảnh B.52 cháy rồi hút thuốc vặt. Chợt chiếc loa đầu phố vang lên: "Máy bay địch cách Hà Nội 100km, chúng đang tiến vào từ hướng...".
Ông Tùng bật máy quay lên đợi, mắt không rời mục tiêu là phía phà sông Hồng, còn ông Lương thì không chớp mắt về hướng Ngọc Hà. Đạn vẫn bay đỏ đời đêm Hà Nội. Thế rồi cái giây phút chờ đợi sau 10 đêm cũng đã đến. Ông Nguyễn Đắc Lương reo lên: "Nó cháy kia kìa, Tùng ơi!". Ông Tùng thì đang mải ghi hình ở phía phà sông Hồng, nghe thế, ông chả thèm tắt máy, "lia" luôn về hướng Ngọc Hà. Một khối lửa khổng lồ cứ dần trám kín lấy khuôn hình. Ông reo lên như ngư ông vừa lưới được con cá lớn: "Về thôi Lương ơi. Quá ngon rồi!".
Đó chính là chiếc máy bay bị bắn rơi bên phía Bắc Ninh nhưng "bổ" xuống làng hoa Ngọc Hà - chiếc B.52 duy nhất chưa kịp cắt bom bị ta bắn rơi xuống giữa lòng Hà Nội.
Theo LD
Phải xin phép nếu muốn ghi hình CSGT đang làm việc (?) Quy định này vừa được Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (CSGT) đưa ra khiến nhiều người cảm thấy lạ lùng. Nếu chưa nhận được sự đồng ý của CSGT, nhà báo không được chụp ảnh, ghi hình Văn bản số 1042/C67-P3 về việc "Giả danh nhà báo ghi hình CSGT" do ông Trần Sơn Hà - Phó Cục...