Quay phim chênh vênh nơi vực sâu, núi đá, rét âm độ
Bộ phim ‘Lặng yên dưới vực sâu’ quay trên những mỏm núi đá cao chênh vênh ở Hà Giang, nơi xe máy chỉ có thể đi số 1, số 2, gần như không bao giờ đi được bằng số 4.
Trailer Lặng yên dưới vực sâu Không chỉ vẽ bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, Lặng yên dưới vực sâu còn truyền tải câu chuyện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái người H’Mông qua lăng kính của “tục” cướp vợ.
Đạo diễn Đào Duy Phúc cùng đoàn làm phim Lặng yên dưới vực sâu có 4 tháng thực hiện các cảnh quay tại cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Địa hình hiểm trở cùng những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa của người dân nơi đây khiến quá trình quay phim gặp nhiều khó khăn.
Theo chia sẻ của đạo diễn, thời điểm quay phim vào cuối năm, thời tiết khắc nghiệt lại khô hạn, thiếu nước. Việc ăn ở, sinh hoạt càng khó khăn hơn khi không có nơi nào đủ sức chứa đoàn làm phim.
Tuy vậy, thành quả sau 4 tháng là những tập phim Lặng yên dưới vực sâu làm hài lòng anh và các thành viên trong đoàn.
Thót tim vì di chuyển trên núi đá chênh vênh
Ngoài thời tiết, việc đi lại, ăn ở là yếu tố gây nhiều khó khăn nhất cho đoàn làm phim. Hàng ngày các thành viên trong đoàn phải di chuyển qua đoạn đèo có khúc cua nguy hiểm nhất cao nguyên đá Đồng văn, trong đó, rất nhiều lần phải thót tim vì xe chênh vênh trên đỉnh núi.
Tuy may mắn không gặp phải sự cố nào nhưng khi nhớ lại những ngày tháng sống ở vùng cao, đạo diễn Đào Duy Phúc không khỏi sợ hãi.
Anh chia sẻ: “Sau khi đoàn về một tuần, báo chí đưa tin một xe tải lăn xuống vực ở ngay chỗ chúng tôi quay phim. Hay ngay cả những người đoàn quen biết trong quá trình quay thì khi về cũng nghe họ bị tai nạn”.
Qua trailer được giới thiệu cách đây ít ngày, Lặng yên dưới vực sâu gây ấn tượng với cảnh cao nguyên đá hùng vĩ. Ở một số phân đoạn, các diễn viên có cảnh giằng nơi vách núi khiến người xem thót tim. Theo đạo diễn, những gì khán giả nhìn thấy trên phim một phần là do góc quay, còn thực tế, đoàn phải tìm vị trí nào đảm bảo được sự an toàn cho mọi người.
Tại địa điểm quay phim, từ 19h, khung cảnh đã tĩnh lặng và tối tăm, do đó, đơn vị sản xuất còn bố trí thêm biện pháp hỗ trợ và người nấp sẵn để ứng phó trong những tình huống nguy hiểm.
Trước đó, anh cùng các thành viên cũng tìm hiểu trước về địa hình, thời tiết… Đặc biệt, để tránh những sai sót trong vấn đề văn hóa, đạo diễn Đào Duy Phúc dành hơn nửa năm để nghiên cứu phong tục, tập quán của con người nơi đây.
“Tìm hiểu phong tục, tập quán một phần, còn lại là về tính cách và những gì liên quan đến bộ phim. Văn hóa của người Mông như một kho đồ sộ, có tìm hiểu rất lâu cũng không hết được, chỉ riêng những gì liên quan đến phim thôi, tôi cũng phải tìm hiểu hơn nửa năm.
Đồng thời, phim phải có cố vấn văn hóa đi theo đoàn. Ngoài ra, trong quá trình quay, chúng tôi luôn hỏi các cụ già hay lãnh đạo xã phụ trách về văn hóa. Có những lúc chúng tôi phải dừng quay nhiều giờ để bàn bạc”, vị đạo diễn cho biết.
Khó khăn về mọi mặt, từ thời tiết, sinh hoạt, đi lại đến khác biệt văn hóa… khiến chi phí sản xuất phim cũng tăng lên so với các dự án khác.
“Ở đồng bằng chúng tôi chỉ cần thuê một chuyến xe là có thể đưa tất cả diễn viên tới địa điểm quay, nhưng ở đây phải đi bằng xe máy. Thậm chí, vì quá nhiều đồi núi, nên xe máy cả tháng không đi được số 4, chủ yếu là số 1, 2 và cùng lắm là số 3. Điều đó kéo thêm rất nhiều rất chi phí”, đạo diễn Đào Duy Phúc nói.
Yếu tố địa hình khiến đoàn làm phim gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
NSND Bùi Bài Bình thường xuyên bị bắt cóc
4 tháng ở vùng cao đầy rẫy khó khăn nhưng mang lại cho các thành viên trong đoàn nhiều trải nghiệm, kỷ niệm khó quên, đặc biệt là về sự đón tiếp của bà con. Để rồi, khi kết thúc quá trình quay, mọi người trong đoàn, ai cũng yêu mến, quyến luyến mảnh đất, con người nơi đây.
Đạo diễn Đào Duy Phúc cho biết người dân nơi đây ban đầu khá lạnh lùng. Tính cách đó cộng thêm khác biệt ngôn ngữ là trở ngại lớn với anh và đoàn phim trong thời gian đầu tiếp xúc.
Anh kể, mọi người thậm chí còn trêu nhau là không khác gì nói chuyện với người nước ngoài bởi nhiều người chỉ nói được tiếng Mông và phải giao tiếp bằng cử chỉ gật lắc đầu, hay ra hiệu.
“Tuy nhiên, sau một thời gian, khi cảm nhận được sự thân thiện, tận tâm của anh em đoàn làm phim, thì có thể ở ngoài họ vẫn giữ biểu cảm lạnh nhưng đằng sau lại có những cử chỉ quan tâm, giúp đỡ. Thậm chí, nhiều khi đoàn đang quay, họ mang rượu ra và bắt uống hết thì mới được quay tiếp.
Ngoài ra, ở đó nước rất hiếm. Thế nhưng họ sẵn sàng nhường bể nước dự trữ được dùng cho ăn uống để chúng tôi làm cảnh mưa”, đạo diễn Sinh mệnh không thể quên tình cảm, sự giúp đỡ của đồng bào vùng cao.
Anh cũng có nhiều kỷ niệm khó quên khi nhắc tới 4 tháng quay phim ở Hà Giang, ví dụ như khi đoàn làm phim bị chủ nhà đuổi đi vì say rượu hay việc NSND Bùi Bài Bình thường xuyên bị “bắt cóc”.
Anh kể: “Sau một bữa rượu ngô, ông chồng say và khi trở về nhà, sẵn sàng đuổi tất cả anh em đoàn phim ra ngoài. Trước đó chúng tôi đã ký hợp đồng đầy đủ và có chính quyền nói chuyện, tuy nhiên, lúc đó không thể nói lý mà phải nhẹ nhàng khuyên bảo ông ấy”.
“Chúng tôi hay trêu nhau là trong phim, các cô gái trẻ bị bắt về làm vợ. Nhưng trên thực tế, ông già nhất đoàn phim là nghệ sĩ Bùi Bài Bình lại thường xuyên bị “bắt cóc”. Vì bà con, rồi cả cán bộ, giáo viên, bộ đội… thấy một nghệ sĩ quen thuộc thì thường xuyên bắt đi ăn cơm, uống rượu”, nam đạo diễn vui vẻ chia sẻ thêm.
Lặng yên dưới vực sâu ngoài tình yêu của cặp nam nữ chính còn đề cập đến tục bắt vợ gây tranh cãi thời gian qua. Theo anh, tục lệ này vẫn diễn ra ở Hà Giang, bởi đây là một phong tục truyền thống được duy trì ở nhiều nơi.
Đạo diễn Đào Duy Phúc trong buổi họp báo giới thiệu phim.
Phương Oanh mắng cả đoàn phim
Lặng yên dưới vực sâu quy tụ dàn diễn viên trẻ thay vì những cái nổi bật, được khán giả yêu mến thời gian qua. Lý giải lý do chọn những cái tên khá mới mẻ như Phương Oanh, Nguyễn Đình Tú, Hương Giang… đạo diễn Đào Duy Phúc cho biết anh muốn hướng đến yếu tố diễn xuất. Với anh, sự nhập tâm, truyền được cảm xúc cho người xem mới là yếu tố quan trọng nhất để anh lựa chọn diễn viên.
Anh không lo ngại việc nhân tố mới có thể không nhận được sự chú ý, bởi nam đạo diễn hy vọng “nếu diễn viên thực sự nhập vai, truyền được cảm xúc, thì có thể khán giả khi ngó qua định đi nhưng họ sẽ ngồi lại theo dõi đến hết phim”.
Trong dàn diễn viên Lặng yên dưới vực sâu, vị đạo diễn tỏ ra ấn tượng với diễn xuất của nữ chính Phương Oanh. Xuất thân là người mẫu nhưng khi hóa thân thành cô gái dân tộc Súa phải trải qua nhiều đau khổ khi tình yêu bị chia cách vì những hủ tục, cô nhiều lần khiến đoàn phim phải nhìn nhau thán phục.
Nói về nữ diễn viên trẻ, đạo diễn chia sẻ: “Lúc đầu, khi thử diễn xuất, tôi thấy ở mức đạt thôi. Nhưng khi vào vai, Phương Oanh nhập tâm, thậm chí, chỉ có một tiếng động ảnh hưởng đến quá trình quay, bạn ấy có thể mắng cả đoàn phim. Mọi người rất trân trọng điều đó và hay nói bạn ấy diễn như lên đồng, bởi diễn xong người cứ rũ ra”.
Trước đó, đoàn làm phim dành khoảng 6 tháng để tìm kiếm diễn viên, hàng chục người đến thử vai nhưng cuối cùng khi ngày khởi quay gần kề, nhân vật Súa được giao cho một diễn viên tay ngang.
Theo Zing
Chuyện tình 35 năm của cặp diễn viên xưng hô 'mày-tao'
Khác với những vai diễn số phận trên phim, Ngọc Thu ngoài đời là người phụ nữ hiện đại, hài hước và luôn biết cách tạo niềm vui trong cuộc sống của mình...
NSƯT Ngọc Thu là bạn đời của NSND Bùi Bài Bình. Bà từng có vai diễn để đời &'Chị Út Tịch' trong bộ phim &'Mẹ vắng nhà' của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Xuất thân là một cô gái Hà Nội dịu dàng, đài các nhưng Ngọc Thu có duyên với những vai diễn chịu nhiều thiệt thòi như người phụ nữ không chồng, vợ liệt sĩ..
Nhan sắc rực rỡ của NSUT Ngọc Thu thuở đôi mươi.
Chuyện tình từ những chuyến tàu điện
NSND Bùi Bài Bình và Ngọc Thu quen nhau khi còn là học viên trường Điện ảnh. Tình yêu chớm nở khi cô gái Hà Thành trót thương thầm chàng thư sinh có chiếc răng khểnh. Khi ấy, nhà Ngọc Thu cách nhà Bùi Bài Bình một bến tàu điện. Sự gắn bó lớn dần lên sau những lần cùng nhau đến trường, tan lớp. Trên những chuyến tàu điện, lời yêu chưa từng ngỏ nhưng tâm hồn hai người nghệ sĩ đã thuộc về nhau tự bao giờ.
Ngọc Thu ấn tượng với chàng trai Bùi Bài Bình có nụ cười răng khểnh.
4 năm làm bạn học, 2 năm làm bạn nghề, Ngọc Thu và Bùi Bài Bình đã quyết định trở thành bạn đời vào giữa năm 1981. Chuyện tưởng đùa mà thật là đôi vợ chồng nghệ sĩ chưa từng xưng hô 'anh - em' từ khi yêu cho tới khi về cùng một nhà.
Lúc còn đi học, Ngọc Thu gọi Bùi Bài Bình là 'mày', xưng 'tao'. Thân thiết hơn thì 'mình - ta' rồi giờ khi đã có tuổi thì 'ông - bà' như bao người khác. Cuộc hôn nhân trong những ngày đất nước còn khó khăn thực sự để lại nhiều ý ức trong lòng NSUT Ngọc Thu. Bà kể hồi đó vừa cưới xong là cả hai lại quay về với những dự án phim còn dang dở. Cuộc sống bận rộn của những người làm nghệ thuật khiến bà phải nhiều lần mang con lên tận địa điểm quay. Có lần, con ốm mệt, Ngọc Thu còn dẫn theo cô em gái để phụ giúp trông nom. Tuổi thơ của 2 cậu con trai Bùi Bài Bình cũng ít nhiều gắn với nghiệp diễn của cha mẹ.
Lăn lộn với nghề nhưng sự túng thiếu vẫn làm phiền lòng đôi vợ chồng nghệ sĩ. Có lần Ngọc Thu chuẩn bị đi làm phim nhưng trong người chỉ còn 20.000 đồng. Bà để lại cho chồng và con trai chi tiêu trong những ngày ở Hà Nội. Gia đình Bùi Bài Bình khi ấy không hiếm những lần trong nhà hết sạch chẳng còn một xu. Vay mượn, chạy gạo từng bữa mới đủ để Ngọc Thu, Bài Bình nuôi con qua ngày đói.
Ngọc Thu tâm sự: &'Chính sự thiếu thốn về vật chất lại khiến những giá trị tinh thần được thăng hoa. Chúng tôi nghèo nhưng vẫn vui vẻ, hạnh phúc. Không có bất cứ mâu thuẫn nào dù luôn canh cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền...'.
Cuộc hôn nhân của Ngọc Thu và Bùi Bài Bình đã trải qua 35 năm bình yên.
Nói về Bùi Bài Bình, Ngọc Thu dành cho chồng không chỉ tình yêu mà còn cả sự ngưỡng mộ đối với một người đồng nghiệp tài năng, tâm huyết. Vợ NSND chia sẻ: Bùi Bài Bình là người có trách nhiệm trong công việc. Bà luôn nhìn thấy sự nghiêm túc tuyệt đối ở chồng mỗi khi nhận lời tham gia một vai diễn dù lớn nhỏ. &'Lão Khuyếnh' rất hay nhậu nhưng tuyệt nhiên sẽ không uống một giọt nếu sau đó có lịch phải đi làm.
Cả cuộc đời Bùi Bài Bình hy sinh cho nghệ thuật nhưng ông không hề mơ màng chuyện giải thưởng, danh hiệu. Từ những tấm hình thời tuổi trẻ cho đến chứng nhận, bằng khen đều một tay Ngọc Thu giữ gìn, gói ghém. Sự ghi nhận của nhà nước với Bùi Bài Bình bởi chức danh &'Nghệ sĩ nhân dân' cũng có công lao của vợ. Một tay Ngọc Thu xoay sở lo thủ tục, giấy tờ để chồng được vinh danh sau nhiều tháng ngày thầm lặng.
Lâu lâu, sắp xếp lại những kỷ vật cũ, vợ Bùi Bài Bình lại mang ra trước mặt ông bức ảnh thuở đôi mươi với nụ cười duyên xiêu lòng bao cô gái, bà trêu: &'Ông xem đi để thấy mình xuống cấp trầm trọng như thế nào?'. Bùi Bài Bình chẳng vừa, ông dí dỏm đáp: &'Thì đấy! Ngày xưa tôi &'ngon lành' là thế mà qua tay bà giờ thành thế này!'. Tiếng cười lại vang lên trong căn nhà 2 tầng nhỏ xinh trên phố Đoàn Trần Nghiệp.
Khi được hỏi về tật xấu của NSND Bùi Bài Bình, Ngọc Thu nói ngay đến chuyện &'hay đi'. Bà gọi chồng là &'người đi mây về gió'. Nhiều khi, vừa về tới nhà &'ngồi chưa ấm chỗ' đã có điện thoại gọi đi. Đi rồi lại về. Hôm nay mới vượt 500 cây số đường xấu lên địa điểm quay, mai đã thấy đứng cười cười trước cửa.
Quán cafe tại gia và 'gia tài' đồ sộ
Ngọc Thu thường khiến khán giả thắc mắc về những vai diễn trái ngược với con người thực của mình. Cô tiểu thư Hà Thành nhẹ nhàng, duyên dáng luôn chọn hóa thân vào các nhân vật có số phận đau khổ, bất hạnh. Mỗi mảnh đời mà Ngọc Thu khắc họa đều có nỗi buồn mênh mang. Đôi mắt to tròn của bà động cả một biển sầu, xoáy sâu vào tâm hồn khán giả, ám ảnh người xem. Ngọc Thu chia sẻ bà rất tâm đắc với những vai diễn số phận. Bởi nó hội tụ đủ cung bậc cảm xúc để người nghệ sĩ thỏa sức thể hiện. Càng giằng xé, day dứt... càng hấp dẫn bà thử thách khả năng diễn xuất của mình.
NSUT Ngọc Thu ngoài đời là một phụ nữ hài hước, lạc quan.
Nặng lòng với nghệ thuật nhưng cuộc sống mưu sinh không cho Ngọc Thu nhiều lựa chọn. Thu nhập từ nghiệp diễn của hai vợ chồng quá ít ỏi, chẳng đủ sinh nhai. Sau nhiều trăn trở, vợ Bùi Bài Bình quyết định mở một quán cafe nhỏ tại nhà để cải thiện kinh tế. Những ngày đầu, Ngọc Thu rất vất vả. Bà tất bật trông nom con cái, quán xuyến việc kinh doanh, làm chủ gia đình thay người chồng quanh năm đi biền biệt. Bản năng của người phụ nữ đã khiến Ngọc Thu hy sinh nhiều trong sự nghiệp. Ngày ngày bà trông nom quán cafe mong thu nhập đủ trang trải sinh hoạt, tiền chợ. Thỉnh thoảng Ngọc Thu chỉ nhận những vai diễn ngắn và không phải di chuyển quá nhiều để thỏa mãn nỗi nhớ nghề.
Hơn 40 năm kể từ ngày rời trường Điện ảnh, thành quả Ngọc Thu hãnh diện khoe với đời không phải những danh hiệu, giải thưởng. Bà tự hào khi sau ngần ấy năm vất vả, số phận đã ưu ái cho bà người chồng hiền lành và những đứa con hiếu thảo, học giỏi và hiểu biết.
'Gia tài' của vợ chồng Bùi Bài Bình - Ngọc Thu
Cậu cả nhà Ngọc Thu năm nay ngoài 30 tuổi. Đó là một chàng trai có năng khiếu nghệ thuật nhưng chọn theo lĩnh vực ngân hàng. Anh có sở thích đọc sách và thường mua tặng mẹ những cuốn tâm đắc. Niềm vui của gia đình Ngọc Thu là được quây quần cùng nhau bàn luận về những vấn đề xã hội, nghệ thuật...
Con trai út của vợ chồng bà đang là sinh viên năm nhất trường Sân khấu điện ảnh. Ngọc Thu nói vui rằng cậu bé bị ảnh hưởng gen nghệ sĩ quá lớn từ cha mẹ. Tới mức, bất chấp tất cả để theo nghiệp dù khó khăn. Bà thấy hạnh phúc khi con trai có niềm đam mê với nghệ thuật thứ 7. Bởi đây là bản năng, không thể bắt buộc hay gò ép. Thành quả của cậu út là thi đỗ vào lớp Đạo diễn tài năng do chuyên gia nước ngoài đào tạo. Ngọc Thu chia sẻ bên cạnh nền tàng gia đình làm nghệ thuật thì đây sẽ là bước đệm thuận lợi cho con trai bà trên con đường sắp tới.
Về phía mình, Ngọc Thu thừa nhận bản thân là người mẹ nghiêm khắc. Bà luôn dạy dỗ con cái tự lập và nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng. Hai con trai Ngọc Thu không có thói quan &'dựa hơi' bố mẹ. Cậu cả tự tìm cho mình hướng đi riêng và bước đầu có những thành công nhất định. Cậu út bước vào nghề bằng sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi. Ra ngoài đời, hiếm ai biết họ là con của những nghệ sĩ gạo cội. Con trai út của Ngọc Thu vẫn chăm chỉ đi làm thêm ở một rạp chiếu phim để tích lũy kinh nghiệm và học cách trân trọng sức lao động, giá trị của đồng tiền.
Sự viên mãn rạng ngời trên gương mặt NSUT Ngọc Thu khi bà không ngừng kể về con cái. Bà tâm sự, chỉ có một điều &'hơi tiếc' là không có con gái: &'Tôi thích con gái lắm. Nhưng lại rất mừng vì mình không có con gái. Vì con gái rất khổ. Mình sinh ra nó, thương nó đến hết đời. Nhìn vào xã hội hiện tại thấy người phụ nữ sướng ít, khổ nhiều. Nhiều người nhìn tưởng hạnh phúc mà lại mang trong lòng nhiều nỗi buồn sâu sắc.'
Ngọc Thu là người phụ nữ biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống của mình.
Khi được hỏi: &'Vậy Ngọc Thu có hạnh phúc không?', chị nói ngay không chần chừ: &'Tôi hạnh phúc theo cách của mình và biết tự làm mình hạnh phúc!'. Theo quan niệm của Ngọc Thu, hạnh phúc đâu chỉ là sự hào nhoáng bề nổi như người đời lầm tưởng. Với bà, hạnh phúc là được chứng kiến sự trưởng thành của con cái, được chia sẻ cùng chồng niềm đam mê nghề nghiệp.
Mỗi ngày, Ngọc Thu thức dậy với công việc kinh doanh, bà có thu nhập đủ để chăm sóc gia đình, bản thân. Mỗi tối, NSUT tạm gác công việc để tập thể thao rèn luyện sức khỏe. Thỉnh thoảng, bà nhận lời tham gia những bộ phim có vai diễn phù hợp. Lâu lâu, người ta lại thấy vợ ông 3B đi du lịch, tụ họp cùng bạn bè, xuất hiện sang trọng trong những sự kiện nghệ thuật. Ngọc Thu cười phúc hậu: &'Như thế còn chưa đủ hạnh phúc hay sao?'.
Theo Ngoisao.vn