Quay được thiên thạch cực lớn tấn công mặt trăng
Các nhà khoa học cho hay họ đã quan sát được một vụ va chạm lớn chưa từng có trên mặt trăng khi một thiên thạch khổng lồ nặng khoảng 400 kg lao vào bề mặt “Chị Hằng”.
Thiên thạch tấn công mặt trăng, tạo ra một vệt sáng có thể nhìn thấy từ trái đất bằng mắt thường.
Các nhà thiên văn Tây Ban Nha đã phát hiện một thiên thạch nặng khoảng 400 kg lao vào mặt trăng hồi tháng 9 năm ngoái. Thiên thạch này lớn gấp 10 lần thiên thạch được ghi là nhận đạt kỷ lục trước đó và tạo ra một hố sâu 40 m trên bề mặt mặt trăng.
Các nhà khoa học cho biết, vụ va chạm đã tạo ra một vệt sáng rực rỡ tới nỗi có thể được quan sát bằng mắt thường từ trái đất.
Video đang HOT
“Đây là vụ va chạm lớn nhất, nổi bật nhất mà chúng tôi từng quan sát nhất trên mặt trăng”, giáo sư Jose Madiedo, từ Đại học Huelva ở tây nam Tây Ban Nha cho hay.
Vụ tấn công của thiên thạch đã được Hệ thống phân tích và phát hiện các vụ va chạm trên mặt trăng của các kính thiên văn đặt ở miền nam Tây Ban Nha phát hiện lúc 20h07 giờ GMT ngày 11/9/2013.
“Thông thường các vụ va chạm trên mặt trăng có thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 phần của giây. Nhưng vụ va chạm này kéo dài hơn 8 giây. Vụ va chạm sáng như sao Bắc đẩu, biến nó trở thành vụ va chạm sáng nhất mà chúng tôi từng quan sát thấy từ trái đất”, ông Madiedo nói thêm.
Các nhà nghiên cứu cho hay thiên thạch nặng 400 kg và lao vào mặt trăng với tốc độ 61.000 km/h. Vụ va chạm tương đương khoảng 15 tấn thuốc nổ TNT.
Không giống trái đất, mặt trăng không có khí quyển để bảo vệ nó khỏi các vụ tấn công của thiên thạch, và bề mặt “Chị Hằng” cho thấy kỷ lục các vụ tấn công của thiên thạch.
Các nhà khoa học tin rằng các vụ va chạm từ thiên thạch có đường kính khoảng 1 m diễn ra thường xuyên hơn so với những gì người ta thường nghĩ trước đây – cả trên mặt trăng lẫn trái đất. Tuy nhiên, hầu hết thiên thạch kích cỡ đó đều đốt cháy khi đi vào bầu khí quyển trái đất, tạo thành quả cầu lửa trên bầu trời.
Khi những thiên thạch lớn hơn không cháy hết có thể va chạm với trái đất. Ví dụ, thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk ở Nga vào ngày 15/2/2013 được cho là có đường kính khoảng 19 m.
Thiên thạch ở Chelyabinsk đã tấn công bầu khí quyển với nguồn năng lượng tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT, gây thiệt hại trên diện rộng và khiến hơn 1.000 người bị thương.
Theo Dantri
Máy bay tiếp dầu thế hệ mới KC-46A được định danh "Pegasus"
Ngày 20-2, tham mưu trưởng không quân Mỹ Mark Welsh cho biết, máy bay tiếp dầu thế hệ mới của lực lượng này đã có một tên mới.
Trong bài phát biểu quan trọng tại hội thảo tác chiến không quân của Ủy ban không quân Mỹ ở Orlando, bang Florida, tướng Mark Welsh tuyên bố rằng máy bay tiếp dầu KC-46A đã được đặt tên là "Pegasus".
Ông Welsh cho biết: " Đây là một cái tên danh giá. Tôi đã có cơ hội chứng kiến chiếc máy bay đầu tiên trên dây chuyền lắp ráp vài tuần trước. Chiếc máy bay này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 6 tới".
KC-46A là một trong 3 chương trình ưu tiên trong dự thảo ngân sách, cùng với chương trình máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter và chương trình máy bay ném bom tầm xa mới.
Theo kế hoạch, chương trình máy bay tiếp dầu này sẽ sản xuất 179 chiếc máy bay mới để thay thế phi đội máy bay tiếp dầu KC-135 đã cũ, với 18 chiếc máy bay đầu tiên sẽ được bàn giao trước năm 2017 và hoàn thành sản xuất vào năm 2018.
Tướng Welsh đã nhân cơ hội này để ca ngợi công việc của tư lệnh Bộ Tư lệnh cơ động đường không Mỹ, tướng Paul Selva, người đã được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm tư lệnh Bộ tư lệnh vận tải Mỹ hồi đầu tháng 2. Tướng Paul Selva là người giám sát chương trình máy bay tiếp dầu KC-46A tại Bộ Tư lệnh cơ động đường không.
Theo ANTD
Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc "chết yểu" Tàu tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc, tên gọi Thỏ Ngọc, đã chính thức bị tuyên bố "chết yểu" trên bề mặt "chị Hằng", truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 12/2 đưa tin. Tàu tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc. Hãng tin nhà nước China News Service cho biết, robot "không thể được phục hồi để hoạt động...