Quay clip mắc kẹt ở Vũ Hán, chàng trai bị miệt thị ‘đừng về nhà nữa’
Bất ngờ được chú ý nhờ các video kể lại trải nghiệm của bản thân khi sống ở tâm dịch Vũ Hán, Daniel Yang (21 tuổi) nhận về không ít lời lẽ phân biệt chủng tộc.
Daniel Ou Yang (21 tuổi), tình cờ được cộng đồng mạng chú ý nhờ các clip ghi lại cuộc sống của bản thân tại Vũ Hán trong thời điểm thành phố bị phong tỏa do virus corona. Tuy nhiên, anh nhận phải nhiều lời chửi bới, miệt thị từ người xem, theo South China Morning Post.
Chàng trai 21 tuổi sinh sống và làm việc tại Sydney (Australia). Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, anh lại quay về tỉnh Hồ Bắc để thăm gia đình, đoàn tụ với người thân.
Yang rời Sydney vào ngày 12/1, dừng chân tại Quảng Châu và quay về Vũ Hán vào ngày 14/1. Tuy nhiên, như nhiều người dân khác tại quê nhà, kỳ nghỉ của anh bỗng chốc bị kéo dài và trôi qua trong căng thẳng, lo lắng khi dịch corona bùng phát.
Để giết thời gian trong lúc bị mắc kẹt tại Vũ Hán, Daniel Ou Yang (21 tuổi) quay và tải lên mạng các clip nói về cuộc sống bên trong tâm dịch. Ảnh: Daniel Yang.
“Tôi không hay biết về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh cho đến ngày 23/1, khi thành phố chính thức bị cách ly và tất cả phương tiện giao thông, trung tâm thương mại, trường học đều đóng cửa”, Yang cho hay.
Để giải trí trong lúc chôn chân tại nhà, Yang bắt đầu quay các video kể lại trải nghiệm của bản thân khi bị mắc kẹt trong thành phố. Phần lớn clip được thực hiện tại phòng ngủ của Yang.
“Một thành phố lớn của Trung Quốc bị cách ly ngay vào thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, tất cả lễ hội mừng năm mới đều hủy bỏ, bạn phải hiểu mức độ nghiêm trọng của sự việc lớn đến mức nào”, Yang nói trong một vlog.
“Thành phố như dừng lại đột ngột. Các con đường vốn ngày thường tắc kín giờ vắng lặng. Mọi cửa hàng đều đóng cửa. Các phương tiện công cộng không hoạt động. Vũ Hán giờ như một thành phố ma”, Yang miêu tả trong clip khác.
Theo chàng trai 21 tuổi, điều đáng sợ nhất là nhìn những người xung quanh mắc bệnh rồi đột ngột qua đời. Ba người bạn của ông bà Yang đã không qua khỏi, còn tại căn hộ nơi gia đình Yang sống, nhiều trường hợp nhiễm virus được ghi nhận.
Daniel Yang nhận về không ít các bình luận mang tính phân biệt chủng tộc bên dưới các video. Ảnh: Daniel Yang.
Các video của Yang được cộng đồng mạng trên khắp thế giới chú ý. Mỗi clip trung bình có hơn 50.000 lượt xem. Trong thời gian ngắn, Yang thu hút hơn 17.200 người theo dõi và hơn 155.000 lượt thích.
Chia sẻ về mục đích làm video của mình, chàng trai 21 tuổi cho hay muốn sử dụng mạng xã hội để cho mọi người thấy “những gì đang diễn ra ở tâm dịch”.
“Ngoài ra, tôi muốn những người nước ngoài khác thấy người dân ở Vũ Hán vẫn kiên cường chiến đấu với bệnh dịch, nhất là trong bối cảnh nhiều người mang nặng tâm lý kỳ thị với người Trung Quốc”, Yang nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dưới mỗi video của Yang, không ít người dùng mạng để lại những bình luận mang tính miệt thị, xúc phạm: “Đừng quay trở về Australia, chúng tôi không muốn lây nhiễm bệnh từ các người”, “Người Trung Quốc xứng đang chịu điều này bởi họ ăn thịt chó mèo và cả dơi”.
Kể từ khi bị phong tỏa, thành phố Vũ Hán bị ví như thành phố ma. Ảnh: Reuters.
Ngày 4/2, Yang được sơ tán khỏi Vũ Hán, lên máy bay trở về Australia và hiện cách ly tại đảo Giáng sinh, ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Australia.
Kể từ khi được nhiều người biết tới nhờ các video về cuộc sống của mình ở Vũ Hán, không ít các trang tin quốc tế nổi tiếng mời Yang phỏng vấn như ABC News Australia và Strait Times của Singapore.
Tuy nhiên, Yang cho hay anh chỉ mong sớm quay trở về cuộc sống bình thường tại Sydney, nơi anh đang làm nhân viên môi giới bất động sản.
Theo Zing
Du học sinh Việt tại châu Âu và chuyện phân biệt chủng tộc giữa bão Corona: Tôi không phải là virus
'Mày có ăn súp dơi không?', 'Mày là người Trung Quốc à?',... là một trong số những câu hỏi mà du học sinh Việt nhận được hàng ngày khi làn sóng phân biệt chủng tộc giữa cơn bão virus Corona bùng phát.
Đã từ lâu, phân biệt chủng tộc (racist) vốn là một vấn đề nhức nhối luôn âm ỉ trong xã hội, đặc biệt là ở những nước đa sắc tộc, nơi việc tiếp xúc với những người có màu da, sắc tộc khác nhau hàng ngày thì vấn đề phân biệt chủng tộc hiện lên rất rõ nét trong cuộc sống và các mối quan hệ.
Sự bùng nổ của dịch Corona trong những ngày gần đây khiến câu chuyện này lại được nhắc đến mạnh mẽ hơn. Nhiều người Châu Á liên tục chia sẻ về câu chuyện bị phân biệt đối xử, kì thị khi bị nghi ngờ mang trong mình virus Corona.
Đặc biệt là những du học sinh Việt, những người mang trong mình dòng máu châu Á đang phải hứng chịu những lời miệt thị, khiếm nhã đầy rẫy trên các trang mạng xã hội. Họ đang mắc kẹt tại chính nơi đất khách quê người, chịu sự xa lánh từ chính những người bạn, người thân sống xung quanh vì con virus lạ ở bên kia lục địa.
'Tôi không phải virus, tôi là người Việt Nam'
Nhiều du học sinh châu Á nói chung và du học sinh Việt nói riêng đang chia sẻ những câu chuyện bị phân biệt đối xử, miệt thị vì bị nghi mang trong mình virus Corona. Sự bùng phát của virus này đang gây ra làn sóng phân biệt dữ dội ở những nước có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới.
Bức xúc, phẫn nộ, tủi thân,... là những cảm xúc mà những du học sinh đang phải nếm trải trong những ngày tồi tệ nhất. Không thể 'kêu oan' với ai vì tiếng nói thấp cổ bé họng, họ chỉ có thể gửi lời cầu cứu từ chính những người xa lạ trên mạng xã hội. Từ khóa #Corona, #Racism xuất hiện nhiều trên các group, diễn đàn. Trên Twitter, nhiều người cũng lập tức chia sẻ những câu chuyện bị phân biệt tương tự diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất khách.
Một trong những bài đăng gây chú ý nhất là của một du học sinh Việt trên một diễn đàn dành cho giới trẻ (Nguồn: Nguyễn Võ Minh Hiếu)
Sinh sống và du học tại New Zealand gần 1 năm, Cao Chi Linh, du học sinh trường Hutt Valley High School (Trung tâm Lower Hutt, New Zealand) đang bị chính những người bạn cùng lớp miệt thị, xa lánh vì nghi ngờ cô bạn nhiễm virus Vũ Hán.
' Ở New Zealand, học sinh bản địa thì cũng chia ra làm nhiều hướng, tích cực và tiêu cực đều có. Một số bạn như bạn chung lớp thì cảm thấy vấn đề nghiêm trọng cần được khắc phục sớm, cũng có một số bạn thì không thật sự coi nó là nghiêm trọng bằng bệnh cúm (flu). Còn vài trường hợp thiểu số thì coi nhẹ nó và cười cợt về việc này.
Mình nhớ có một lần trong tiết học Design, cả lớp hôm đó chỉ có một mình mình là International student (sinh viên quốc tế). Lúc mình đang ngồi vẽ nốt bức Johnny SimonSays thì mình thấy cậu bạn học sinh mới ngồi xuống bên cạnh đó cười rất lớn, mình đã khó chịu rồi vì ở lớp mình là đứa trầm tính nhất lớp.
Nhưng tin được không, cậu ta còn viết hẳn lên màn hình máy tính 'This girl sitting next to me has coronavirus' (cô gái ngồi cạnh tôi là Corona virus). Thật sự thô lỗ và cảm thấy tủi thân hơn bao giờ hết.' - Chi Linh tâm sự.
Các hoạt động vẫn diễn ra bình thường tại trường Hutt Valley High School, New Zealand. Ảnh do bạn Linh Chi cung cấp
Mặc dù tại New Zealand vẫn chưa xác nhận bất cứ trường hợp dương tính với Corona nhưng hầu hết các trường cấp III, trường Đại học đều nghiêm chỉnh áp dụng các quyết định từ Chính phủ ban xuống.
Chi Linh cho biết, những học sinh trong kì nghỉ hè vừa rồi nếu như ở Trung Quốc hoặc đi du lịch Trung Quốc thì khi qua New Zealand sẽ tự động cách li ở nhà 14 ngày. Những học sinh có chuyến bay quay trở lại nếu transit (lưu trú) ở Trung Quốc thì sẽ phải huỷ vé đặt. Bên cạnh đó, nhà trường cũng khuyên các du học sinh từ Châu Á nên nghỉ ngơi ở nhà như học sinh Trung Quốc.
' Các bạn Việt Nam ở trường mình khá tuân thủ thông báo từ trường học và chính phủ, không có bạn nào tự ý đi học. Ở New Zealand thì mọi người hầu hết không đeo khẩu trang, hoặc do Wellington nơi mình học ít người hơn Auckland nên họ không quá lo lắng chuyện đó.
Tuy nhiên, một số người vẫn rất cảnh giác với người châu Á. Ở trường mình, một số bạn không thể hiện rõ ra bên ngoài như trường hợp của mình, nhưng hầu hết những du học sinh như chúng mình đều cảm nhận được.
Ví dụ như khi ngồi ăn trưa, có một vài bạn nếu nghe thấy tiếng Hàn hoặc Nhật, Việt, Trung,... sẽ coi chung là người từ vùng dịch tới và sẽ ngồi xích ra một chút hoặc chuyển chỗ. Nhưng chỉ một vài bạn thôi, còn lại giáo dục khá tốt nên các bạn khác không có thái độ phân biệt như vậy' - Linh chia sẻ.
Hoạt động cắm trại ngoại khóa tại Hutt Valley High School, New Zealand
Chi Linh cùng những người bạn ngoại quốc trong một hoạt động hóa trang tại lớp
'Mạnh mẽ lên, chúng tôi luôn bên bạn!'
May mắn hơn, Trần Phương Anh, du học sinh trường Northwest Highschool (Seattle , bang Washington, Mỹ) được sống trong môi trường học tập bình đẳng, thân thiện, nơi những người bạn tuy khác màu da, giọng nói nhưng sẵn sàng nói không với 'rasict'- phân biệt chủng tộc.
'Tình hình Virus corona nghiêm trọng nhưng có lẽ ở Seattle, mọi người vẫn khá nhẹ nhàng và không quan trọng hóa lắm. Các bạn học sinh bản địa khá thoải mái với người châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc. Đây là môi trường bình đẳng bác ái, nên nếu có bất cứ hành động gì như miệt thị kì thị hay phân biệt đối xử đều sẽ làm việc với nhà trường, đôi khi là cảnh sát.
Tất cả các trường học đều phải có thông báo, và giải thích thói quen khẩu trang của các học sinh châu Á. Trường mình thì mình không thấy phân biệt về chủng tộc nhiều, nhưng các bạn du học sinh thường không chủ động kết bạn với học sinh bản địa nên thường hay có trường hợp học sinh châu Á và học sinh bản địa tách nhóm.
Hiện tại thì chắc may mắn nên mình chưa gặp bao giờ. Mọi người đều biết ai có biểu hiện thì đều được đi xét nhiệm nên nhiều người không có lý do gì để đối xử thậm tệ với người châu Á. Nhưng một số người mình quen biết thì kể từ khi dịch bệnh xuất hiện thì họ khá mệt mỏi khi phải giải thích cho mọi người về dịch bệnh' - Phương Anh bày tỏ.
Học sinh trường Northwest Highschool tham gia hoạt động ngoại khóa sau giờ học. Ảnh Phương Anh cung cấp.
Thế nhưng, bên cạnh những 'con sâu làm rầu nồi canh' thì vẫn có những người bạn quốc tế sẵn sàng giang tay, động viên những người bạn khác màu da cùng vượt qua cơn đại dịch. Họ gửi những tin nhắn khích lệ tinh thần, đăng tải những dòng status kèm hastag #staystrong gửi tới các bạn châu Á trên các trang mạng xã hội. Thậm chí đứng lên bênh vực nếu chứng kiến thái độ phân biệt chủng tộc ngay trong lớp học.
'Thường thì khi bị phân biệt, chúng mình sẽ tự giải quyết với nhau hoặc im lặng để qua chuyện. Vì nếu tìm lên ban giám hiệu sẽ là bất lợi cho chúng mình khi các bạn ấy có thể triệu tập phụ huynh tới còn chúng mình thì không, hoặc có thì yếu thế hơn về mặt ngôn ngữ. Nhưng cũng có lúc, các bạn học sinh chơi cùng nhau sẽ đứng lên bênh vực và nói lại với những bạn racist đó.
Có lần mình bị một bạn nam trong lớp miệt thị vì đeo khẩu trang, bạn mình người Phần Lan đi tìm thầy quản sinh quốc tế. May mắn là thầy đã giải quyết trong phạm vi nhà trường nên không mời phụ huynh tới.
Thầy có mời bạn nam đó lên nói chuyện và cho nghỉ học nửa ngày còn lại, sau đó thì mình cũng không để ý, nhưng một tuần nay thì mình không gặp bạn kia ở lớp nữa' - Mỹ Linh, du học sinh trường Aalto University, Phần Lan chia sẻ.
Những tin nhắn động viên của những người bạn khác quốc tịch, khác màu da làm ấm lòng những người con đất Việt ở đất khách
Cuộc sống du học không phải lúc nào cũng màu hồng. Hơn hết lại trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, mọi điều khó khăn bủa vây với những du học sinh học xa nhà, xa quê hương hàng trăm nghìn ki-lô-mét. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, các bạn du học sinh dù ở châu Á, châu Âu hay bất cứ đâu luôn cần chuẩn bị tâm lý thật vững vàng, có nghị lực, suy nghĩ tích cực, bình tĩnh khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch.
Ảnh: NVCC
Hải Yến
Theo baodatviet
Từ giữa tâm đại dịch, cô gái Vũ Hán nghẹn ngào: 'Không phải tất cả chúng tôi đều ích kỷ và đáng ghê tởm!' Đại dịch do virus Corona gây ra không chỉ cướp đi sinh mạng nhiều người dân vô tội mà còn thổi bùng lên nạn phân biệt chủng tộc âm ỉ bấy lâu nay. Chủng virus Corona mới xuất hiện và bùng phát dịch tại thành phố Vũ Hán không chỉ khiến nhịp sống sinh hoạt tại thành phố này đảo lộn mà còn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới

Bùng lên drama từ thiện giữa 2 TikToker, Phạm Thoại cũng bị gọi tên, netizen: "Chuyện này không nhỏ đâu"

Một gia đình quê Đông Anh có 2 anh em là NSND, một người là tiến sĩ, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc

Màn cầu hôn khiến cả cõi mạng rưng rưng: Nhẫn cưới cả đời chỉ mua được 1 chiếc - "chồng người ta" xịn quá xịn!

Nhà trai bày 100 mâm cưới đãi khách, cả làng không ai đến dự vì lý do này

Cháy lớn tại cửa hàng Thế giới di động ở TP.HCM, nhân viên hoảng hốt di dời tài sản

"Gọi đừng ngại" - Tấm biển nhỏ và trái tim lớn của ông chủ tiệm sửa xe 24/7 giữa Sài Gòn

Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?

Lê Hùng Nguyễn cùng Jenny Huỳnh bị Forbes 'réo tên' sở hữu thành tích ấn tượng

Dianka Zakhidova vợ Tây Bùi Tiến Dũng lộ diện mặt mộc khiến dân mạng ngã ngửa!

Khách Tây thích thú với hành động đơn giản của người Việt, nhận xét: "Chỉ trong mơ tôi mới làm được"

Lâu đài có 1 - 0 - 2 trên đất vàng ở Hà Nam: 4 phía đều là "view triệu đô" nhưng vẫn có một điểm gây "lăn tăn"
Có thể bạn quan tâm

Hồ Ngọc Hà và Kim Lý gây xôn xao dư luận lộ mối quan hệ thật giữa Mẹ vợ con rể
Sao việt
14:00:27 17/05/2025
Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem
Hậu trường phim
13:57:06 17/05/2025
Nawat ưu ái 'gà cưng' ở Cannes, Thùy Tiên bị đá, hết giá trị thương mại?
Sao châu á
13:53:18 17/05/2025
Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Nam chính body đẹp đến nghẹt thở, nữ chính hot bậc nhất 2025
Phim châu á
13:53:03 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
Phim việt
13:44:28 17/05/2025
Top 3 chòm sao vận may cực thịnh ngày 18/5
Trắc nghiệm
13:43:35 17/05/2025
4 loại giường không nên mua dù thích đến mấy
Sáng tạo
13:42:10 17/05/2025
Lisa lại lộ "da thịt" nóng bỏng mắt, nhan sắc thăng hạng "chặt đẹp" IT girl thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:30:16 17/05/2025
Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"
Thế giới
13:07:18 17/05/2025
Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
Góc tâm tình
12:05:59 17/05/2025