Quậy bùn bắt những con tôm càng bự, nông dân Cà Mau trúng đậm
Thu hoạch tôm càng xanh cuối năm trúng đậm, nhiều hộ dân ở ấp kênh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình ( Cà Mau) sẽ có cái Tết đủ đầy, ấm cúng hơn
Vào những ngày này, khi chạy dọc theo các tuyến đường ven ấp Kênh 6, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật thu hoạch tôm càng xanh để bán ra thị trường.
Người dân dùng máy quậy bùn để bắt tôm càng
Theo người dân lớn tuổi ở địa phương, huyện Thới Bình được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh của tỉnh Cà Mau. Trong đó, các xã có diện tích nuôi nhiều như: Tân Bằng, Biển Bạch, Biển Bạch Đông… Nhờ nuôi tôm càng xanh trên đất trồng lúa mà cuộc sống người dân được cải thiện và làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Bắt tôm càng xanh dễ dàng hơn sau khi dùng máy quậy bùn
Bà Nguyễn Thị Hún (56 tuổi; ngụ ấp Kênh 6), chia sẻ rằng gia đình bà có hơn 1 ha nuôi tôm càng xanh. Hằng năm, vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 (âm lịch), bà mua con giống về thả với giá dao động từ 120 -150 đồng/con. Sau 6 tháng nuôi, nay gia đình bà thu hoạch được khoảng 250 kg tôm thương phẩm và thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Video đang HOT
Thương lái vận chuyển vào nhà để rửa sạch và chạy oxy cho tôm
“Trước khi thu hoạch tôm, tôi dùng máy bơm nước ra sông khoảng 4-5 ngày thì tiến hành cắt lúa. Sau đó, nhờ hàng xóm đến bắt tôm tiếp chứ không thuê người như một số địa phương khác. Thu hoạch vào những ngày cuối năm nên tôi và nhiều hộ khác ở đây có thêm khoản tiền để lo cho gia đình có cái Tết đầy đủ hơn”, bà Hún hồ hởi nói.
Mọi người cùng lựa tôm sau khi được vận chuyển vào
Để bắt tôm, người dân dùng máy bơm quậy bùn nhằm làm cho tôm bị “mệt” và nổi dạt lên 2 bên mé kênh để bắt được dễ dàng hơn. Hiện, tôm càng xanh thương phẩm được thương lái đến tận ruộng thu mua với giá từ 100.000 -130.000 đồng/kg (tùy loại). Nhiều thương lái cho biết giá tôm càng có thể tăng mạnh vào những ngày cận Tết do nhu cầu của thị trường tăng mạnh.
Bà Hún cười tươi bên phi đựng tôm càng khi được bắt vào
Ông Huỳnh Văn Dũng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Kênh 6, cho biết đây là mô hình đạt hiệu quả cao nên được nhiều hộ dân áp dụng. Nguồn tôm giống được người dân mua ở trong tỉnh và các tỉnh như: Cần Thơ, An Giang…
Theo Vân Du (Người Lao động)
Đặc sản giáp Tết ở miền Tây: Thơm nức rượu nếp, khô cá, chuối ép
Khoảng 2 tháng nay, người dân miền Tây ở các làng nghề truyền thống làm đặc sản như khô cá, rượu nếp, chuối ép...tất bật bước vào vụ sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Không khí tại các làng nghề tại miền Tây rộn ràng hơn bao giờ hết ở những ngày giáp Tết.
Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
Cứ đến dịp này hàng năm, xóm làm nghề làm đũa tre ở ấp Xẻo Cui, xã Hòa Thuận (Giồng Riềng, Kiêng Giang) lại bận rộn hơn bao giờ hết. Hơn 30 năm nay, đây là nơi ra đời của những bó đũa tre truyền thống chất lượng. Nhiều người dân đang miệt mài với những thanh tre, với chiếc mác vót đũa sắc bén trên tay để tạo ra những sản phẩm không thể thiếu của mỗi gia đình.
Chị Thị Bảnh, ngụ ấp Xẻo Cui, cho biết: "Khoảng 2 tháng nay đũa vót bao nhiêu bán hết bấy nhiêu vì theo thường lệ gia đình nào cũng muốn đổi đũa cho năm mới. Nếu ngày nào cũng vót thì từ nay đến Tết cũng kiếm được hơn 1 triệu đồng để mua quần áo mới cho con".
Nhiều chị em của xóm làm đũa tre ấp Xẻo Cui có thêm tiền sắm Tết từ nghề. Ảnh: NQ.
Gia đình chị Bảnh chỉ có 2 công ruộng, chồng chị ngoài phụ vợ đốn tre thì đi làm phụ hồ, đặt trúm. Chị Bảnh ở nhà vót đũa để có thêm thu nhập. Nghề làm đũa tre gắn bó với gia đình chị Bảnh và người dân ấp Xẻo Cui, giúp nhiều hộ có thêm thu nhập.
Điểm đặc biệt khiến đũa tre Xẻo Cui luôn được khách hàng tin dùng do được làm từ những cây tre mạnh tông già đủ tuổi, đủ độ cứng để làm đũa không gãy. Khi thành phẩm đũa có màu vàng óng mượt, độ bền cao và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Về Xẻo Cui những ngày này, không khó để bắt gặp cảnh nhiều phụ nữ lớn tuổi ngồi tỉ mẩn với từng chiếc đũa tre trước nhà, hay cô gái đôi mươi cầm chiếc mác đưa tay thoăn thoắt vót từng chiếc đũa tre.
Sản phẩm rượu nếp Kênh 5 đắt hàng dịp Tết. Ảnh: NQ.
Còn tại ấp Kênh 5A, xã Tân Hiệp A (Tân Hiệp, Kiên Giang) nhiều hộ cũng đang tất bật để cho ra sản phẩm rượu nếp Kênh 5 nức tiếng.
Chị Đinh Thị Bích Hằng, chủ một cơ sở sản xuất rượu nếp Kinh 5, đang tất bật bên lò nấu rượu nếp của gia đình. Chị Hằng cho biết, Tết này chị có kế hoạch cung ứng cho thị trường khoảng 4.000 lít rượu nếp. Điều đặc biệt, rượu nếp của cơ sở sản xuất đã qua lọc aldehic nên khi uống sẽ không bị nhức đầu.
Tiếp nối truyền thống sản xuất rượu Kinh 5 của cha ông để lại, nhiều năm nay, chị Hằng tự mày mò pha chế rượu Kinh 5 với một số loại trái cây để cho ra đời nhiều dòng rượu khác nhau như: Rượu chuối hột, rượu mơ, rượu nho, rượu la hán quả... Để tạo sự mới mẻ cho rượu Kinh 5 truyền thống, chị Hằng đầu tư thiết kế mẫu mã chai, hộp chứa rượu khá bắt mắt.
Tuy được sản xuất công phu từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nếp, men, trái cây an toàn, nhưng giá bán các mặt hàng rượu tết của cơ sở sản xuất rượu nếp Kinh 5 vẫn không tăng, trong đó rượu trái cây dao động từ 85-100 ngàn đồng/chai.
Tạo thu nhập khá cho lao động
Còn tại làng nghề ép chuối khô ở xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), các cơ sở cũng tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết. Theo người dân, vụ chuối khô Tết năm nay sản lượng tăng từ 30-50% so với ngày thường.
Anh Phạm Văn Quỳnh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trần Hợi, cho biết: "Nghề làm chuối khô tập trung nhiều nhất ở các ấp 10A, 10B, 10C với khoảng 50 hộ hành nghề. Đây là nghề truyền thống lâu đời của địa phương và giải quyết được lượng lớn lao động. Mỗi nhân công làm cho các cơ sở ép chuối khô có thu nhập từ 4-6 triệu/người/tháng".
Làng nghề ép chuối khô ở xã Trần Hợi thu hút lượng nhân công lớn. Ảnh: Chúc Ly.
Theo người dân địa phương, mùa vụ chính của nghề ép chuối khô bắt đầu từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Với gần 30 năm gắn bó với nghề ép chuối khô, cơ sở của gia đình anh Trần Duy Thanh (ngụ ấp 10B) được xem là nơi có mặt hàng chuối khô chất lượng. Anh Thanh cho biết: "Trung bình mỗi tháng gia đình anh xuất ra thị trường khoảng 7-10 tấn chuối khô; thời điểm gần Tết thì sản lượng có thể tăng thêm từ 30-50%. Bình quân thu từ 80-100 triệu đồng/tháng, sau khi trừ chi phí mỗi tháng lãi từ 15-20 triệu đồng".
Hiện chuối khô được cở sở bán với giá từ 15.000-20.000 đồng/kg, nếu đóng gói thì từ 28.000-35.000 đồng/kg. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở một số tỉnh của ĐBSCL và TP.HCM.
Nhân công tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc làm tại các cơ sở cá khô. Ảnh: Chúc Ly.
Tại các làng nghề làm cá khô biển ở Cà Mau như Cái Đôi Vàm, Sông Đốc, các cở sở cũng đang khẩn trương với các công đoạn làm cá khô.
Ghi nhận của phóng viên ở Làng khô cá ở thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau), nhiều nhân công tại địa phương đã tranh thủ thời gian làm việc tại các cơ sở để kiếm thêm thu nhập. Theo ông Tô Trường Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, làng nghề sản xuất cá khô Cái Đôi Vàm đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nhãn rỗi, với thu nhập trung bình từ 150.000-200.000 đồng/người.
Lao động làm cho các cơ sở sản xuất cá khô có thu nhập trung bình từ 150.000-200.000 đồng/người/ngày. Ảnh: Chúc Ly.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Phạm Thị Biếu (khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm), cho hay: "Những lúc vô cá nhiều thì mình mần từ hai giờ khuya cho đến 5 giờ chiều mới về. Tuy vất vả nhưng có tiền ổn định, mỗi ngày thu nhập khoảng 150.000-200.000 đồng; vào dịp Tết ai làm giỏi thì kiếm được 300.000-400.000 đồng/ngày cũng không khó. Mỗi tháng cá về từ 2-3 lần cá, mỗi lần làm được từ 3-4 ngày".
Theo một số vựa khô ở khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, thông thường vụ khô Tết chỉ kéo dài từ 1-1,5 tháng. Dịp này sản lượng của cơ sở bán ra tăng gấp 2 lần so với các tháng trong năm. Theo đó, các cơ sở cũng cần lượng nhân công đông hơn so với ngày thường.
Theo Danviet
Về Long An ngó vào buồng phơi cá dứa đặc sản bán Tết mà thèm Những ngày giáp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, người dân xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An lại tất bật làm khô cá dứa đặc sản chuẩn bị phục vụ thị trường. Khách có dịp qua xã Long Hựu Đông, ngó vào buồng phơi khô cá dứa mà thèm. Ngoài các loại bánh, mứt, Cần Đước còn nổi tiếng...