Quất cảnh Tứ Liên đìu hiu khách ghé
Tết đang đến rất gần nhưng không khí mua bán tại làng quất Tứ Liên – Tây Hồ (Hà Nội), vẫn khá đìu hiu. Hiện tại, diện tích quất của cả phường mới chỉ bán được 1/3 so với mọi năm.
Bà Ngô Thị Ngà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tứ Liên cho biết, cả phường hiện có khoảng 400 hộ trồng quất với diện tích 15ha, trong đó 10ha là quất cảnh, còn lại là quất giống.
Vườn quất tươi xanh chờ khách.
Quất cảnh Tứ Liên nổi tiếng đẹp nên mỗi dịp Tết đến thường không phải mang ra các chợ, vỉa hè bán mà khách thường đến đặt mua tại vườn.
Bên cạnh phục vụ nhu cầu của khách hàng thủ đô, quất cảnh Tứ Liên còn được nhiều khách ở các tỉnh lân cận đặt mua như Nam Định, Thái Bình, thậm chí cả khu vực Thanh Hóa, Nghệ An cũng đến mua và vận chuyển về.
Theo bà Ngà, năm nay tình hình tiêu thụ quất cảnh khá chậm. Mọi năm, mới đầu tháng 11 dương lịch đã có rất nhiều khách đặt hàng còn năm nay, phải đến cuối tháng 12 mới có lác đác khách đến.
Hiện giờ, chỉ còn tuần nữa là Tết, nhưng số lượng khách đến đặt vẫn khá ảm đạm.
Một nhóm người tập trung vào một chậu quất.
Video đang HOT
Nhìn chung, giá quất năm nay rẻ hơn năm ngoái, trung bình khoảng 1-2,5 triệu đồng. Cũng có những chậu quất lớn, thế đẹp thì giá lên đến 20-25 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm rất ít, chủ yếu là loại cây nhỏ giá 500.000 – 700.000 đồng.
Chú Dũng, một chủ vườn quất (cụm 3 – Tứ Liên) cho biết, vườn quất nhà chú năm ngoái, giữa tháng 11 đã có khách đến đặt hàng, đặt tiền. Năm nay, có thể do kinh tế khó khăn nên lượng khách đến đặt hàng giảm hẳn, cả vườn hiện tại mới chỉ bán được 1/3.
Theo chú Dũng, khả năng nhiều khách hàng chỉ thuê quất cảnh để chơi Tết. Những loại quất cảnh nhỏ, giá thấp từ 700.000 – 1.000.000 thường được lựa chọn nhiều hơn, phù hợp nhu cầu của mỗi gia đình.
Cô Vui, một chủ vườn quất khác chia sẻ, vườn quất nhà cô có vẻ khả quan hơn. Hiện tại chỉ còn một số loại chậu nhỏ là chưa bán được. Cô cho biết, vụ quất năm ngoái gia đình cô thu về 400 triệu đồng, sau khi trừ đi 150 triệu tiền chi phí, thuê người vận chuyển,… thì năm nay chắc chỉ được một nửa.
Quất đẹp nhưng vẫn vắng khách.
Hiện tại nhiều hộ trồng quất cảnh ở Tứ Liên đã chuyển sang trồng quất bon sai, một loại quất nhỏ có thể treo tường và cũng thu được hiệu quả lớn.
Thu Hằng
Theo_VietNamNet
Hàng trăm tiểu thương Ninh Hiệp bãi thị, đối thoại với Chủ tịch huyện
Cho rằng việc phá bỏ trường THCS Ninh Hiệp vừa được công nhận chuẩn quốc gia và lấy nhà gửi xe chợ Ninh Hiệp để xây dựng Trung tâm Thương mại là không cần thiết, hàng trăm hộ dân đã gay gắt phản ứng.
Hàng trăm hộ dân ra "tối hậu thư"
Sau nhiều ngày đóng cửa hàng quán bãi thị và không cho con em đến trường đi học, chiều qua 16/1, hàng trăm hộ dân buôn bán tại chợ Nành (nằm trong quần thể chợ Ninh Hiệp nên được gọi chung là chợ Ninh Hiệp thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã kéo lên UBND huyện Gia Lâm đối thoại với Chủ tịch UBND huyện.
Dân sợ mất trường chuẩn quốc gia vì dự án xây dựng chợ và Trung tâm thương mại.
Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Huy Việt cho hay, trong buổi chiều ngày 16/1, người dân kéo đến hội trường UBND huyện để đối thoại. Lúc đầu có khoảng 200-300 người, sau đó tăng lên đến khoảng 600 người, gây huyên náo trụ sở ủy ban. UBND huyện đã phải huy động lực lượng CA đến để giữ gìn ANTT tại khu vực, không có việc xô xát hay quá khích xảy ra.
Theo ông Việt, sau khi đối thoại với người dân, "chốt" lại, hàng trăm hộ dân có chung một nguyện vọng và đưa ra "tối hậu thư" gồm 4 nội dung chủ yếu đề nghị UBND huyện phải xử lí ngay.
Ông Việt cho biết, trong đó có việc người dân yêu cầu UBND huyện phải hủy bỏ ngay việc phá bỏ trường học để xây dựng Trung tâm thương mại. Về vấn đề này UBND huyện chấp thuận ngay. Còn việc người dân yêu cầu hủy bỏ xây dựng Trung tâm thương mại thì thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội. Nếu UBND TP đề nghị dừng thì UBND huyện chấp hành.
Trước mắt, UBND huyện yêu cầu 2 Cty liên danh đầu tư xây dựng chợ và Trung tâm thương mại là Cty TNHH tập đoàn thương mại Tuấn Dung và Cty CPĐT và tư vấn Kim Điền phải dừng thực hiện dự án để tiếp tục tuyên truyền, vận động, giải thích... tạo sự đồng thuận của nhân dân.
"Tối hậu thư" của tiểu thương chợ Ninh Hiệp.
Cũng theo ông Việt, vấn đề thu hồi nhà gửi xe tạm hơn 2.000m2 đất của chợ Ninh Hiệp, UBND huyện đang yêu cầu 2 Trung tâm thương mại bên cạnh đó bàn giao lại khu nhà gửi xe này để đủ số diện tích đất hơn 5.000m2 đất theo chủ trương mà huyện sẽ thu hồi.
Có cần thiết xây dựng thêm chợ?
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, ngay tại khu vực chợ Nành - Ninh Hiệp là 2 Trung tâm thương mại của 2 đơn vị doanh nghiệp khá khang trang, lớn nhất khu vực chợ Ninh Hiệp, được xây dựng từ nhiều năm nay. Thế nhưng các tiểu thương chỉ thuê mặt bằng tầng một để buôn bán, còn từ tầng 2-3 có diện tích đến cả nghìn m2 vẫn bỏ trống. Vì vậy câu hỏi đặt ra là việc xây dựng thêm chợ hay Trung tâm thương mại ở đây có thực sự cần thiết?
Đưa vấn đề này ra trao đổi với ông Nguyễn Huy Việt - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm - ông Việt cho biết, chợ Nành - Ninh Hiệp là chợ loại 1, việc xây dựng, cải tạo chợ là thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội. Từ năm 2010, UBND TP Hà Nội đã có chủ trương xây dựng, cải tạo chợ Nành. Tuy nhiên người dân luôn phản ứng khá gay gắt dự án này.
2 Trung tâm thương mại ngay cạnh chợ Nành vắng bóng tiểu thương từ tầng 2 trở lên.
Ông Hiệp cho biết, việc xây dựng, cải tạo lại chợ Nành để đảm bảo an toàn PCCC là cần thiết. Còn 2 Trung tâm thương mại bên cạnh thì nhiều diện tích bỏ không nhưng các hộ tiểu thương lại không vào họp chợ và họ cứ đòi ngồi tại chợ Nành bởi nhiều lí do thuận lợi trong việc buôn bán.
Trước đó, từ sáng 14/1, hàng trăm hộ tiểu thương buôn bán tại chợ Ninh Hiệp đã bức xúc bãi thị, không cho con đến trường học khi hay tin dự án lấy trường học đạt chuẩn quốc gia của xã, lấy nhà gửi xe của chợ Ninh Hiệp để giao cho 2 đơn vị khác xây dựng Trung tâm thương mại.
Các tiểu thương chợ Nành đồng loạt che bạt, tạm dừng bán hàng tại hơn 1.000 ki ốt. Đỉnh điểm của vụ việc là chiều ngày 16/1, hàng trăm người dân đã kéo nhau lên UBND huyện Gia Lâm để đối thoại với Chủ tịch huyện và đòi hủy bỏ dự án.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc này.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Nỗi niềm Dinh đào Nhật Tân Dinh đào Nhật Tân được coi là nơi xuất xứ và bảo tồn "gen" của giống đào Nhật Tân ngày nay. Nhưng đứng trước quá trình đô thị hóa, Dinh đào Nhật Tân đang dần biến mất và sẽ trở thành hoài niệm của người dân đam mê sắc đào Nhật Tân. Dinh đào Nhật Tân sẽ biến mất Ông Đỗ Văn Thịnh,...