Quảng trường ngàn tỷ, bò già rụng răng
Tiền Giang chi ngàn tỷ đồng xây quảng trường, còn cán bộ xã ở Ninh Thuận lại lấy tiền hỗ trợ mua bò già rụng hết răng ép dân phải nhận.
Nông dân chăn thả bò trên đất dự án quảng trường ở Tiền Giang. Ảnh: Tuổi trẻ
Nếu chăm đọc báo những ngày này thì hẳn bạn đọc sẽ không thể bỏ qua hai bài báo đăng trên báo Tuổi trẻ đang rất được chú ý, đó là chuyện UBND tỉnh Tiền Giang “Đổ nghìn tỉ đồng làm… quảng trường” và ở Ninh Thuận là chuyện: “Ép dân mua bò già, bò bệnh, giúp người nghèo vậy sao?”.
Thật đúng là những chuyện đọc xong nhiều người muốn tăng huyết áp vì cái cách lo cho dân trái ngược ở 2 địa phương này. Ở Tiền Giang, mặc dù bệnh viện đa khoa tỉnh xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu nhưng dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trị giá 2.350 tỉ đồng vẫn nằm im trong nhiều năm nay. Toàn tỉnh còn hơn 3.000 người có công chưa được hưởng chính sách nhà ở, đó là những người tuổi cao sức yếu, không biết còn chờ đến bao giờ.
Nhưng mặc kệ, dự án xây dựng quảng trường tổng vốn đầu tư (khái toán) khoảng 2.189 tỉ đồng vẫn đang được gấp rút tiến hành, sẽ thi công vào đầu năm 2016. Ông Trần Thanh Đức – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nói quảng trường trung tâm là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của nhân dân và là bộ mặt của TP Mỹ Tho.
Đã là bộ mặt của TP Mỹ Tho thì làm sao lại không làm thưa quý bạn đọc? Chẳng lẽ đã gọi là thành phố mà lại không có quảng trường? Phải có chứ, để du khách đến sẽ thấy bộ mặt thênh thanh hoành tráng của địa phương. Bệnh viện sập xệ, nhà người có công dột nát thì cũng có làm sao, chưa cấp thiết lắm.
Trong khi đó, cán bộ xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) lại có cách lo cho dân nghèo kiểu khác. Đó là ép dân mua bò già, gầy, mắc bệnh với giá từ 18,5-20 triệu đồng/con. Mỗi hộ dân được vay 20 triệu đồng với lãi suất 1.2%/năm trong vòng 5 năm nhưng không được nhận tiền mà xã đứng ra mua hộ bò, sau đó dân đến nhận.
Có hộ vớ phải con bò lở mồm long móng, mang lên đổi thì xã đổi cho một con khác, già tới nỗi trong mồm không còn dấu hiệu của răng. Có hộ vớ phải con bò già gầy giơ xương, đòi đổi thì xã đổi cho một con sứt mũi. Các ông xã này hóm thật, bò mà lại sứt mũi thì buộc dây vào đâu hở giời? Dân chỉ biết khóc.
Video đang HOT
Đặt 2 câu chuyện này cạnh nhau mới thấy, các cán bộ ở trên lo cho dân thế này thật quá tội. Chỗ cần bệnh viện thì các bác cho quảng trường, chỗ cần tiền để chuyển đổi nghề xóa đói giảm nghèo thì các bác ép bắt phải nhận bò ốm, bò bệnh, bò thải loại.
Thực ra lo cho dân chỉ là cái cớ để chi tiền, còn trong quá trình đồng tiền đi vòng vèo ấy, nó lạc vào túi ai thì ai biết đấy là đâu. Làm gì có địa phương nào phát hiện tham nhũng đâu, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vừa vui mừng thông báo không phát hiện dấu hiệu tham nhũng đấy thôi.
Quảng trường ở Tiền Giang sau khi phải phóng mặt bằng thì đang rộng thênh thang, các hộ dân mang bò đến chăn thả. Còn lũ bò ở Ninh Thuận, nếu đận này may mắn mà sống sót, khỏi ốm thì cũng nên tổ chức cho chúng đến Tiền Giang mà gặp bè gặp bạn và đi du lịch một chuyến dối già. Thật là một công đôi việc.
Khi mà nhu cầu sống còn của người dân còn lơ lửng ở đâu, không được các cán bộ cấp trên để ý đến, thì việc đổ ngàn tỷ xây quảng trường cho bò đến ăn cỏ và dạo bộ, cũng là một điều dễ hiểu chứ có sao đâu?
Phải không thưa quý bạn đọc?
Mi An
Theo_Báo Đất Việt
DNNN lún sâu trong nợ nần trăm ngàn tỷ
Nhiều Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước vẫn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và bức tranh tài chính không an toàn. 28 đơn vị có hệ số nợ đã cao hơn ngưỡng an toàn, lên tới hơn 48 lần.
"Ôm" nợ khó đòi hàng ngàn tỷ
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước năm 2014 chưa khả quan hơn năm 2013. Nợ của các tập đoàn, tổng công ty vẫn tăng.
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy, tổng nợ phải thu năm 2014 là gần 294.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2014 là 11%.
Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.
Đáng chú ý, nhóm nợ phải thu khó đòi đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với 3.113 tỷ đồng, kế đến là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nợ 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội nợ khó đòi 616 tỷ đồng. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng nợ 613 tỷ đồng. Tập đoàn Than khoáng sản nợ 608 tỷ đồng.
Ngoài ra, các tổng công ty Lương thực Miền Nam nợ 544 tỷ đồng, Lương thực Miền Bắc nợ 504 tỷ đồng, Vietnam Airlines nợ 391 tỷ đồng, Mobifone nợ 344 tỷ đồng,...
Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 9.569 tỷ đồng tăng 19,4% so với 2013, chiếm 4,3%/Tổng số nợ phải thu.
Danh sách nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ, đứng đầu là Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông (2.249 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Lương thực Miền Nam (702 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT CN Xi măng (487 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí quốc gia (459 tỷ đồng); Công ty mẹ Mobifone (345 tỷ đồng); TCT Lương thực Miền Bắc (304 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Cảng Hàng không Việt Nam (299 tỷ đồng);...
Hiện, các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập 12.032 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ trích 6.544 tỷ đồng để làm dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013 tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm.
28 tập đoàn, tổng công ty mất an toàn nợ
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần.
Tuy nhiên, có 28 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (48,27 lần); Lắp máy Việt Nam (11,67 lần); Tổng công ty 36 (11 lần); Sông Đà (10 lần); Thành An (9,36 lần); Trường Sơn (9,24 lần); Xăng dầu số 1 (8,86 lần);...
Danh sách này cũng có tên Tổng công ty Hàng không VN với hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn là 5,87 lần; TCT Đông Bắc (5,75 lần); TCT Tài nguyên và Môi trường VN (5,5 lần); TCT TCT XD và PTHT (4,97 lần); TCT Giấy VN (4,9 lần);...
Báo cáo hợp nhất còn cho biết, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 381.419 tỷ đồng; trong đó, vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng, vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng). Các tập đoàn, tổng công ty vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng, vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các tập đoàn, tổng công ty có dấu hiệu được cải thiện. Các đơn vị năm 2013 có tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có thì tình hình tài chính năm 2014 bước đầu đã được khắc phục qua quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN, như TCT Xăng dầu quân đội (1,01 lần); TCT Hàng hải VN (1,8 lần).
Bên cạnh đó vẫn còn đơn vị có hệ số thanh toán nợ tổng quát là Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả nhỏ hơn 1 như Công ty TNHH MTV Haprosimex - Hà Nội là 0,51 do kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Nước Pháp trong tấn thảm kịch lớn Đêm qua máu chảy trên đường/ Máu trong nhà hát, quảng trường máu tuôn Báo chí đưa tin: Khủng bố kinh hoàng ở Paris, hơn 150 người chết. Đến sáng 14.11, cảnh sát Pháp cho biết các vụ tấn công khủng bố ở Paris làm ít nhất 158 người thiệt mạng, trong đó tại nhà hát Bataclan có 118 người chết do khủng...