Quảng Trị: Xuất hiện xe dùng tiền lẻ mua vé qua trạm BOT
Lần đầu tiên tại trạm thu phí BOT Quảng Trị ghi nhận việc tài xế dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng và 500 đồng để mua vé.
Ngày 25.12, ông Hoàng Gia Đại – Giám đốc Công ty TNHH BOT Quảng Trị – xác tín với PV Dân Việt việc đã có tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí này.
Đoạn đường BOT từ TP.Đông Hà (TX.Quảng Trị) thường xuyên hư hỏng. Ảnh: Ngọc Vũ
Theo lời ông Đại, vào trưa 24.12, người ngồi trên một xe ô tô con mang biển số 62 (tỉnh Long An) đi qua trạm BOT Quảng Trị, đã dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng và 500 đồng để mua một vé trị giá 35.000 đồng.
“Sau khi xảy ra đôi co trong khoảng hơn 30 phút, tài xế xe đã dùng tiền lẻ mua vé để đi” – ông Đại nói.
Được biết, dự án mở rộng QL1 qua Quảng Trị được chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 từ km741 170 huyện Gio Linh đến km756 705 TP.Đông Hà theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 1.067 tỷ đồng; đoạn 2 từ TP.Đông Hà đến TX.Quảng Trị (km756 705-km769 947) có tổng mức hơn 536 tỷ đồng do Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh làm chủ đầu tư và khai thác.
Trạm BOT Quảng Trị đặt tại km763 800 QL1A (qua xã Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị).
Video đang HOT
Trạm BOT Quảng Trị đặt tại đoạn đi qua xã Triệu Giang (Triệu Phong) đang gây bức xúc trong nhân dân vì giá phí cao. Ảnh: Ngọc Vũ
Thời gian qua, dư luận đặc biệt bức xúc với đoạn đường BOT từ TP.Đông Hà đến TX.Quảng Trị. Nguyên nhân là do tháng 7.2014, đoạn đường này được đưa vào sử dụng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, đường đã hư hỏng, mặt đường lồi lún, gồ ghề. Đơn vị thi công là Tập đoàn Trường Thịnh đã phải chặn đường sửa chữa hàng chục lần nhưng mặt đường vẫn thường xuyên hư hỏng.
Đoạn đường BOT từ Gio Linh đến TP.Đông Hà dù mới đưa vào sử dụng tháng cuối năm 2015 nhưng cũng bắt đầu xuất hiện sụt lún, ổ gà gây nguy cơ tai nạn giao thông.
Mặc dù đường xấu nhưng ngày 13.12.2016, mức thu phí đối với các loại phương tiện ô tô lưu thông trên QL1A khi qua trạm thu phí BOT Quảng Trị được điều chỉnh tăng thêm từ 15.000 đến 40.000 đồng/mỗi phương tiện.
Đơn cử đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải trọng dưới 2 tấn và xe buýt vận tải khách công cộng tăng từ 20.000 đồng/lượt lên 35.000 đồng/lượt.
Công ty TNHH BOT Quảng Trị cho rằng, việc tăng giá vé là để thu phí cho cả 2 đoạn đường nói trên và thu phí ở trạm hở chưa thể công bằng.
Hằng ngày có khoảng 1.000 lượt phương tiện chạy vào đường làng qua xã Triệu Giang (Triệu Phong) né trạm BOT Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ
Việc tăng giá vé nói trên đã khiến dư luận bức xúc mạnh mẽ, chính quyền tỉnh Quảng Trị tốn không ít công sức, giấy mực nghiên cứu, đề xuất phương án giảm phí cho phương tiện trong tỉnh.
Mới đây, Tổng cục Đường bộ đã đồng ý giảm giá phí qua trạm BOT Quảng Trị trong vòng bán kính 10km, tính từ trạm thu phí theo đề xuất của tỉnh Quảng Trị. Cụ thể, xe buýt được giảm 100%; các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh giảm 50%; các loại phương tiện khác giảm 40%.
Tuy nhiên, phương án trên vẫn đang phải chờ phê chuẩn của Bộ GTVT. Trong khi đó, mỗi ngày có khoảng 1.000 lượt phương tiện chạy vào đường làng qua xã Triệu Giang (Triệu Phong) né trạm BOT Quảng Trị khiến con đường này hư hỏng nặng, các vụ va quệt, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo Danviet
Vụ xe ùn ùn né BOT Quảng Trị: Tổng cục Đường bộ thống nhất giảm phí
Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT đã thống nhất giảm giá phí qua trạm BOT Quảng Trị trong bán kính 10km theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Trị.
Ngày 13.12, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh này vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Tổng cục Đường bộ và đã nhận được sự đồng ý giảm giá phí qua trạm BOT Quảng Trị trong vòng bán kính 10km, tính từ trạm thu phí.
Để né trạm, mỗi ngày có khoảng 1.000 lượt xe ô tô liều mình vượt qua cầu yếu chạy vào đường làng đi qua xã Triệu Giang (Triệu Phong). Ảnh: Ngọc Vũ
Cụ thể, các chủ sở hữu, tổ chức, doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú, trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Đông Hà, TX.Quảng Trị, huyện Triệu Phong và 3 xã Hải Thượng, Hải Phú, Hải Quy thuộc huyện Hải Lăng sẽ được giảm phí theo từng loại phương tiện: Xe buýt được giảm 100%; các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh giảm 50%; các loại phương tiện khác giảm 40%.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã gửi văn bản đến Tổng cục Đường bộ với nội dung trạm thu phí BOT Quảng Trị, tại Km 763 800 - quốc lộ 1A nằm trong phạm vi dự án có tính chất đặc biệt... vì vậy đề nghị áp dụng hai phương án giảm phí, trong đó có phương án đã được Tổng cục Đường bộ đồng ý như trên.
Được biết, toàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 18.000 - 19.000 xe ô tô, trong đó địa bàn bán kính 10km có khoảng 13.000 xe.
Trạm BOT Quảng Trị có mức thu 35.000 đồng/vé đối với xe ô tô con, nay được giảm 50% sẽ còn 17.500 đồng/vé. Ảnh: Ngọc Vũ
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, hồi đầu tháng 8.2017, tỉnh Quảng Trị đề xuất miễn 100% phí cho phương tiện của TP.Đông Hà và huyện Triệu Phong, với các địa phương còn lại thì giảm 50% mức thu phí nhưng Tổng cục Đường bộ từ chối.
Ngày 22.9, tỉnh này đề xuất giảm 70% giá dịch vụ sử dụng đường bộ hiện tại đối với tất cả các phương tiện của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú, các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn huyện Triệu Phong, TP.Đông Hà, Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa đi qua trạm BOT Quảng Trị; huyện Hải Lăng và TX.Quảng Trị giảm 60%; hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh giảm 20%. Tuy nhiên, phương án này tiếp tục bị Tổng cục Đường bộ từ chối vì cho rằng đối tượng giảm giá vùng ảnh hưởng quá rộng, nhiều mức giá giảm, đồng thời yêu cầu tỉnh này đề xuất lần 3 với phạm vi giảm trong bán kính 5km.
Theo Danviet
Vì sao BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp không xảy ra 'khủng hoảng' tiền lẻ? BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp không xảy ra việc đổi tiền lẻ vì các nhà xe muốn 'nhờ' cơ quan chức năng can thiệp, hỗ trợ thay vì chọn cách phản ứng trực tiếp tại trạm thu phí. Chiều nay (8.12), ông Trịnh Hoàng Hải - chủ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết,...