Quảng Trị: Xã nợ dân hơn 200 triệu đồng nhiều năm chưa trả
3 năm nay, kể từ khi bàn giao đập nước cho một đơn vị khác quản lý, chính quyền xã Triệu Thượng ( Triệu Phong, Quảng Trị) nợ người dân hơn 200 triệu đồng nhưng không trả được.
Tại kỳ họp thứ 6, khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị ghi nhận kiến nghị của cử tri xã Triệu Thượng, yêu cầu chính quyền xã này phải trả 230 triệu đồng tiền nợ dân khi xây dựng đập nước Triệu Thượng 2 nằm trên địa bàn.
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, ngày 13.12 PV Dân Việt đã làm việc với ông Hồ Ngọc Ân – Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thượng.
Đập nước Triệu Thượng 2 do người dân xã Triệu Thượng góp tiền xây dựng, đến nay xã còn mắc nợ hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Ân cho biết, năm 1988 nhận thức được lợi ích của hồ chứa nước thủy lợi phục vụ nông nghiệp nên chính quyền xã Triệu Thượng đã huy động nguồn lực trong nhân dân để khởi công xây dựng đập nước Triệu Thượng 2. Thời điểm đó, ông Ân là cán bộ Tư pháp xã Triệu Thượng kiêm thống kê quản lý công trình xây dựng đập Triệu Thượng 2. Sau 2 năm thi công đến năm 1990 đập nước hoàn thành với tổng kinh phí 250 triệu đồng.
Thời điểm đó, để có tiền xây đập, UBND xã Triệu Thượng đứng ra vay vốn tiền bạc, ngày công từ nhân dân (thuộc 4 hợp tác xã và 3 tổ hợp tác) trên địa bàn, tính lãi theo ngân hàng. Sau khi xây dựng xong, UBND xã Triệu Thượng đứng ra vận hành đập nước tưới tiêu cho đồng ruộng và thu tiền thủy lợi phí của người dân. Mỗi năm, số tiền thu thủy lợi phí sẽ được xã trích ra để trả một phần nợ cả gốc lẫn lãi cho các hợp tác xã và tổ hợp tác đã cho xã vay vốn xây dựng đập nước.
Ông Ân cho hay, thời điểm đó, nhân dân đồng lòng, đồng sức góp công, góp của, tiền bạc vật chất để xây dựng đập. Có hợp tác xã bán đi đàn bò hơn 100 con cùng hàng trăm tấn lúa, hàng ngàn ngày công để góp tiền xây đập nước.
Video đang HOT
Ông Hồ Ngọc Ân – Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thượng (phải) làm việc với PV Dân Việt. Ảnh: Ngọc Vũ.
Khi xã trả nợ cho các hợp tác xã và tổ hợp tác cũng chính là trả nợ cho dân vì thời điểm đó 100% người dân là xã viên hợp tác xã và tổ hợp tác. “Mỗi năm, xã Triệu Thượng trả cho dân khoảng 30 đến 40 triệu đồng tiền vay cộng tiền lãi” – ông Ân nói.
Ông Ân cho biết, năm 2014 thực hiện chủ trương của cấp trên, UBND xã Triệu Thượng đã bàn giao quyền quản lý đập nước Triệu Thượng 2 cho Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác các công trình thủy lợi Quảng Trị. Tuy nhiên, phía công ty không chấp nhận trả khoản tiền xã đang nợ dân.
Theo báo cáo của UBND xã Triệu Thượng, sau khi bàn giao đập nước cho công ty trên, xã còn nợ người dân hơn 200 triệu đồng mà không biết lấy đâu để trả.
“Nếu không bàn giao đập nước cho phía công ty TNHH MTV Quản lý khai thác các công trình thủy lợi Quảng Trị thì theo kế hoạch đến năm 2019 xã sẽ trả xong nợ cho người dân” – ông Ân nói.
Ông Ân cho biết, chính quyền xã Triệu Thượng mong muốn được UBND tỉnh Quảng Trị hỗ trợ kinh phí để trả nợ cho dân.
Theo Danviet
Quảng Trị: Muốn chỉ định thầu để sửa đập nước khẩn cấp
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết, việc đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp hồ Triệu Thượng 2 (Triệu Phong) là để nhanh chóng được chỉ định thầu nhằm sửa chữa công trình đang hư hỏng.
Ngày 7.12, ông Hồ Xuân Hòe - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết, ngành nông nghiệp nhận thấy việc khắc phục tình trạng sạt trượt, xuống cấp tại đập chính hồ Triệu Thượng 2 là cấp bách nên muốn rút ngắn thời gian làm thủ tục, chỉ định thầu sửa chữa công trình.
Đập Triệu Thượng 2 bị sạt trượt khá nghiệm trọng. Ảnh: Ngọc Vũ
Bởi lý do trên, Sở NN&PTNT Quảng Trị đã có tờ trình gửi UBND tỉnh này đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp đối với hồ Triệu Thượng 2 và nhấn mạnh rằng "hồ có nguy cơ vỡ rất cao".
Ông Hòe thông tin, việc công bố tình trạng khẩn cấp sẽ là căn cứ pháp lý để Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị (TNHH MTV QLKTCTTL) chỉ định thầu cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện, thủ tục sẽ được hoàn thành nhanh chóng.
"Muốn chỉ định thầu trong trường hợp này phải có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp. Mục đích cuối cùng là để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra sự cố", ông Hòe nói.
Ông Nguyễn Duy Thông - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị cho biết, theo quy trình bình thường phải có vốn Sở Kế hoạch & Đầu tư mới cho phép đấu thầu công khai, thủ tục mất nhiều thời gian rồi mới được thi công. Trong khi đó mưa liên tục, lỡ xảy ra tình trạng xấu nhất ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì ai chịu trách nhiệm? Bởi vậy, công ty đã tham mưu Sở NN&PTNT đề nghị tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp.
"Anh nào cũng đúng quy trình hết, đến khi xảy ra chuyện mới nói nhau. Bây giờ tỉnh bố trí vốn rồi thì tiến hành làm thủ tục đấu thầu" - ông Thông nói.
Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã cho chủ trương bố trí vốn khắc phục khẩn cấp hồ Triệu Thượng 2 trong tháng 12 này.
Đập Triệu Thượng 2 bị sạt trượt đang phải khắc phục tạm thời bằng cách đóng cọc tre quanh vết trượt. Ảnh: CTV
Như Dân Việt đã đưa tin, Sở NN&PTNT Quảng Trị vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh này đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp đập chính hồ Triệu Thượng 2 bị sạt trượt có nguy cơ gây mất an toàn đập.
Theo tờ trình này, mái hạ lưu đập chính của đập nước Triệu Thượng 2 bị trượt có chiều dài gần 70m, sâu 0,6m. Nguyên nhân do mưa lớn lâu ngày làm đất ở thân đập mềm nhão dẫn đến sạt trượt mái.
Sau khi phát hiện, đơn vị quản lý đã khắc phục tạm thời bằng cách đóng cọc tre quanh vùng trượt để hạn chế vết trượt mở rộng.
Ông Nguyễn Sinh Công - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị cho biết, dự án sửa chữa hồ Triệu Thượng 2 đã được UBND tỉnh phê duyệt với nguồn vốn gần 3,8 tỷ đồng.
Theo Danviet
Quảng Trị: Lập đường dây nóng để dân tố ô nhiễm môi trường Hai số điện thoại cố định 0233.3854.382 và di động 01245.414.567 đã trở thành đường dây nóng để người dân phản ánh các vấn đề môi trường đến cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị. Ngày 25.11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về môi trường trên...