Quảng Trị: Voọc rượt đuổi, cắn người gây nguy cơ tai nạn trên đường HCM
Đàn 3 cá thể voọc thường xuyên xuống đường giao thông liên thôn Cha Lỳ, thôn Sê Pu và đường Hồ Chí Minh- nhánh Tây để rượt đuổi, cắn người.
Một con voọc lao ra tấn công người đi đường. Ảnh: Báo Quảng Trị
Sáng 2/10, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phối hợp cứu hộ, xua đuổi, di dời đàn voọc Hà Tĩnh.
Khoảng từ tháng 7/2020 đến nay, trên địa bàn thôn Cha Lỳ và thôn Sê Pu (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xuất hiện 3 cá thể Vọoc Hà Tĩnh. Đàn 3 cá thể voọcnày thường xuyên xuống đường giao thông liên thôn Cha Lỳ, thôn Sê Pu và đường Hồ Chí Minh- nhánh Tây để rượt đuổi, cắn người qua lại. Từ cuối tháng 7 đến nay, đã có 9 người bị voọc cắn bị thương.
Video đang HOT
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ thế giới (IUCN) và tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, loài này được xếp vào Nhóm IB cần được ưu tiên bảo vệ và bảo tồn. UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tìm giải pháp vừa có thể bảo vệ an toàn cho người dân, vừa bảo tồn được các cá thể voọc này.
Trong thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hướng Hóa và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã có nhiều cuộc họp, tổ chức nhiều biện pháp như: tuyên truyền cho người dân vừa có ý thức bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, vừa đề cao cảnh giác khi đi qua khu vực này; tổ chức chốt trực thường xuyên từ 17h30- 18h30 hàng ngày, gồm (10 người/tổ trực); dùng lưới giăng cao đoạn đường Vọoc hay hoạt động nhằm bảo vệ người dân và tìm cách xua đuổi Vọoc quay trở lại rừng sâu…
Tuy nhiên, các biện pháp nói trên hiệu quả mang lại không cao và khó có thể thực hiện lâu dài. “Tình hình này kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT cho người dân khi đi trên đoạn đường này, đồng thời nguy cơ đàn voọc quý hiếm có thể bị xâm hại do tai nạn xe cộ hoặc người dân tự vệ khi bị tấn công”- bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) có Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật có tổ chức tiếp nhận, cứu hộ các loài sinh vật bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã các loài động vật hoang dã.
Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác cứu hộ và tái thả các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm đặc biệt là loài voọc Hà Tĩnh, là loài có số lượng cá thể khá nhiều tại vùng rừng đá vôi tỉnh Quảng Bình.
Do đó, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phối hợp và hỗ trợ chuyên gia, kỹ thuật để thực hiện các giải pháp phù hợp như: Xua đuổi hoặc di dời… 3 cá thể voọc này đi nơi khác nhằm bảo vệ, bảo tồn được loài động vật nguy cấp, quý hiếm này, đồng thời bảo vệ an toàn cho người dân địa phương.
Bắc Kạn: 1 xã và 21 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2020
Bắc Kạn vừa hoàn thành thực hiện việc rà soát các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
Đường giao thông làm từ nguồn vốn Chương trình 135 ở xã Địa Linh, huyện Ba Bể (Nguồn: backan.gov.vn).
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt Chương trình 135, diện mạo vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có những chuyển biến tích cực, trong đó có cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể.
Đến nay, 95% số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có đường ôtô đến trung tâm xã được nhựa hóa, hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế; các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75-80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm đạt trên 86%; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 98% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...
Đến hết năm 2019, tỉnh Bắc Kạn có 2 xã và 36 thôn được công nhận đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135.
Thực hiện việc rà soát các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2020 theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bắc Kạn đã tiến hành rà soát 54 xã đang thụ hưởng Chương trình 135 theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 và 118 thôn đang thụ hưởng Chương trình 135 theo Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.
Kết quả rà soát cho thấy, xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn và 21 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2020 gồm: Thôn Bản Lẹng, xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn; Thôn Nà Pài, Bản Phát, Bản Pá, Bản Pjải, Bản Kéo, Roỏng Tùm (xã Thanh Mai); Nà Chúa (xã Thanh Vận); Bản Nhuần 2, Nà Choọng, Làng Điền (xã Quảng Chu); Tân Minh (xã Cao Kỳ) thuộc huyện Chợ Mới; Thôn Nà Mơ, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể; Thôn Khuổi Nằn 2, phố B (Thị trấn Yến Lạc); Nà Mới, Nà Noong, Nà Mển (xã Trần Phú); thôn Nặm Tát , xã Cường Lợi, huyện Na Rì; Thôn Bắc Lanh Chang (xã Lục Bình); thôn Bản Mún 1 (xã Dương Phong) thuộc huyện Bạch Thông.
Đắk Lắk: Nhà ngập, xe trôi, nhiều thôn cô lập... sau trận mưa lớn Hàng chục ngôi nhà bị ngập lụt, nhiều xe máy bị nước cuốn trôi và nhiều khu dân cư tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) bị chia cắt sau một trận mưa lớn. Sáng 31/7, tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn hiện nhiều nơi mực nước dâng cao sau...