Quảng Trị: Truy vết những trường hợp F1 để đưa đi cách ly tập trung
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh tỉnh Quảng Trị cần thực hiện quyết liệt hơn trong giãn cách xã hội ở thành phố Đông Hà và ở các địa phương khác để phòng, chống COVID-19.
Một khu dân cư ở Khu phố 2, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà bị phong tỏa. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Trưa 11/8, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn, đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tại buổi làm việc, ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho biết tỉnh đã ghi nhận 4 ca mắc COVID-19, trong đó có một ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị. Do đó, bệnh viện này đã tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám bệnh.
Đến nay, gần 14.500 người Quảng Trị từ thành phố Đà Nẵng trở về đã khai báo y tế.
Ngành y tế đã lấy hàng nghìn mẫu bệnh phẩm từ những người trở về từ Đà Nẵng để xét nghiệm. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Quảng Trị kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh nâng công suất phòng xét nghiệm; phương tiện vận chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 nặng; vật tư y tế, kinh phí phòng chống dịch; thiết bị khám, điều trị cho ca bệnh nặng; phòng cách ly tạm thời ở các cửa khẩu.
Tại buổi làm việc, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Như Dương cho rằng tỉnh Quảng Trị cần truy vết những trường hợp F1 và đưa đi cách ly y tế tập trung ngay lập tức; đồng thời làm quyết liệt trong việc lấy mẫu xét nghiệm những người có triệu chứng ho, sốt.
Tỉnh cần thành lập ngay các “Tổ COVID-19″ cộng đồng trong mỗi khu dân cư ở thành phố Đông Hà – địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, để tuyên truyền vận động người dân ở nhà, phát hiện kịp thời từng người ho, sốt để báo cho ngành y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Đồng thời, tỉnh phải xét nghiệm rộng để kịp thời phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, tránh lây lan; khoanh vùng ngay ca bệnh mới phát hiện và cách ly y tế theo vùng.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phải được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, để từng hộ dân hiểu và thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Thành phố Đông Hà cần triển khai lực lượng giám sát để thực hiện hiệu quả giãn cách xã hội.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh tỉnh Quảng Trị cần thực hiện quyết liệt hơn trong giãn cách xã hội ở thành phố Đông Hà và ở các địa phương khác.
Cụ thể là phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu, nắm vững quy định về phòng, chống dịch COVID-19; điều tra giám sát dịch tễ dựa vào cộng đồng.
Ngành y tế chủ động điều tra, phát hiện dấu hiệu ca bệnh; lực lượng biên phòng giám sát chặt chẽ khu vực biên giới. Tỉnh cần huy động sinh viên ngành y tham gia vào việc lấy mẫu xét nghiệm để truy vết các ca bệnh.
Quảng Trị cần đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho các bệnh viện; thành lập khu hồi sức cấp cứu để tiếp nhận các ca bệnh; tận dụng nguồn lực để thành lập các khu cách ly tập trung.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đồng ý hỗ trợ tỉnh Quảng Trị một số trang thiết bị y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ…
Thành ủy Hà Nội lập 16 đoàn kiểm tra đột xuất về phòng chống COVID-19
Theo Chủ tịch TP Hà Nội, Thành ủy sẽ thành lập 16 đoàn thực hiện kiểm tra đột xuất, nên quận, huyện, phường, xã cần đôn đốc trực đảm bảo 24/7.
Ông Nguyễn Đức Chung trong cuộc họp chiều 10-8 - Ảnh: DANH TRỌNG
Tại cuộc họp trực tuyến với các quận huyện về công tác phòng, chống dịch của TP chiều 10-8, ông Trương Quang Việt - phó giám đốc phụ trách CDC Hà Nội - cho biết số ca nhiễm bệnh ở Hà Nội vẫn dừng ở 7 trường hợp.
Thêm 2 ca về từ Đà Nẵng bị sốt cao
Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh ở các tỉnh phía Bắc hiện rất lớn, ông Việt cho biết qua hệ thống thông tin giữa CDC các đơn vị trong khu vực, có thể đã có nhân viên y tế các bệnh viện khu vực này có dấu hiệu lây nhiễm.
"Theo thông tin ban đầu, có thể có trường hợp nhân viên y tế ở Bệnh viện đa khoa Hải Dương có nguy cơ lây nhiễm. CDC và Bộ Y tế sẽ thông tin cụ thể sau", ông Việt cho hay.
Về việc xét nghiệm các trường hợp Đà Nẵng về Hà Nội từ ngày 15-7, đã có 7.668 mẫu đã chuyển đến 4 bệnh viện tuyến trung ương. Trong đó Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm 6.531 mẫu, kết quả 2.672 âm tính, Bệnh viện Nhi trung ương 324/324 âm tính, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiếp nhận từ Tây Hồ 30 trường hợp và đã xét nghiệm âm tính.
Về việc đảm bảo vật tư phục vụ xét nghiệm PCR, theo CDC Hà Nội, đã nhận 9.500 bộ kit xét nghiệm và ống lấy mẫu cũng như vật tư lấy mẫu từ các nhà tài trợ. Trong hôm nay (10-8) có nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ có 20.000 ống mẫu và phương tiện lấy mẫu. Hiện tại TP đã nhận được 5.000 ống mẫu và cấp phát hết cho các quận huyện.
Về cung ứng ống môi trường để lấy mẫu xét nghiệm, CDC Hà Nội đã đặt lịch làm việc với Học viện Quân y, và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để thống nhất kế hoạch đáp ứng cung ứng ống mẫu môi trường cho việc xét nghiệm cho người dân.
Cũng trong phiên họp, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm thông tin có 2 trường hợp ở Xuân Đỉnh và Minh Khai đi từ Đà Nẵng về ngày 26-7 bị sốt cao. Trong đó, 1 trường hợp là nữ, 47 tuổi, ngụ phường Xuân Đỉnh, đi Đà Nẵng từ ngày 14 đến 19-7. Đến ngày 9-8, có biểu hiện sốt hơn 38 độ và đau họng.
CDC đã lấy mẫu xét nghiệm và trường hợp này đang cách ly tại Bệnh viện Vinmec.
Cần đạt 10.000 - 12.000 lấy mẫu xét nghiệm/ngày
Chủ trì phiên họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung - trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội - nói cần xác định công tác phòng chống dịch còn kéo dài.
Theo ông Chung, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh hơn, cơ bản người dân nắm được yêu cầu của trung ương và TP trong việc khai báo việc đi Đà Nẵng hay đi du lịch ở các tỉnh miền Trung, thực hiện đeo khẩu trang, đặt máy đo thân nhiệt, nước khử khuẩn...
Tuy nhiên, qua phản ánh của người dân, tổ dân phố và kết quả họp thường trực đánh giá hiện công tác tuyên truyền chưa đủ tiến độ, chưa quyết liệt nhiều như đợt 1 đã làm.
"Vẫn còn tình trạng dân ra đường không đeo khẩu trang, quản lý người cách ly tại nhà chưa được chặt chẽ" - ông Chung nói và đề nghị tiếp tục tuyên truyền vận động để người dân đi Đà Nẵng từ ngày 8-7 phải khai báo y tế. Trường hợp đi từ ngày 17-7 được lấy mẫu xét nghiệm PCR.
Theo Chủ tịch TP Hà Nội, về tiến độ đang bị chậm lấy que lấy mẫu và ống bảo quản, đề nghị CDC nhận được bao nhiêu thì khẩn trương triển khai lấy mẫu.
"Cần đạt mốc 10.000 - 12.000 lấy mẫu/ngày vì năng lực xét nghiệm của trung ương và trên địa bàn cao hơn số này, phụ thuộc vào việc chúng ta lấy mẫu", ông Chung nói.
Với các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện sốt ho, khó thở, ông Chung yêu cầu phải xét nghiệm ngay và nếu đến khám ở các bệnh viện thì khi nào bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR âm tính mới được đón, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân.
Phải xác định công tác xét nghiệm là nhiệm vụ quan trọng nhất để biết được âm tính hay dương tính.
Sở Y tế, giám đốc các bệnh viện phải quản lý chặt chẽ, phân luồng cụ thể, phân luồng khám chữa bệnh với bệnh nhân đến các bệnh viện, phòng khám, những khoa có bệnh nền phải quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa thăm bệnh.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Thành ủy sẽ thành lập 16 đoàn kiểm tra đột xuất không thông báo trước, nên quận huyện phường xã cần đôn đốc trực đảm bảo 24/7. Khẩn trương mua các vật tư tiêu hao, quần áo, trang bị, phục vụ công tác phòng chống dịch.
Giai đoạn hiện nay việc phát hiện kịp thời, lấy mẫu nhanh chóng xét nghiệm là yếu tố chạy đua với thời gian, đây là nhiệm vụ quan trọng mà thành phố đặt ra, phấn đấu trước ngày 20-8 lấy xong mẫu và xét nghiệm xong số 75.000 người và số mới có thể đón về.
Các quận huyện khi phát hiện ca dương tính thì cần làm đúng quy trình, không tổ chức cách ly cả phường, cả quận. Chủ tịch UBND các quận, huyện phải quyết định cách ly tập trung hay tại nhà, cách ly 1 đoạn phố, 1 thôn, 1 nhóm số nhà dựa trên thực tiễn, diễn biến.
Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị tạm dừng tiếp nhận người đến khám bệnh Chiều 9/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã công bố thêm 2 ca bệnh trú ở tỉnh Quảng Trị (ca bệnh số 832 và số 833), đều là F1 của bệnh nhân COVID-19 số 750. Một khu dân cư ở khu phố 2, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị bị phong tỏa. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)...