Quảng Trị: Trồng sâm Bố Chính tốt bời bời, dân mong đổi đời
Dự án trồng sâm Bố Chính nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) và chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Quảng Trị (trái) thăm mô hình trồng sâm Bố Chính ở chi Hội Tân Trại, xã Hiền Thành. Ảnh: P.V
Theo đó, tháng 10/2019, UBND xã Hiền Thành (Vĩnh Linh) đã giao Hội Nông dân xã làm chủ dự án, triển khai mô hình liên kết nhóm hộ gồm 3 thành viên tại chi hội Tân Trại để trồng sâm Bố Chính và ký hợp đồng với Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm ở tỉnh Quảng Bình về việc bao tiêu sản phẩm.
Trước khi triển khai mô hình, Hội Nông dân xã Hiền Thành đã tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia dự án đi thăm quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng sâm Bố Chính thành công ở xã Cam Nghĩa (Cam Lộ), xã Gio An (Gio Linh).
Trên cơ sở đó, hội viên, nông dân xã Hiền Thành đã nắm vững kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thời gian thu hoạch sâm Bố Chính đúng quy trình nhằm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng cây trồng theo cam kết với công ty thu mua sản phẩm.
Mô hình trồng sâm Bố Chính được triển khai trên vùng đất đỏ bazan với diện tích 0,5ha có tổng vốn đầu tư 113 triệu đồng. Trong số vốn này, UBND xã hỗ trợ 30 triệu đồng để mua giống, bạt phủ ni lon, hệ thống nước tưới, số tiền còn lại các hội viên tham gia dự án đóng góp.
Ông Nguyễn Hữu Hoạch, 1 trong 3 hội viên nông dân ở chi hội Tân Trại tham gia dự án cho biết: “Sau khi đi tham quan một số mô hình trồng sâm Bố Chính ở một số nơi. Tại các điểm thăm quan cho thấy có nhiều điểm tương đồng về địa hình và tính chất đất đỏ baza phù hợp với trồng cây sâm giống ở xã Hiền Thành nên nhóm hội viên nông dân đã cải tạo
Video đang HOT
0,5ha đất để trồng sâm. Đây là diện tích đất lâu nay trồng khoai, sắn hiệu quả kinh tế thấp…”.
Theo ông Hoạch, ban đầu cũng có nhiều bỡ ngỡ nhưng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, các hội viên đã tuân thủ đúng quy trình từ khâu làm đất, trồng cho đến chăm sóc, bón phân. Kết quả sau 6 tháng trồng cho thấy loài sâm Bố Chính phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương, sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn sẽ cho năng suất cao.
Chị Nguyễn Thị Huế – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiền Thành cho biết: “Do thiên tai, dịch bệnh nên trong những năm vừa qua ở trên địa bàn nhiều vườn cao su bị gãy đổ và một số diện tích hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, làm cho người dân hết sức lo lắng. Trước tình hình đó, Hội Nông dân xã đã tuyên truyền, vận động hội viên đưa vào sản xuất những loại cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao, trong đó có cây sâm Bố Chính”.
Theo chị Huế, Hội đã chọn lựa gia đình anh Nguyễn Hữu Hoạch và 2 hội viên khác trồng thử nghiệm sâm Bố Chính, sau khi thu hoạch sẽ tiến hành đánh giá tổng kết, nếu thấy có hiệu quả kinh tế cao sẽ nhân rộng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đức Kiêm- Chủ tịch UBND xã Hiền Thành nhấn mạnh: “Để thực hiện có hiệu quả Đề ái tái cơ cấu nông nghiệp, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, tạo ra sản phẩm nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao…”.
Đặc biệt từ cuối năm 2019, huyện Vĩnh Linh có chủ trương khuyến khích các xã vùng đông trồng sâm Bố Chính, trong đó xã Hiền Thành là địa phương tiên phong làm thử nghiệm. Bước đầu cây sâm Bố Chính sinh trưởng và phát triển tốt. Hy vọng năng suất cao, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho hội viên, nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Tỷ phú nông dân "nở rộ" trên quê hương 5 tấn
Tham gia "Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội ND tỉnh Thái Bình phát động, nhiều hội viên nông dân với tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo đã đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cho thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.
Hội viên năng động, sáng tạo làm giàu
Anh Hoàng Công Điền (ở xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ) là một trong những hộ đầu tiên nuôi gà trên cát và có quy mô nuôi gà lớn nhất xã. Trại gà thịt Điền Liễu nằm ven đê sông Luộc của anh Hoàng Công Điền rộng 11.000m2, trong đó diện tích chuồng gà là 3.000m2.
Bình quân, mỗi năm anh Điền nuôi 80.000 con gà ri lai, chia làm 3 lứa/năm, mỗi lứa nuôi 25.000 - 30.000 con.
Mô hình nuôi gà trên cát của Nông dân xuất sắc Hoàng Công Điền ở xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ảnh: Thu Hà
Anh Hoàng Công Điền thiết kế xây dựng trại gà làm 3 dãy nhà với gần 40 chuồng nuôi, mỗi chuồng có khoảng 1.000 con gà thịt. Các chuồng nuôi có chung một kiểu thiết kế: Mỗi chuồng rộng chừng 64m2, được phủ một lớp trấu. Lớp trấu này thường xuyên được thay để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra mỗi chuồng nuôi có một sân chơi cho gà rộng khoảng 80m2. Các sân này đều được bơm từ sông Luộc vào một lớp cát dày 30cm và cát được trộn lẫn với men vi sinh EM và vôi bột để xử lý nền chuồng. Anh Điền cho hay, sử dụng cát này để trải trên sân cho gà ra chơi cùng với việc kết hợp vệ sinh chuồng trại tốt, thay chất độn chuồng mỗi khi sàn bị bẩn thì bệnh dịch ở gà sẽ giảm đi rất nhiều.
Với cách nuôi gà sáng tạo là cho đàn gà tắm nắng, "chạy bộ" trên cát, anh Điền có doanh thu hơn 7 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lãi 500 triệu đồng/năm. Năm 2018, anh Điền được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất sắc.
Từ diện tích trồng lúa năng suất kém, gia đình anh Vũ ình Phiên ở Giáo xứ Sa Cát (phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình) đã cải tạo để tập trung phát triển kinh tế từ nghề trồng đào cảnh. Với diện tích vườn đào rộng 2.200m2, hiện nay, gia đình anh Phiên trồng 500 cây đào cảnh.
Không chỉ vậy, với đầu óc nhạy bén, nắm bắt được thị hiếu của người chơi cây cảnh, anh Phiên đã đầu tư mua gần 120 cây đào rừng với đủ chủng loại như đào bích, đào phai... được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tết Nguyên đán hàng năm, đào cảnh của gia đình anh không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh mà còn có nhiều thương lái đến thu mua mang đi phục vụ thị trường trong cả nước. Từ trồng đào cảnh, mỗi năm gia đình anh Phiên thu nhập bình quân từ 150 - 400 triệu đồng
Hiện trên địa bàn phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình có đến 116 hộ trồng đào cảnh và các loại cây cảnh khác với hàng trăm ha, bình quân mỗi hộ thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/năm. Từ trồng đào cảnh, không chỉ gia đình anh Phiên mà nhiều hộ khác trong vùng đã xây được nhà tầng khang trang, sắm sửa đầy đủ các phương tiện phục vụ đời sống.
Hỗ trợ hội viên sản xuất, kinh doanh
Ông Nguyễn Văn Hòa- Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Bình cho biết: Là 1 trong 3 phong trào trọng tâm của Hội nên hàng năm Hội ND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ hộ gia đình hội viên đạt danh hiệu SXKD giỏi; tỷ lệ các chi hội, các hộ SXKD giỏi giúp đỡ các hộ nghèo về vốn, giống, kỹ thuật, việc làm; chỉ đạo các cấp hội sâu sát cơ sở, thường xuyên kiểm tra các hoạt động của phong trào để đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra biện pháp chỉ đạo phong trào một cách sát thực, hiệu quả.
Trong năm 2019, Hội ND tỉnh có hơn 256.700 hộ gia đình hội viên đăng ký danh hiệu nông dân thi đua SXKD giỏi, qua bình xét có 76% hội viên đạt danh hiệu. Để có được kết quả đó, Hội ND tỉnh đã tín chấp với các ngân hàng hơn 2.600 tỷ đồng cho hơn 62.700 gia đình hội viên vay phát triển kinh tế.
Cùng với đó, các cấp Hội ND trong tỉnh quản lý và sử dụng có hiệu quả trên 27 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp cho hộ hội viên vay phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay được Hội ND tỉnh thường xuyên kiểm tra, rà soát bảo đảm sử dụng đúng mục đích và không để xảy ra nợ quá hạn.
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND từ tỉnh tới cơ sở đã tổ chức 84 cuộc hội thảo, tham quan học tập mô hình cho gần 8.000 lượt hội viên; mở 2.162 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho hơn 181.000 lượt hội viên, nông dân. Đồng thời, Hội tổ chức 115 lớp dạy nghề cho trên 3.800 hội viên. Hội viên nông dân sau học nghề đã có gần 1.300 người có việc làm.
Đời sống được nâng lên, trong 2 năm 2018 - 2019, Hội ND các cấp trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực đóng góp tham gia xây dựng nông thôn mới hơn 91 tỷ đồng và tham gia trên 255.800 ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Hội viên đã tham gia làm mới và sửa chữa 12.105km đường giao thông nông thôn; xây mới và cải tạo 10.861km kênh mương, 461 cầu, cống, 625 phòng học, trạm xá xã. Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn.
Chuyển đổi sản xuất để ứng phó hạn, mặn Mùa khô năm 2019 - 2020, sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cùng việc chủ động ứng phó của các bộ, ngành và địa phương cho nên đã giảm đến mức thấp nhất thiệt hại...