Quảng Trị trắng đêm đón người Việt về từ Lào, Thái Lan vào khu cách ly
Phải đến 3 giờ ngày 19.3, lực lượng y tế chốt tại điểm cách ly thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị (cũ) mới đón xong toàn bộ 150 Việt kiều về từ Lào, Thái Lan và bố trí nơi ăn, chốn nghỉ.
Người được đưa về cách ly tại Bộ chỉ huy quân sự cũ tỉnh Quảng trị khai báo với cơ quan chức năng. Ảnh: Thanh Lộc
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 18.3, có khoảng 270 người đã nhập cảnh về Việt Nam qua 2 cửa khẩu quốc tế ở Quảng Trị, trong đó có 70 người Thừa Thiên – Huế, chủ yếu trở về từ Lào, đều được ngành chức năng Quảng Trị sắp xếp cách ly 14 ngày.
Những người Thừa Thiên – Huế được ngành chức năng cho xe chở vào khu cách ly của tỉnh Thừa Thiên – Huế, còn những người còn lại được đưa đi cách ly tại Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị (cũ) và Sư đoàn 968.
Xe đưa người từ cửa khẩu về khu cách ly. Ảnh: Thanh Lộc
Sáng 19.3, trao đổi nhanh với PV Thanh Niên, trung tá Trần Ánh Dương, Chủ nhiệm Hậu cần (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị) cho biết riêng tại trụ sở Bộ chỉ huy quân sự (cũ) đón tổng cộng 150 người Việt về cách ly.
Người dân ngồi đợi để được vào khu cách ly nghỉ ngơi. Ảnh: Thanh Lộc
“Anh em ở bộ phận quân y và một số lực lượng liên quan gần như đã thức trắng đêm, bởi việc đón bà cona kéo dài từ 20 giờ ngày 18.3 đến 3 giờ ngày 19.3 mới hoàn tất”, trung tá Dương nói.
Video đang HOT
Những người về cách ly đều được khám sức khỏe trước khi vào ở trong khu cách ly. Ảnh: Thanh Lộc
Thiếu tá Nguyễn Xuân Hòa, Trưởng bệnh xá 20A (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị), trực tiếp có mặt tại khu vực cách ly cho biết lực lượng nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ tại đây ngoài cán bộ của bệnh xá 20A còn có nhân viên của Trung tâm y tế TP.Đông Hà (riêng lực lượng công an nhận nhiệm vụ dẫn đường đoàn xe và bảo vệ vòng ngoài).
Trụ sở Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị (cũ) sáng đèn trong đêm đón người về cách ly. Ảnh: Thanh Lộc
Tổng cộng, suốt đêm 18.3 đến rạng sáng 19.3, lực lượng này đã đón 150 người vào cách ly, tuy nhiên có 2 người phải chuyển lên BV chuyên khoa Lao và bệnh phổi Quảng Trị (nơi đặt trung tâm cách ly điều trị Covid-19) do 1 người có vết thương ở chân, 1 người khó thở do bệnh tim mạch.
“Khi họ đến khu cách ly, chúng tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn nội dung khu vực cách ly, đo thân nhiệt và khám lâm sàng cho họ. Nếu không có vấn đề gì thì đưa họ vào nơi nghỉ”, thiếu tá Hòa nói.
Người dân được ổn định, nghỉ ngơi tại Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị (cũ) Ảnh: Thanh Lộc
Trả lời PV Thanh Niên trước đó, thượng tá Nguyễn Hữu Đàn, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị cho biết quân đội sẽ đảm bảo những điều kiện tốt nhất có thể đối với những người được vào cách ly trong doanh trại và những người này sẽ được khẩu phần ăn 57.000 đồng/ngày như quân nhân.
Theo thanhnien.vn
Sôi động phiên chợ trâu, bò lớn nhất nước trong ngày giao dịch cuối cùng
Là phiên giao dịch cuối cùng của năm nên tại chợ Ú chợ đầu mối trâu, bò lớn nhất nước tấp nập người mua, kẻ bán ngay từ sáng sớm.
Sáng sớm 20/1 (tức ngày 26/12 Âm lịch), chợ Ú tại xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, chợ đầu mối trâu bò thuộc diện lớn nhất nước giao dịch phiên cuối cùng của năm cũ. Bởi vậy nên ngay từ 3 - 4 giờ sáng, rất nhiều xe tải từ nhiều nơi đổ về chợ Ú. Người dân từ khắp các tỉnh thành, mang theo hàng ngàn con trâu, bò đổ về chợ Ú từ nhiều ngả đường khác nhau.
Từ sáng sớm phiên chợ cuối cùng của năm đã diễn ra vô cùng sôi động, đây được xem là chợ đầu mối trâu, bò lớn nhất cả nước.
Chợ Ú họp 1 tháng 6 phiên vào ngày 1, 6, 11,16, 21, 26 âm lịch. Chợ họp từ 4 giờ sáng đến khoảng 8 giờ sáng là vãn. Nguồn hàng từ các nơi trong và ngoài tỉnh cũng như từ Lào, Thái Lan, Myanmar... tập trung về.
Tâm lý chung khi đến chợ Ú là ai cũng muốn mình mua may, bán đắt để có tiền mua sắm cho ngày Tết. Người bán mong muốn bán được trâu, bò giá cao. Trong khi đó, người mua cũng mong mua được những con đẹp, khỏe giá cả phải chăng.
Anh Nguyễn Oanh (trú tại huyện Đô Lương) cho biết, sáng nay bán được 10 cặp bò, với giá cũng khá cao. Gia đình anh có một khoản khá để sắm Tết.
Nhiều người đến đây cũng mong mua được trâu, bò giá cả phải chăng để đưa về chăm sóc, vỗ béo qua Tết "xuất chuồng" mong muốn kiếm được món hời.
Trâu, bò mặt hàng chính tại đây đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau. Thậm chí có cả "hàng ngoại".
Chợ Ú có khu vực trâu và bò riêng. Tại phiên chợ, trâu bò được người bán dắt tay hay cột vào những chiếc xe, những cột điện trên sân chợ. Người mua đi quanh một lượt, chọn được con nào ưng ý thì trả giá với người mua. Hai bên ra giá, thả thuận xong thì xuống tiền ngay tại chợ.
Các thương lái ở tỉnh xa sau khi mua được số lượng lớn sẽ đưa lên các xe ô tô để chở đi các tỉnh. Những con chưa bán được thì người dân tiếp tục vỗ béo để chờ phiên giao dịch sau.
Xe tải chở trâu, bò từ khắp nơi đổ về chợ Ú trong phiên giao dịch cuối năm.
Trâu bò ở đây chủ yếu được mua về giết mổ lấy thịt. Tùy thuộc vào độ to, nhỏ, béo, gầy, non, già... mà giá trâu bò từ gần chục triệu cho đến hàng chục triệu đồng.
Chợ trâu, bò nhộn nhịp đã tạo điều kiện cho người dân xã Đại Sơn và các xã chung quanh phát triển mạnh nghề vỗ béo trâu, bò mang lại thu nhập cao.
Nhờ chợ Ú nên đời sống người dân nơi đây cũng có nhiều đổi thay tích cực.
Lãnh đạo UBND xã Đại Sơn cho biết, nhân dân ở đây có nghề truyền thống buôn bán trâu bò lâu đời. Nhờ chợ trâu bò mà cuộc sống của người dân khấm khá lên. Xã đã làm tốt công tác an ninh trật tự, quản lý tốt khách hàng, khách thập phương đến chợ giao dịch. Nhờ thế, chợ Ú ngày càng nổi tiếng và được thương lái khắp nơi chọn là địa điểm uy tín khi cần mua, bán trâu bò.
Quang Phong
Theo phapluatplus.vn
Một người Malaysia nghi mất tích tại Quảng Trị Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đang xác minh thông tin một người nước ngoài, nghi mất tích tại Quảng Trị. Ngày 16.3, Sở Ngoại vụ Quảng Trị cho biết đã có công văn gửi Công an tỉnh Quảng Trị và UBND TP.Đông Hà đề nghị xác minh 1 du khách nước ngoài được cho là đã mất tích tại địa bàn....