Quảng Trị tìm ra giải pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
Các biện pháp chính là duy trì thường xuyên việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, đắp đập để ngăn dòng nước từ hạ lưu…
Thời gian qua, nắng nóng kéo dài làm cho hồ đập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các tỉnh miền Trung cạn kiệt, mực nước các sông đã gần cạn đáy, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày.
Để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, Công ty TNHH 1 thành viên Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ tình trạng này.
Từ những ngày đầu tháng 6, liên tục 24h/ngày, xí nghiệp sản xuất nước sạch Đông Hà phải thuê 3 máy bơm để bơm nước ở những vùng thấp trũng của sông Vĩnh Phước dồn vào đoạn sông chính, đảm bảo nguồn nước khai thác 17.000m3/ngày đêm, cung cấp cho thành phố Đông Hà.
Ngăn đập bổi trên sông Vĩnh Phước tạo nguồn cung cấp cho nhà máy nước Đông Hà
Ông Trần Văn Khỏe, Giám đốc xí nghiệp sản xuất nước sạch Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho biết: “Đến ngày hôm nay nguồn nước ở thượng lưu bổ sung về cũng không đủ để khai thác. Chúng tôi sử dụng máy bơm diezen tận dụng tất cả nguồn nước phía hạ lưu bơm lên thượng nguồn phục vụ cho trạm bơm. Nếu tình hình nắng nóng kéo dài chúng tôi phải dùng máy bơm dồn tất cả nguồn nước còn lại ở thượng nguồn về trạm bơm cấp 1″.
Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị hiện đang cung cấp nước sinh hoạt cho 50.000 hộ gia đình, cơ quan, đơn vị với khoảng 221.000 nhân khẩu tại thành phố Đông Hà và các vùng phụ cận. Do hạn hán kéo dài, sông suối, hồ đập đều khô cạn nên các nhà máy chỉ hoạt động chưa được một nửa công suất, khoảng 30% khách hàng bị thiếu nước.
Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị đã tìm tòi và thực hiện nhiều giải pháp chống hạn, đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa hè. Các biện pháp chính là duy trì thường xuyên việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, đắp đập để ngăn dòng nước từ hạ lưu; vận chuyển nước đến các khu vực không có nước sinh hoạt; Lắp đặt hệ thống lấy nước từ các hồ, suối, sông còn nước; lắp đặt thêm tổ máy bơm nước, nâng công suất lắng, lọc tại nhà máy xử lý.
Video đang HOT
Đặt thêm trạm bơm dầu bơm dồn nước mới đảm bảo nguồn cung cấp cho nhà máy
Ông Lê Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị cho biết, các giải pháp này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân. Ông Tư nói: “Chúng tôi đang làm văn bản xin ý kiến UBND tỉnh nhằm tăng công suất một số nhà máy như: Vĩnh Linh, Khe Sanh. Đồng thời tổ chức bơm chuyền bằng máy bơm diezen, cấp nước cho trạm bơm 1 ở Đông Hà, Lao Bảo. Lãnh đạo Công ty cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ủy ban các huyện sớm có văn bản thỏa thuận cho khai thác nguồn nước mặt đảm bảo cấp nước”.
Theo dự báo, tình hình hạn hán vẫn diễn biến phức tạp, việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân gặp nhiều khó khăn khi các hồ đập đều trơ đáy. Vì vậy, ngoài những nỗ lực của đơn vị, người dân cần nâng cao ý thức trong việc chống thất thoát nước và sử dụng nước tiết kiệm./.
CTV Biên Cương
Theo_VOV
Dân kêu trời vì mùi thối từ trại chăn nuôi hàng nghìn con lợn
Mỗi khi trại chăn nuôi lợn xả thải, hàng chục hộ dân chỉ còn nước lấy gối đè lên mũi cho khỏi thối. Hồ nước ngọt phía dưới trại lợn - nơi cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do trại lợn gây ra.
Trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc được xây dựng tại xã Nam Hưng trên diện tích 26ha. Đến đầu năm 2013, trại chăn nuôi lợn giống này chính thức đi vào hoạt động với quy mô tổng đàn 2.400 con lợn nái sinh sản. Theo kế hoạch dự án, mỗi năm trại chăn nuôi này sẽ xuất ra thị trường 160.00 con lợn giống. Bên cạnh đó, cơ sở này còn có 4 trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 4.000 con/lứa, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường 100 tấn thịt sạch. Đây được đánh giá là trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc số 1 khu vực Miền Bắc và miền Trung về quy mô và công nghệ kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn 5S.
Trại chăn nuôi lợn quy mô 2.400 con lợn nái được xây dựng cao hơn khu dân cư.
Nhà bà Trần Thị Thới (xóm Tiền Phong, xã Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An) nằm phía dưới trại chăn nuôi lợn, cách khoảng hơn 500m. Bà Thới cho biết: "Từ khi trại chăn nuôi đi vào hoạt động, cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề. Mỗi ngày phía trại xả thải 2-3 lần, không theo quy luật nào cả. Có hôm 8-9h đêm họ cũng xả thải, hôi thối kinh khủng không tài nào mà ngủ được. Chúng tôi phải lấy gối chẹn lên mũi cho đỡ thối chứ mang khẩu trang không ăn thua. Chẹn gối đỡ thối nhưng không thở được lại phải bỏ ra, "sống chung" với hôi thối".
Khu xử lý thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc.
Mỗi khi trại chăn nuôi xả thải thì mùi hôi thối bao trùm cả khu vực xung quanh. Đáng sợ nhất là nước thải ngấm xuống mạch nước ngầm, người dân ở đây chủ yếu dùng nước ngầm để sinh hoạt, ăn uống, sợ bị mắc bệnh ung thư lắm. Công ty chăn nuôi chúng tôi không phản đối nhưng phải có cách nào để đảm bảo môi trường sống và nguồn nước, không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân", bà Nguyễn Thị Mùi (xóm Tiền Phong) kiến nghị.
Đi tắt qua vườn bà Thới, chúng tôi tiếp cận khu vực xử lý chất thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc. Khu vực xử lý chất thải cao hơn khu dân cư xung quanh khoảng 2-3m, được ngăn bởi một bờ đất. Nhiều chỗ đất bị sụt lở, nước đen kịt từ trong hồ chứa rỉ ra từ những chỗ sụt lở. Ở những vũng nước đọng được "phủ" thêm một lớp ruồi muỗi.
Mương dẫn nước phía dưới chân khu xử lý thải của trại chăn nuôi đen kịt.
Nguồn nước trong bể chứa được xả ra môi trường bằng 3 ống nhựa, có màu đen đục. Bờ tường phía ngoài của hệ thống xử lý thải được xây bằng gạch lỗ, không được trát vữa nên nước từ trong hồ ngấm qua lỗ gạch, rỉ vào mương nước rồi đổ ra các ống nhựa trước khi xả ra mương nước tự nhiên.
"Gần đây người dân có ý kiến nhiều nên họ mới thả bèo tây vào mương nước. Không hiểu là để xử lý nước thải hay để che mặt nước đen kịt trong mương nhưng mấy đợt mưa lớn, nước thải từ trại chăn nuôi đổ xuống mương rồi chảy ra hồ Tràng Đen, bèo cũng dồn ra tận ngoài hồ", một người dân cho biết.
Nước thải ngấm qua bờ đất ngăn cách giữa khu xử lý thải của trại chăn nuôi với bên ngoài
Ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hưng - cho hay, trước đây, khi mới đi vào hoạt động, phía trại chăn nuôi sử dụng nước trong hồ xử lý thải bơm trực tiếp lên khu rừng thuộc sự quản lý của công ty khiến cây cối bị "cháy". UBND xã đã trực tiếp kiểm tra và yêu cầu phía trại chăn nuôi không được bơm nước phân nên tưới cây vì lo sợ chất bẩn thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm của người dân.
"UBND xã cách trại chăn nuôi của Công ty THNN Đại Thành Lộc phải đến hơn 2km nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôi thối của phân lợn. Trước khi chưa có trại chăn nuôi lợn giống này thì hồ Tràng Đen là nơi cung cấp nước sinh hoạt (tắm, giặt) cho 300 hộ dân và phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng của 4 xóm thuộc xã Nam Hưng. Nhưng khi trại chăn nuôi đi vào hoạt động thì nảy sinh nhiều vấn đề phát sinh. Nước cũng bắt đầu chuyển sang màu xanh, bèo trôi về khu vực phía bên dưới này.
Nước được xả ra môi trường tự nhiên qua các ống nhựa.
Đoàn của xã, của huyện, của tỉnh cũng đã về kiểm tra mấy lần rồi, cũng đã có văn bản yêu cầu trại chăn nuôi xả thải đúng quy trình, đảm bảo môi trường sống và nguồn nước người dân nơi đây", ông Nguyễn Đình Quyền cho biết.
Chuyển những phản ánh của người dân đến ông Nguyễn Hữu Đảm - Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc, qua điện thoại, ông Đảm cho biết: "Hiện tại công ty đã đưa vào vận hành hệ thống nước thải với 7 hồ lắng, 5 giàn lọc và 150m lọc bằng than, đá, sỏi. Lưu lượng nước thải sau khi xử lý đổ ra môi trường là 100m3/ngày đêm.
Đập Tràng Đen - nơi cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho 300 hộ dân thuộc 4 xóm đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do xả thải của trại chăn nuôi lợn.
Nước thải sau xử lý được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, phần lớn chỉ tiêu đều đạt loại A, có 2 chỉ tiêu chưa đạt, cao gấp 2-3 lần chỉ tiêu cho phép. Hiện công ty đang xin nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép".
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hàng ngàn người dân quay cuồng trong "cơn khát" nước sạch Mỗi mùa khô đến, người dân tại 3 xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lại quay cuồng với bài toán "tìm nước". Trong khi đó, dự án nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt vẫn chỉ được nhắc đến trong sự mỏi mòn chờ đợi của người dân nơi đây. "Nỗi sợ" mùa khô Anh...