Quảng Trị: Thanh niên áo xanh đồng loạt xuống chuồng giải cứu lợn
Để giải cứu đàn lợn, hỗ trợ người chăn nuôi, Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiến hành thu mua lợn cho nông dân với giá 35.000 đồng/kg và trao tặng nhiều suất quà bằng sản phẩm thịt lợn đến với người dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách…
Thực hiện sự chỉ đạo kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, sáng 9.6, Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt phát động chương trình hưởng ứng giải cứu đàn lợn, hỗ trợ người chăn nuôi tại tỉnh Quảng Trị.
Ban tổ chức trao quà tượng trưng cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Quà thực sự là số thịt lợn được mua từ nông dân. Ảnh: Ngọc Vũ
Anh Đỗ Văn Bình- Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị cho biết, trong thời gian qua, giá thịt lợn xuống thấp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất của gần 3 triệu hộ chăn nuôi lợn trong cả nước.
Tại tỉnh Quảng Trị, tính từ đầu năm trở lại đây, giá thịt lợn hơi xuống dưới 30.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất chỉ 22.000 đồng/kg đã làm rất nhiều hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Thanh niên áo xanh về tận chuồng lợn của nông dân thu mua lợn với giá 35.000 đồng/kg. Ảnh: Tỉnh đoàn Quảng Trị.
Nhằm hỗ trợ người dân chăn nuôi vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống, trong 2 ngày 8 đến 9.6 Tỉnh đoàn Quảng Trị và Ngân hàng Bưu điện Liên việt tiến hành thu mua lợn của các hộ dân với mức giá 35.000 đồng/kg và trao tặng nhiều suất quà bằng sản phẩm thịt lợn đến với người dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, các đơn vị lực lượng vũ trang và các cơ sở từ thiện trên địa bàn tỉnh với tổng trị giá gần 500 triệu đồng.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn triển khai các hoạt động giải cứu đàn lợn, hỗ trợ nông dân. Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) là đơn vị đi đầu khi có thư ngõ đến các đơn vị công an, quân đội trên địa bàn tiêu thị lợn cho nông dân; tổ chức gian hàng bán thịt lợn bình ổn giá… Thịt lợn bán với giá niêm yết rẽ hơn giá thị trường 10.000-20.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Sự thật thông tin giáo viên Can Lộc bị "ép" mua 10kg thịt lợn/tháng
Gần đây có thông tin về việc Phòng GD-ĐT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) quy định bắt buộc mỗi giáo viên một tháng phải mua 10kg thịt lợn hơi. Thực hư câu chuyện như thế nào và có hay không việc "ép" giáo viên phải mua thịt lợn?
Trước đó, như một số báo đã đưa tin ngày 17.5, ông Võ Đức Đại - Trưởng phòng GDĐT huyện Can Lộc có công văn gửi hiệu trưởng các trường từ mầm non đến trung học cơ sở "yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký mua ít nhất 10kg thịt lợn hơi/tháng/người theo giá lợn hơi tối thiểu là 30.000 đồng/kg", điều này đã khiến nhiều người bức xúc.
Để tìm hiểu thực hư có hay không việc Phòng GDĐT huyện Can Lộc "ép" giáo viên phải mua thịt lợn, PV Báo điện tử Dân Việt đã về một số trường trên địa bàn huyện Can Lộc để xác minh.
Văn bản hướng dẫn triển khai giải pháp giải cứu lợn cho người chăn nuôi của Phòng GD-ĐT huyện Can Lộc.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng - cho biết: "Hiện nay toàn trường có 36 giáo viên biên chế và 15 giáo viên hợp đồng. Chủ trương của Phòng GD-ĐT huyện không bắt buộc mỗi giáo viên phải mua 10kg thịt/tháng mà là công văn kêu gọi, khuyến khích mỗi cán bộ giáo viên hưởng ứng từ phong trào giải "cứu lợn" giúp người chăn nuôi của Liên đoàn Lao động huyện Can Lộc. Vì đây là việc tự nguyện nên nhà trường không đưa vào chỉ tiêu xếp loại thi đua của năm".
Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Võ Đức Đại - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Can Lộc - khẳng định: "Không có việc Phòng giao chỉ tiêu bắt buộc mỗi giáo viên phải mua 10kg thịt lợn/tháng mà Phòng ra công văn hướng dẫn trên cơ sở chủ trương của Liên đoàn Lao động huyện Can Lộc kêu gọi mỗi cán bộ đoàn viên, người lao động trên địa bàn mua thịt lợn để ủng hộ người chăn nuôi. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn một số điểm chưa đạt được như tự ý giết mổ gia súc mất vệ sinh do đó Phòng yêu cầu các trường tuyệt đối không được tự tổ chức giết mổ trong khu vực trường".
Công văn của Phòng GD-ĐT huyện Can Lộc nêu rõ: "Thực hiện chủ trương của huyện, công văn của Liên đoàn Lao động huyện kêu gọi đoàn viên chia sẻ với những khó khăn của người dân chăn nuôi lợn. Đến thời điểm hiện nay đã có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia hưởng ứng tích cực. Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương trên, Phòng hướng dẫn các trường thực hiện các nội dung:
Tiếp tục tổ chức vận động mỗi cán bộ, giáo viên nhân viên đăng ký mua ít nhất 10kg thịt lợn hơi/tháng theo giá lợn hơi tối thiểu là 30.000 đồng/kg...".
Trước đó ngày 8.5, nằm trong kế hoạch "giải cứu lợn" của UBND huyện Can Lộc, Liên đoàn Lao động huyện Can Lộc đã có công văn gửi chủ tịch các công đoàn cơ sở chia sẻ những khó khăn của người chăn nuôi bằng cách kêu gọi mỗi cán bộ đoàn viên, người lao động trên địa bàn ủng hộ mua lợn hơi.
Với tinh thần đó, UBND huyện Can Lộc giao Liên đoàn Lao động huyện phát động khuyến khích, kêu gọi mỗi cán bộ đoàn viên, người lao động trên địa bàn ủng hộ mua mỗi người 10kg lợn hơi với giá 300.000 đồng nhằm giúp người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn.
Với nỗ lực "Giải cứu lợn", tỉnh Hà Tĩnh đã liên tục thực hiện các giải pháp chung tay cùng người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngày 4.5, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn đề nghị Công ty Formosa hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn của các hộ sản xuất trên địa bàn. Ngày 17.5, ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh - có văn bản gửi Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh xin ý kiến thống nhất về chính sách hỗ trợ khẩn cấp ổn định chăn nuôi, đặc biệt là các trang trại lợn nái. Dịp này một số huyện khai trương quầy bán thịt lợn sạch bình ổn giá, trong đó có huyện Can Lộc và bán rất chạy.
Theo Danviet
Vụ hắt luyn vào phản thịt: Chị Xuyến trở lại bán tôm cá Ngay sau khi đàn lợn 20 con được Báo NTNN/Điện tử Dân Việt kết nối với doanh mua hết, sáng 15.5 chị Đỗ Thị Xuyến (thôn 1, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) - người phụ nữ tội nghiệp bị hắt chất bẩn vào phản thịt tại chợ Lương Văn Can (Hải Phòng) đã trở về với công việc bán tôm...