Quảng Trị: Phát triển điện gió là chủ trương đúng, đưa lại lợi ích về kinh tế xã hội
Ông Võ Văn Hưng- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, phát triển điện gió ở miền tây Quảng Trị là chủ trương đúng, đưa lại lợi ích về kinh tế xã hội, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách, ít tác động đến môi trường.
Cánh đồng điện gió ở xã Hướng Linh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Ảnh: Nguyễn Phúc.
Năng lượng điện gió đang ngày càng phát triển cùng với năng lượng mặt trời bởi tính chất bảo vệ môi trường và khai thác. Ở Việt Nam, hiện đang có 13 nhà máy điện gió hoạt động ở một số tỉnh như Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu. Điện gió đang góp phần giảm tải lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân và khai thác tiềm năng hiệu quả về kinh tế.
Theo Quyết định 2068/QĐ-TTg, ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Quảng Trị là một trong các địa phương có khí hậu và địa hình tốt để phát triển năng lượng điện gió.
Video đang HOT
Mới đây, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế – xã hội 7 tháng đầu năm 2021, ông Võ Văn Hưng- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, khẳng định: “Phát triển điện gió ở miền tây Quảng Trị là chủ trương đúng, đưa lại lợi ích về kinh tế xã hội, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách, ít tác động đến môi trường. 1MW điện gió chỉ chiếm hơn 0,6 ha nhưng đưa lại 700 triệu đồng/năm cho ngân sách.
Vùng phía tây Quảng Trị chưa phát triển thì đây là cơ hội. Riêng về các tác động xấu về môi trường, trong thời gian qua, tỉnh vẫn chỉ đạo sát sao. Và ngay trong tuần tới, UBND tỉnh sẽ có 1 hội nghị bàn giải pháp chống sạt lở đất cho các dự án điện gió tại huyện Hướng Hóa”.
Còn theo ông Hà Sĩ Đồng- Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị: “Năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió là năng lượng sạch, được các nước tiên tiến sử dụng. Quảng Trị được Chính phủ đồng ý quy hoạch là trung tâm năng lượng của Bắc miền Trung thể hiện kỳ vọng lớn, kỳ vọng chính đáng để Quảng Trị thoát khỏi tỉnh nghèo. Trong thời gian ngắn, hiệu quả của việc phát triển điện gió đến rất rõ với nền kinh tế Quảng Trị. Dù đâu đó vẫn còn đôi chút hệ lụy nhưng xét cho cùng, “cái được nhiều hơn cái mất”.
Trong 29 dự án điện gió đang triển khai, tỉnh Quảng Trị đã chuyển đổi 148 ha rừng (không có diện tích rừng tự nhiên) để lấy đất xây dựng. Bên cạnh đó, diện tích đất dành cho năng lượng của Quảng Trị được quy hoạch là 1.800 ha, riêng đối với điện gió là 439 ha.
Tính đến tháng 7/2021, tại tỉnh Quảng Trị có 84 dự án điện gió, trong đó có 31 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch, 53 dự án đã trình Bộ Công Thương xem xét bổ sung quy hoạch. Ngoài 2 dự án điện gió đã đi vào vận hành, hiện có 29 dự án điện gió phần lớn ở huyện miền núi Hướng Hóa đang nỗ lực thi công, phấn đấu đi vào hoạt động trước tháng 11/2021.
Quảng Trị đề xuất đầu tư cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo hình thức PPP
Ngày 8/6, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương này vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận bổ sung xây dựng tuyến cao tốc Cam Lộc - Lao Bảo theo phương thức PPP vào Đề án xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: NL
Trước đó, tháng 3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tại Quảng Trị có 2 tuyến đường bộ cao tốc dài 141km được đưa vào quy hoạch xây dựng, gồm cao tốc Bắc - Nam dài 71km và cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo dài 70km, hoàn thành và đưa vào khai thác trước năm 2030.
Theo đề xuất của Quảng Trị, tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo dự kiến có chiều dài 70km, đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. Tổng mức đầu tư dự kiến 7.700 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư PPP (trong đó vốn nhà nước từ ngân sách trung ương hỗ trợ 28,31%), thời gian hoàn vốn 19 năm.
Sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, các tuyến đường bộ cao tốc sẽ kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, nâng cao năng lực vận tải, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ giúp kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Hiện nay, tuyến đường kết nối TP Đông Hà với khu vực của khẩu Lao Bảo là Quốc lộ 9, dài 83Km. Năm 2006, đường được mở rộng, nâng cấp thành đường cấp II với quy mô 2 làn xe. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển không ngừng của khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị và là tuyến huyết mạch trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, thời gian qua, QL9 liên tục chịu áp lực lớn về giao thông vận tải. Mặt khác, tuyến đường này cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở đất khiến chất lượng công trình không đảm bảo, gây khó khăn cho các hoạt động thương mại trên tuyến.
Được biết, năm 2020, trong điều kiện dịch bệnh và thiên tai diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay vẫn tăng, đạt 379 triệu USD, thông quan 151.600 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, tương ứng với 1,28 triệu tấn hàng hóa. Bên cạnh đó còn có 17.262 lô hàng quá cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo trị giá trên 8,9 tỷ USD với trọng lượng 1,5 triệu tấn.
Theo dự báo của tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030, các chỉ số hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, hàng quá cảnh sẽ tăng cao, đặc biệt là phương tiện vận chuyển hàng hoá, mỗi ngày có 550-600 lượt phương tiện qua về cửa khẩu Lao Bảo. Vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng và hoàn thành tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trong giai đoạn 2026 - 2030 là rất cần thiết.
Quảng Trị: Dừng karaoke, bar, massage... từ 0 giờ ngày mai Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa có công điện về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19. Tối 4-5, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị có công điện gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, các tổ chức doanh nghiệp và người dân về việc cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19....